Trẻ sơ sinh bị khò khè khó thở nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ sơ sinh bị khò khè khó thở là dấu hiệu thường khiến các mẹ vô cùng lo lắng. Vậy nguyên nhân do đâu và giải pháp điều trị cho vấn đề này như thế nào, các mẹ hãy cùng tìm hiểu bài viết sau để có câu trả lời nhé!

1. Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị khò khè khó thở?

Thở khò khè được hiểu là khi bé thở phát ra những tiếng khò khè. Các mẹ có thể nhận được ra dấu hiệu này bằng các áp tai gần miệng hoặc mũi của bé, đặc biệt là khi bé ngủ, sẽ thấy tiếng thở lạ, có thể không đều và gần giống với tiếng ngáy nhẹ.

Thở khò khè, khó thở thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi vì ở lứa tuổi này hệ thống hô hấp chưa hoàn chỉnh, đường thở hẹp lại dễ phù nề, tăng tiết khi bị viêm nhiễm nên dễ gây nên tình trạng ùn tắc và trẻ thở khò khè. Có khoảng 30-40% trẻ đang bú mẹ có triệu chứng này, nhất là trong lúc ngủ.

Thở khò khè, khó thở là dấu hiệu đầu tiên của rất nhiều loại bệnh. Do đó, để tìm ra biện pháp điều trị phù hợp, các mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân tạo ra tiếng thở khác lạ của trẻ sơ sinh.

  • – Thở khò khè là dấu hiệu thường gặp nhất của các bệnh về hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi. Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn hoặc virus. Bé thường kèm theo ho, sốt, thở nhanh, rút lõm lồng ngực. Trường hợp này nặng cần khẩn trương đưa trẻ đi khám tại các trung tâm y tế để kịp thời chẩn đoán và điều trị.
  • – Dạ dày trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, vị trí cao và nằm ngang, dung tích bé chỉ 30-35 ml nên hiện tượng trào ngược dạ dày cũng sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc thở, có thể cũng tạo ra tiếng khò khè khi ngủ.
  • – Đây có thể là dấu hiệu của các dị tật bẩm sinh như: hẹp lỗ mũi sau, thiểu sản xương hàm dưới, phì đại lưỡi bẩm sinh, mềm sụn thanh quản, hoặc các mạch máu lớn chèn vùng thanh quản của bé làm cho bé khó thở, tăng tiết đờm dãi, thở khò khè.
  • – Những tác động khác làm ảnh hưởng đến đường hô hấp cũng đều dẫn đến việc trẻ thở khò khè. Ví dụ như thói quen cho bé nằm gối quá cao, hay mặc áo quá dày, quá chật, hoặc đắp quá nhiều chăn, hay kể cả việc bé nằm sấp ngủ cũng làm cho hệ hô hấp của bé đã yếu còn hoạt động yếu hơn, tạo nên tiếng thở khó khăn của trẻ.

>>>Mời bạn xem thêm: Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi thở khò khè mẹ nên làm gì?

2. Cách điều trị khò khè khó thở ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Vì có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thở khò khè, khó thở của bé nên các mẹ cần phải bình tĩnh, quan sát cẩn thận và thường xuyên để đưa bé đi viện kịp thời. Khi bé thở khò khè, các mẹ nên tiến hành những việc sau:

>>> Xem thêm: Tổng hợp các cách chữa ho cho bé bằng bài thuốc dân gian hiệu quả.

2. Cách điều trị khò khè khó thở ở trẻ sơ sinh hiệu quả

  • – Vệ sinh mũi cho bé: Đây là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả và an toàn, giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi, giúp đường thở thông thoáng, làm trẻ đỡ thở khò khè. Cách nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh như sau: Mẹ dùng dung dịch natri clorid có nồng độ muối sinh lý 0,9%, nhỏ 1 đến 2 giọt vào trực tiếp lỗ mũi của trẻ. Khi nhỏ có thể bế trẻ nằm ngửa sau đó chờ vài phút rồi dùng dụng cụ hút mũi để hút nước nhầy ra khỏi mũi bé. Mẹ nên vệ sinh mũi cho trẻ từ 3 – 5 lần một ngày, đặc biệt trước khi cho trẻ bú hoặc ăn.
  • – Một phương pháp khác rất hiệu quả là bôi tinh dầu tràm vào gan bàn chân của bé vào mỗi buổi tối, hoặc cho vào chậu nước tắm cho bé để tránh sổ mũi, giúp mũi lưu thông, giữ ấm và làm bé dễ ngủ.
  • – Vì trẻ thở khò khè, khó thở nguyên nhân hàng đầu là viêm nhiễm ở đường hô hấp, đặc biệt là đường hô hấp dưới cho nên khi khò khè kèm theo ho nhiều, sốt, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú… thì tốt nhất không nên để bé ở nhà mà đến ngay bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời
  • – Với những trường hợp thở khò khè do các dị tật bẩm sinh thì nên đưa trẻ sơ sinh đến tuyến chuyên khoa để được tư vấn và phẫu thuật đúng thời điểm, tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.

Trẻ sơ sinh bị khò khè khó thở dù không phải là một dấu hiệu quá nặng và tất cả các bệnh là nguyên nhân của triệu chứng này đều nguy hiểm nhưng các mẹ nên chủ động chăm sóc và điều trị phù hợp cho bé để dứt điểm và tránh cho bé những biến chứng không đáng có. Chúc các bé luôn ngoan và khỏe mạnh.

Theo DS.Hương Giang

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA