Mẹo hút đờm đúng cách cho trẻ sơ sinh, bé hết khò khè

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn gây hại dễ dàng xâm nhập vào cơ quan hô hấp của trẻ, nhất là trẻ sơ sinh gây nên các loại bệnh liên quan đến đường hô hấp ở trẻ. Thông thường khi bị mắc các loại bệnh về đường hô hấp, trẻ sẽ xuất hiện nhiều đờm ở vùng mũi và họng gây khó khăn trong việc bé thở, hô hấp và ăn uống, điều này sẽ tác động không tốt đến tình trạng sức khỏe của trẻ.

Nếu để kéo dài tình trạng đờm trong mũi và cổ họng trẻ sơ sinh có thể dẫn đến việc trẻ biếng ăn, quấy khóc, mất ngủ và chậm lớn. Do đó việc hút đờm  nhằm đẩy đờm ra khỏi cổ họng của trẻ là việc làm cần thiết và quan trọng giúp làm thông thoáng đường thở cho trẻ, giúp bé ăn ngon và ngủ dễ dàng hơn.

Có nhiều cách để hút đờm cho trẻ sơ sinh, trong đó việc sử dụng dụng cụ hút đờm cho trẻ là một phương pháp được nhiều bố mẹ lựa chọn và thực hiện cho bé yêu nhà mình.

Vậy làm thế nào để hút đờm cho trẻ sơ sinh đúng cách, an toàn và hiệu quả?

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bố mẹ cách thức cũng như một số điều cần lưu ý khi sử dụng dụng cụ hút đờm cho trẻ sơ sinh.

Mẹo hút đờm đúng cách cho trẻ sơ sinh, bé hết khò khè

Lựa chọn dụng cụ hút đờm

Đầu tiên bố mẹ cần lưu ý lựa chọn cho trẻ các loại dụng cụ hút đờm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo độ an toàn khi sử dụng và có kích thước phù hợp với trẻ sơ sinh. Hiện nay có nhiều loại dụng cụ hút đờm cho các bé sơ sinh, bố mẹ có thể tham khảo một số loại dụng cụ sau:

  • Dụng cụ hút đờm dạng bầu hút có dạng chữ L, sử dụng miệng để tạo lực.
  • Dụng cụ hút đờm cũng dạng bầu hút nhưng dùng tay để tạo lực, có thể hút vào, hút ra khá tiện lợi.
  • Các loại máy hút đờm khác sử dụng pin như: máy hút mũi Chicco, máy hút mũi Bebe Confort…

Hướng dẫn cách hút đờm cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ hút đờm

Trước khi thực hiện việc hút đờm cho trẻ sơ sinh, bố mẹ lưu ý phải vệ sinh, khử trùng sạch sẽ dụng cụ hút đờm nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện hút đờm cho bé. Tránh tình trạng sử dụng dụng cụ hút đờm không đảm bảo vệ sinh gây nên những ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ của trẻ, thậm chí khiến tình trạng bệnh của bé nặng hơn. Bố mẹ có thể vệ sinh dụng cụ bằng cách trần qua nước sôi, sau đó dùng khăn bông ẩm lau khô và sử dụng.

Hướng dẫn cách hút đờm cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ hút đờm

Dưới đây sẽ là các bước thực hiện hút đờm cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả có thể thực hiện ngay tại nhà:

  • Bước 1: Lấy gối nhỏ kê đầu trẻ sao cho đầu bé cao hơn so với bề mặt của giường (nệm). Đặt bé trong tư thế nằm nghiêng để việc hút mũi được dễ dàng hơn.
  • Bước 2: Nhỏ lần lượt vào từng bên mũi của bé khoảng từ 2-3 giọt nước muối sinh lý pha loãng nhằm mục đích làm ẩm lớp niêm mạc và kích thích các đờm nhớt, chất nhầy trong mũi, họng tan và lỏng ra, đồng thời giúp bảo vệ mũi của bé, tránh được tổn thương sau quá trình hút đờm.
  • Bước 3: Dùng khăn bông hoặc khăn xô mềm, ẩm để thấm nước mũi cùng các đờm nhớt, dịch nhầy phun ra sau khi nhỏ nước muối sinh lý nếu có.
  • Bước 4: Dùng tay bóp nhẹ vào phần tay cầm của dụng cụ hút đờm với tác dụng đẩy không khí ra ngoài. Sau đó đặt ống hút vào một bên mũi của trẻ, tiếp theo nhẹ nhàng thả tay để các đờm nhớt, chất nhầy theo ống hút ra ngoài. Lưu ý không cho dụng cụ hút đờm vào quá sâu bên trong mũi của bé, điều này có thể gây ra tổn thương một số cơ quan trong đường hô hấp.
  • Bước 5: Lấy dụng cụ hút đờm ra ngoài, dùng tay bóp nhẹ dụng cụ để đẩy các đờm nhớt và chất nhầy ra khỏi ống hút. Sau đó sử dụng khăn bổng ẩm lau sạch dụng cụ.
  • Bước 6: Thực hiện tương tự các bước nói trên với bên mũi còn lại của bé.

>>>Có thể bạn quan tâm: Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh? bỏ túi mẹo hút mũi đúng cách

Một số lưu ý khi thực hiện hút đờm cho trẻ sơ sinh.

  • Nên thực hiện việc hút đờm cho trẻ vào thời điểm sau bữa ăn khoảng 30-45 phút.
  • Bố mẹ lưu ý không nên lạm dụng việc hút đờm cho trẻ quá nhiều lần trong ngày, vì trẻ sơ sinh còn rất nhỏ, các cơ quan và các chức năng trong cơ thể còn non yếu và chưa hoàn thiện. Do đó việc hút đờm quá nhiều sẽ làm cho lớp niêm mạc trong mũi trẻ bị tổn thương, làm giảm chức năng ngăn cản các loại bụi bẩn, vi khuẩn tấn công vào mũi bé, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bé hít thở hằng ngày.
  • Trong khi thực hiện hút đờm cho trẻ sơ sinh, phải thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận, không vội vàng, gấp gáp.
  • Luôn vệ sinh sạch sẽ dụng cụ hút đờm trước và sau khi sử dụng, bảo quản dụng cụ ở nơi khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ.
  • Lựa chọn các loại dụng cụ hút đờm phù hợp với độ tuổi trẻ sơ sinh, cân nhắc kỹ lưỡng về nguồn gốc, chất lượng trước khi mua và sử dụng.

>>> Xem ngay: Mách mẹ mẹo trị ho có đờm cho trẻ bằng dân gian hiệu quả nên áp dụng

Trên đây là cách hút đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả, bé hết khò khò mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà mà không cần đến bác sĩ. Chúc mẹ thành công, bé khỏe mạnh mau ăn chóng lớn nhé!

Theo: DS.Vân Anh

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA