Trẻ bị sốt về đêm là biểu hiện bệnh gì? Mẹ phải làm sao?

Các mẹ nên biết rằng sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại tác nhân gây bệnh, nó cũng là ngôn ngữ cảnh báo cơ thể đang gặp phải những bất thường. Và việc trẻ hay bị sốt về đêm không rõ nguyên nhân khiến cha mẹ vô cùng lo lắng không biết đây là triệu chứng của bệnh gì và mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt cao về đêm. Để giải đáp các thắc mắc này các mẹ tham khảo bài viết sau đây nhé.

1. Trẻ bị sốt về đêm là triệu chứng của bệnh gì?

Sốt là dấu hiệu y khoa thông thường đặc trưng bởi sự gia tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn khoảng dao động bình thường của nhiệt độ cơ thể người là 36.5 – 37.5 °C. Thân nhiệt của trẻ thường cao hơn người lớn vì vậy khi trẻ trên 38 độ C thì mới được coi là sốt. 

Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân sốt ở trẻ các mẹ nhé. Sau đây là một số nguyên nhân thường gây ra trẻ bị sốt về đêm, cha mẹ nên biết:

Trẻ bị sốt về đêm là biểu hiện bệnh gì? Mẹ phải làm sao?

  • – Thời tiết thay đổi thất thường, vào mùa hè trời nắng và mưa, mùa đông xuân thì mưa dầm, ẩm ướt, khiến cho cơ thể còn non nớt chưa kịp thích nghi gây nên phản ứng sốt của cơ thể ( sốt do cảm nắng, cảm lạnh…). Ban đêm, nhiệt độ hạ xuống nhiều hơn so với ban ngày, nếu không được giữ ấm cơ thể, trẻ dễ bị nhiễm lạnh và sốt cao.
  • – Trẻ rất hiếu động hay đùa nghịch, mồ hôi và bụi bẩn dính vào cơ thể không được lau khô và tắm sạch sẽ khiến trẻ đêm nằm bị nhiễm lạnh dẫn đến tình trạng sốt.
  • – Trẻ chuyển sang giai đoạn ăn dặm cũng là nguyên nhân khiến trẻ sốt về đêm, khi cơ thể chưa thích nghi với các món ăn dặm, cộng với sức đề kháng bị giảm sút nên trẻ hay bị ốm và sốt.
  • Trẻ sốt do mọc răng: Biểu hiện trẻ có thể bị sốt nhẹ, kèm theo quấy khóc, khó ngủ, chán ăn, chảy nước miếng.
  • – Sốt sau tiêm phòng: Trẻ có thể bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng thương hàn, bạch hầu, uốn ván, sởi, quai bị,…
  • – Sốt do mặc quá nhiều quần áo: Có thể các mẹ sẽ rất  ngạc nhiên vì nguyên nhân gây sốt ở trẻ này. Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, có thể bị sốt khi mặc quá nhiều quần áo, vì cơ thể điều nhiệt của trẻ chưa được hoàn thiện nên trẻ sẽ dễ thay đổi thân nhiệt theo môi trường bên ngoài.
  • – Với thời tiết khí hậu nắng nóng và ẩm ướt làm cho các loại vi khuẩn, virus có hại phát triển mạnh, trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu nên chúng dễ dàng tấn công cơ thể và gây nên tình trạng sốt về đêm. Đây là nguyên nhân phổ biến và cần được cha mẹ nhận biết sớm.

Cha mẹ nên quan sát xem trẻ có những biểu hiện gì để tìm nguyên nhân gây sốt cũng như có biện pháp xử trí phù hợp và hiệu quả. Để đảm bảo an toàn, khi bé bị sốt về đêm mà không rõ nguyên nhân, cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời.

2. Mẹ phải làm gì khi trẻ bị sốt về đêm?

Tìm cách hạ sốt cho con

Khi bé bị sốt đêm, các mẹ thường nghĩ ngay đến việc lau mát nhằm hạ sốt cho con. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết cách lau mát hạ sốt cho con đúng cách. Để  giúp giảm sốt cho con hiệu quả, cần làm như sau:

2. Mẹ phải làm gì khi trẻ bị sốt về đêm?

  • – Cho nước lạnh vào thau rồi đổ nước nóng bằng 1/2 nước lạnh vào.
  • – Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước, nếu thấy cảm giác ấm giống như nước tắm trẻ hàng ngày là được.
  • – Mẹ nhúng khăn vào thau nước vắt hơi ráo rồi lần lượt lau 2 bên hõm nách, bẹn, gan bàn tay, gan bàn chân…

Khi trẻ sốt hơn 38,5 độ C, mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt cho con. Nên dùng các loại có thành phần Paracetamol với liều 10 – 15 mg/kg trọng lượng cơ thể trẻ. Mẹ lưu ý tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Những lưu ý khi hạ sốt cho trẻ:

  • – Không đắp khăn lên trán trẻ vì ít có tác dụng hạ sốt.
  • – Không đắp khăn lên ngực trẻ vì tăng nguy cơ viêm phổi.
  • – Trong quá trình hạ sốt cho trẻ, mẹ lưu ý không nên bật quạt, bật điều hòa vì sẽ khiến da bé khô, gây mất nước.
  • – Thường xuyên theo dõi nhiệt độ và thấm mồ hôi cho trẻ, tránh việc để cho trẻ ra mồ hôi ướt lưng và tóc vì sẽ rất dễ khiến trẻ cảm lạnh và sốt cao trở lại.

Chế độ ăn của trẻ

  • – Đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng, khoáng chất và cho trẻ ăn nhiều các loại rau sẫm màu, quả chín chứa nhiều các loại vitamin, nâng cao sức đề kháng, chống đỡ các bệnh viêm nhiễm gây sốt.
  • – Cho trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước cơ thể. Nên uống các loại nước trái cây như nước cam, nước chanh, nước dừa… Tốt nhất nên bù nước và điện giải bằng Oresol ( pha đúng hướng dẫn và cho uống đúng cách).

Không nên

  • Ủ ấm trẻ, mặc quá nhiều quần áo cho trẻ
  • – Dùng nước đá lạnh, cồn để lau mát hạ sốt cho trẻ. Các cách này phụ huynh thường nghĩ là tốt cho con nhưng thực tế không phải vậy vì hiệu quả hạ sốt rất kém và rất dễ khiến trẻ bị bội nhiễm hay cảm lạnh, sốt cao hơn.

Lưu ý

Khi thấy trẻ ban đêm bị sốt mà đã chăm sóc nhưng tình trạng sốt của trẻ không thuyên giảm, hoặc có các triệu chứng sốt kéo dài khó hạ, nôn mửa hoặc bỏ ăn thì cần cho trẻ đến các trung tâm y tế ngay để được chăm sóc và điều trị.

Mời bạn xem thêm:

>> Trẻ nóng bao nhiêu độ thì sốt? Cách kiểm tra nhiệt độ chuẩn

>> Cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật tại nhà

>> Trẻ 2 tuổi bị sốt nên ăn uống như thế nào

Bài viết giúp các mẹ giải đáp câu hỏi: Trẻ bị sốt về đêm là bệnh gì? và cách chăm sóc trẻ khi bị sốt về đêm. Hi vọng bài viết cung cấp cho cha mẹ những thông tin, kiến thức hữu ích để sớm kịp thời nhận biết trẻ có những dấu hiệu bất thường  khi trẻ bị sốt về đêm cũng như đưa trẻ thăm khám kịp thời, đảm bảo trẻ có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện sau này.

DS.Hương Giang

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA