Ho, sổ mũi, thở khò khè là dấu hiệu rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chúng có thể là triệu chứng của một bệnh nào đó như cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng, hay viêm phổi, viêm phế quản… nếu không được chăm sóc và xử trí đúng cách thì bệnh sẽ ngày càng nặng lên. Cha mẹ cần biết trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi thở khò khè nên làm gì và áp dụng chúng thật tốt.
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sổ mũi thở khò khè
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị sổ mũi, thở khò khè. Cha mẹ cần phải nắm được những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở trẻ thì mới có thể giúp trẻ khắc phục và ngăn chặn bệnh tái phát trở lại. Nhìn chung, những nguyên nhân tập trung chủ yếu như sau:
- – Trẻ bị cảm lạnh: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên ngạt mũi, thở khò khè ở trẻ sơ sinh. Các mẹ đừng chủ quan khi nghĩ chỉ mùa đông bé mới bị cảm lạnh còn mua hè thì không. Ngay cả trong mùa hè các bé vẫn có nguy cơ nhiễm lạnh cao. Đôi khi vì bé mải chơi, đổ nhiều mồ hôi, khiến mồ hôi thấm ngược trở lại hoặc nằm trong phòng điều hòa với nhiệt độ quá thấp cũng dễ gây cảm lạnh. Trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi do cảm lạnh thường kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ, ho, đau họng, chảy nước mắt và hắt hơi.
- – Trẻ bị cảm cúm: là do virus và vi khuẩn tấn công, tình trạng bệnh có mức độ nặng hơn cảm lạnh. Cảm cúm sẽ khiến trẻ sốt nặng, đau họng, chán ăn, quấy khóc…
- – Dị ứng: Một số trẻ rất mẫn cảm với môi trường, bé có thể dị ứng với thời tiết, phấn hoa, độ ẩm không khí hoặc khói bụi… Sổ mũi do dị ứng thường kèm hắt hơi, ngứa mũi và đỏ mắt.
- – Mắc kẹt dị vật trong mũi: Đây là trường hợp khá nguy hiểm mà cha mẹ nên chú ý. Khi trẻ chơi vô tình làm rơi dị vật vào mũi sẽ làm cho niêm mạc mũi bị tổn thương, thậm chí là chảy máu. Ngoài ra, đối với trẻ mới sinh trong vòng 1 – 3 tháng thì thường sẽ dính nước nhầy của bào thai trong mũi chưa được làm sạch cũng gây nên sổ mũi, khó thở.
- Ngạt mũi sơ sinh: Nhiều bé sơ sinh khi về nhà đã thở khò khè và có dấu hiệu ngạt mũi. Nếu trẻ chỉ ngạt mà không kèm dấu hiệu khác có thể là do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch hết khỏi đường hô hấp của bé.
>>> Xem thêm: 9 Cách trị ngạt mũi cho bé tại nhà siêu hiệu quả, ít ai biết
2. Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi thở khò khè bố mẹ nên làm gì để con nhanh khỏi?
– Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi
Đối với trẻ sơ sinh bị sổ mũi thở khò khè, các mẹ nên hút và rửa mũi bằng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% cho con mỗi ngày 4 – 5 lần trước khi cho bé bú hoặc ăn. Sau khi đã nhỏ hoặc xịt vào mũi, hãy mát xa hai bên cánh mũi của trẻ để làm loãng chất nhầy bên trong, sau đó lấy tăm bông nhỏ và mềm khuấy nhẹ lấy sạch chất nhầy. Khi dịch nhầy được đào thải sẽ góp phần đẩy mầm bệnh ra bệnh ra bên ngoài, hủy môi trường phát triển vi khuẩn khiến mũi thông thoáng và trẻ dễ thở hơn. Tuy nhiên, các mẹ hãy lưu ý không được tự pha nước muối mà hãy mua ở các hiệu thuốc vì có thể khi tự pha sẽ không vệ sinh và tỷ lệ nước – muối không chuẩn khiến cho vùng mũi bị bong tróc, tổn thương.
>>> Xem thêm: Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh? +Cách hút mũi đúng cách
- – Massage cánh mũi: Sau khi nhỏ nước mũi, mẹ có thể dùng ngón tay trỏ day nhẹ 2 bên cánh mũi cho con nhẹ nhàng để chất nhầy dễ dàng tan ra giúp bé thở dễ dàng hơn.
- – Cho trẻ nằm cao đầu khi ngủ:Trẻ sơ sinh bị sổ mũi khi ngủ sẽ dễ chảy nước mũi ngược vào trong gây ho và nghẹt. Do đó, để giải quyết vấn đề này, các mẹ hãy kê gối cao hơn bình thường để giúp trẻ dễ thở và ngủ sâu giấc hơn, tránh quấy khóc về đêm.
- – Tắm cho trẻ bằng nước ấm có nhỏ 1-2 giọt tinh dầu: Mẹ có thể dùng dầu bạc hà, dầu tỏi, dầu bưởi hoặc dầu tràm để cho vào nước tắm của con. Hít thở hơi nước có tinh dầu sẽ giúp mũi bé dễ thông hơn.
- – Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý
>>> Mời bạn xem thêm: 6 Cách trị ho sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà siêu hiệu quả
Trong quá trình trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi, thở khì khè, cha mẹ nên chú ý chăm sóc con thật tốt, quan trọng nhất chính là đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi vi khuẩn. Nếu trẻ vẫn trong giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn thì người mẹ phải bồi bổ đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản và uống nước cam thường xuyên. Cho bé bú nhiều lần: Đối với trẻ sơ sinh do ống mũi nhỏ, bé sẽ dễ bị ngạt và thở bằng miệng. Điều này khiến bé khô họng, mất nước. Mẹ nên cho bé bú nhiều lần trong ngày hơn bình thường.
- – Đảm bảo phòng ngủ thông thoáng, sạch sẽ: Để tạo một môi trường trong lành, trẻ không bị dị ứng bởi các mùi lạ thì đảm bảo phòng ngủ phải sạch sẽ, thông thoáng. Tuy nhiên, mẹ hãy chú ý rằng, không được để phòng có gió lùa vào gây lạnh và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- – Hút mũi: Nếu bé ngạt mũi nhiều và nhiều dịch nhầy, mẹ có thể mua dụng cụ về để hút mũi cho bé. Sau khi sử dụng, cần vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng dụng cụ bằng xà bông và rửa qua nước sôi.
Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi thở khò khè là vấn đề thường gặp nhưng lại rất dễ xảy ra nguy hiểm, dẫn đến biến chứng về sau nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của bệnh và rất lơ là, chủ quan hoặc không kiên trì trong khi chăm sóc cho trẻ.
Chuyên gia Ích Nhi/DS.Hương Giang