Tóm tắt nội dung
Sức khỏe an toàn, con ăn uống và ngủ nghỉ tốt là điều mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng mong muốn. Thế nhưng với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, các bé có hệ hô hấp chưa hoàn thiện, sức đề kháng của cơ thể còn non yếu nên dễ bị mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, như: cảm cúm, cảm lạnh, viêm phế quản, viêm amidan… Và khi mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp nói trên, bé sẽ thường xuất hiện các biểu hiện sổ mũi, nghẹt mũi, gây ra khó khăn trong quá trình bé thở và ăn uống, điều này khiến không ít các bậc cha mẹ lo lắng, bất an.
Rất nhiều bố mẹ băn khoăn về việc “Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết?”. Để giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về câu hỏi trên, trong bài viết này chuyên gia Ích Nhi sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích nhằm giúp các bố mẹ hiểu và nắm rõ hơn về tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân do đâu mà trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?
Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh thường xảy ra do nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Đây là tình trạng phổ biến mà hầu như bố mẹ nào cũng sẽ gặp phải trong quá trình chăm sóc trẻ.
Vậy do đâu mà trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?
Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh có thể do một số nguyên nhân phổ biến sau:
Sự xâm nhập của các tác nhân gây hại:
Sơ sinh là thời điểm sức đề kháng của bé còn non yếu nên rất nhạy cảm với các yếu tố và tác động từ môi trường bên ngoài. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây hại từ bên ngoài như: bụi bẩn, các chất độc hại, vi khuẩn, virus… xâm nhập vào cơ thể bé, từ đó gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp khiến trẻ mắc phải các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi rất khó chịu.
Điều kiện thời tiết thay đổi:
Khi điều kiện thời tiết, môi trường thay đổi làm cho nhiệt độ bất chợt chuyển nóng hoặc lạnh cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng sổ mũi ở trẻ sơ sinh. Bởi hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện nên chưa thể thích ứng ngay với các điều kiện thay đổi của thời tiết, do đó cơ thể sẽ sinh ra các phản ứng nhằm thích nghi với sự thay đổi của thời tiết, môi trường bên ngoài.
Trẻ mắc các bệnh lý đặc biệt về đường hô hấp:
Trong trường hợp trẻ mắc phải các bệnh lý đặc biệt về đường hô hấp như: cảm cúm, cảm lạnh, viêm xoang, viêm phế quản… đi kèm với đó sẽ là các triệu chứng thường gặp như: sốt, ho, khó thở và sổ mũi, nghẹt mũi.
>>>Có thể bạn quan tâm: Sử dụng thuốc trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh như thế nào?
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu hết?
Đây là câu hỏi mà rất nhiều bố mẹ quan tâm khi bé yêu gặp phải tình trạng nghẹt mũi. Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh nhanh khỏi hoặc chậm khỏi phụ thuộc rất lớn vào các biện pháp can thiệp và chữa trị cho trẻ từ khi phát hiện các dấu hiệu bệnh. Trẻ sơ sinh sẽ nhanh chóng khỏi nghẹt mũi nếu bố mẹ sớm áp dụng các phương pháp và cách thức điều trị phù hợp cho bé.
Dưới đây chuyên gia Ích Nhi sẽ đưa ra một số những phương pháp điều trị đơn giản đề các bố mẹ có thể tham khảo và thực hiện tại nhà trong quá trình chữa trị nghẹt mũi cho trẻ:
Giữ ấm và cho trẻ bú nhiều lần:
Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, mẹ cần lưu ý giữ ấm cho trẻ để cơ thể bé không bị lạnh, duy trì thân nhiệt ở trạng thái bình thường bằng cách mặc quần áo vừa đủ giữ ấm cho bé, đảm bảo mồ hôi có thể thoát ra ngoài và không mặc quá nhiều lớp quần áo để tránh tình trạng viêm phổi.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tăng cường cho trẻ bú nhiều lần trong ngày để đảm bảo bổ sung lượng sữa đầy đủ cho bé, giúp bé không bị đói đồng thời sữa mẹ còn góp phần tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ, giúp bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài.
Thường xuyên lấy gỉ mũi ra khỏi mũi của trẻ:
Khi trẻ bị nghẹt mũi, việc thường xuyên lấy gỉ mũi ra khỏi mũi bé là việc làm rất quan trọng giúp vệ sinh và làm sạch lỗ mũi trẻ, loại bỏ các chất nhầy và gỉ mũi ra ngoài giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn. Mẹ nên sử dụng một miếng bông nhỏ, có độ lớn vừa bằng lỗ mũi trẻ, tiếp đó làm sạch và làm ẩm miếng bông bằng dung dịch nước muối sinh lý và cẩn thận dùng bông lau sạch gỉ mũi cho bé.
Chườm nước nóng lên tai:
Đây là một phương pháp đơn giản, đem lại hiệu quả cao mà bố mẹ nên lưu tâm để giúp con trị nghẹt mũi. Trong khoảng thời gian trước khi bé đi ngủ, mẹ hãy lấy một chiếc khăn bông sạch và thấm vào nước nóng, sau đó chườm khăn lên hai tai bé trong khoảng 10-15 phút. Việc chườm ấm tai sẽ giúp điều tiết máu ở mũi, làm giãn huyết quản và cải thiện nghẹt mũi ở trẻ.
Thoa dầu vào lòng bàn chân bé:
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết, để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng này mẹ có thể áp dụng biện pháp thoa dầu vào lòng bàn chân cho bé. Mẹ sử dụng tinh dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp, lấy ra một lượng vừa phải và xoa nhẹ nhàng vào lòng bàn chân bé. Mỗi bên chân nên xoa trong vòng 1 phút. Biện pháp này sẽ giúp giữ ấm chân bé và giúp giảm nghẹt mũi hiệu quả.
Ngoài các phương pháp trên, các mẹ có thể cho con dùng thêm siro ho cảm Thảo dược để tăng hiệu quả chữa bệnh cho bé. Siro với các thành phần thảo dược, lành tính như húng chanh (tần dày lá), quất (tắc), mạch môn, cát cánh… dùng an toàn cho cả các bé sơ sinh tới mẹ bầu.
Theo: DS.Vân Anh