Dấu hiệu và Cách chườm ấm cho trẻ bị sốt hiệu quả ít ai biết

Các bậc cha mẹ thường quan tâm vấn đề là có cách nào hạ sốt nhanh cho trẻ không? Một trong những phương pháp phổ biến giúp trẻ hạ sốt nhanh được các bác sĩ khuyên là chườm. Chườm chia làm hai dạng: Chườm nóng ấm và chườm lạnh? Vậy cách chườm ấm cho trẻ bị sốt như thế nào là đúng ? Chườm như thế nào là đúng cách để giúp trẻ hạ sốt? Hãy cùng nhau tìm hiểu bài viết sau đây các mẹ nhé.

Dấu hiệu và Cách chườm ấm cho trẻ bị sốt hiệu quả ít ai biết

1. Phân loại sốt

Hiện nay có rất nhiều cách phân chia sốt theo đặc điểm của sốt theo các loại bệnh lí khác nhau.Dưới đây là một số cách phân loại hay được sử dụng:

Theo mức độ sốt chia thành 3 loại :

  • – Sốt nhẹ: Khi nhiệt độ cơ thể lấy ở nách trên mức bình thường (> 370C) đến 380C.
  • – Sốt vừa: Khi nhiệt độ cơ thể > 380C đến 390C.
  • – Sốt cao: Khi nhiệt độ ở mức > 390C.

Theo thời gian sốt :

  • – Sốt ngắn: là khi thời gian có sốt không vượt quá 1 tuần
  • – Sốt kéo dài :sốt liên tục,tính chất cơn sốt không thay đổi kéo dài trên 2 tuần

Theo kiểu sốt:

  • – Sốt liên tục
  • – Sốt thành cơn
  • – Sốt dao động
  • – Sốt có chu kì

Dấu hiệu và Cách chườm ấm cho trẻ bị sốt hiệu quả ít ai biết1

2. Dấu hiệu nhận biết 

Khi trẻ bị sốt có thể biểu hiện rõ ràng hoặc không, nhất là ở trẻ càng nhỏ thì càng khó phát hiện. Ngoài dựa vào nhiệt độ đo được bằng nhiệt kế có thể dựa vào các triệu chứng sau:

  • – Thân nhiệt trẻ nóng nhiều hơn bình thường.
  • – Mệt mỏi, thở nhanh, quấy khóc, bỏ ăn.
  • – Rét run hoặc nóng ran, vã mồ hôi.
  • – Co giật.
  • – Kích thích vật vã hoặc li bì, ngủ lơ mơ …
  • – Cũng có khi không có những triệu chứng trên.

Ngay khi trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ, bạn hãy tiến hành cách chườm ấm hạ sốt cho trẻ

Mơi bạn xem thêm:

>> Một số điều cần biết khi trẻ 6 tuổi bị sốt

>> Trẻ 6,7,8 tuổi bị sốt, + 11 cách hạ sốt bằng thảo dược

>> Trẻ em bị sốt về đêm, mẹ nên làm gì

3. Khi trẻ bị sốt nên chườm ấm hay chườm lạnh?

Một số bà mẹ khi có con bị sốt thì chườm lạnh cho con nhưng đây là một sai lầm. Một số mẹ ngâm con vào nước ấm – cách làm này trước đây nhiều người áp dụng nhưng thực sự là không cần thiết.

Trước hết các mẹ cần hiểu bản chất của chườm nóng và chườm lạnh, sự khác nhau giữa chườm nóng và chườm lạnh là như thế nào?

* Chườm ấm: Có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng sự lưu thông tuần hoàn máu. Thường được áp dụng trong trường hợp hạ sốt.

Một trong những nguyên nhân khiến cơ thể bị sốt là do các lỗ chân lông bị bít lại do lạnh đột ngột, các mạch máu co lại khiến lưu lượng máu lưu thông giảm. Do đó, việc chườm nóng có tác dụng làm giãn nở lỗ chân lông trên cơ thể, giãn các mạch máu ngoại vi, tăng khả năng lưu thông máu, tăng khả năng tản nhiệt giúp hạ sốt nhanh hơn.

* Chườm lạnh: Ngược lại với chườm nóng, chườm lạnh có tác dụng giảm lưu thông máu, se các lỗ chân lông, ngăn chặn tình trạng thoát nhiệt khỏi cơ thể.

Chườm lạnh khiến trẻ khó chịu thêm. Với những trẻ bị viêm phổi khi chườm lạnh lại làm tăng việc sử dụng oxy khiến bệnh phổi nặng thêm.

Một số bà mẹ để hạ sốt cho con đã lấy nước đá cho vào túi nilong, bọc khăn bên ngoài, rồi đặt lên người trẻ. Điều này là sai lầm vì có thể gây bỏng lạnh, khiến trẻ bị suy hô hấp. Sờ thấy trẻ mát bên ngoài chỉ là cảm giác do đá lạnh mang lại, còn thực tế trẻ vẫn sốt cao.

Qua đây cho thấy cách tốt và hiệu quả nhất để hạ sốt cho trẻ là chườm ấm cho trẻ. Nước ấm giúp hạ sốt nhanh, có thể giảm nhiệt độ cơ thể xuống 1 đến 2ºC.

Dấu hiệu và Cách chườm ấm cho trẻ bị sốt hiệu quả ít ai biết2

4. Cách chườm ấm cho trẻ bị sốt

Các mẹ cần chuẩn bị 5 chiếc khăn xô và một chậu nước ấm:

  • – Lưu ý khi chuẩn bị nước: Không nên dùng nước lạnh hoặc nước nóng quá.
  • – Nước lạnh chỉ có thể hạ nhiệt độ bên ngoài, không làm hạ nhiệt độ bên trong cơ thể mà còn có thể làm trẻ nhiễm lạnh và bị sốt cao hơn.
  • –  Nước nóng quá có thể gây rát, bỏng làn da mỏng của trẻ.
  • –  Nước ấm là lựa chọn đúng đắn để hạ sốt, có nhiệt độ nước chườm ấm cho trẻ bằng hoặc hơi ấm hơn nhiệt độ cơ thể hiện tại của trẻ một chút.

Cách thực hiện:

  • – Cởi hết quần áo của trẻ.
  • – Nhúng cả 5 chiếc khăn vào chậu nước ấm, vắt nhẹ, dùng hai chiếc khăn kẹp vào hai bên nách trẻ, hai chiếc khăn khác kẹp vào hai bên háng. Chiếc khăn còn lại dùng để lau khắp cơ thể trẻ, đặc biệt lau nhiều ở hai bàn tay, hai bàn chân và lưng trẻ.
  • – Chú ý khăn chườm không nên quá ướt và đều đặn thay khăn sau mỗi 3-5 phút, lại nhúng vào nước, vắt nhẹ và lặp lại thao tác trên.
  • – Nước ấm trong khăn giúp làm giãn các mạch máu, làm cho cơ thể trẻ mát từ bên trong, hạ nhiệt nhanh. Nếu nước trong chậu hết ấm, bạn thay ngay chậu nước khác, lau cho trẻ khoảng 10 – 15 phút.
  • – Lau khô người, cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát, nằm nghỉ ngơi.
  • – Sau chườm ấm khoảng 30 phút, trẻ có thể hạ sốt, cặp lại nhiệt độ cho trẻ.
  • – Khi lau nước ấm, không nên để nhiệt độ phòng quá lạnh hoặc cho quạt chĩa thẳng vào người trẻ vì sẽ gây cảm lạnh.

Cách chườm ấm cho trẻ bị sốt là chườm bằng nước ấm. Sau khi áp dụng cách này khoảng 30 phút, nếu thấy nhiệt độ cơ thể bé vẫn chưa hạ, bạn nên cho bé uống thuốc giảm sốt hoặc cho đi khám bác sĩ ngay.

Theo DS Minh Châu

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA