Có lẽ hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng nghẹt mũi là một hiện tượng bệnh lý thông thường, không có gì quá nguy hiểm với sức khoẻ mà bất cứ ai cũng đã từng gặp phải, nhất là trẻ em. Thế nhưng nếu tình trạng nghẹt mũi xảy ra thường xuyên và kéo dài có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ – lứa tuổi rất dễ nhạy cảm với sự thay đổi của điều kiện môi trường bên ngoài, kèm theo đó là sức đề kháng chưa hoàn thiện.
Bởi trẻ nhỏ rất nhạy cảm và hay quấy khóc nên việc điều trị nghẹt mũi cho bé cần được các bậc phụ huynh cân nhắc, lựa chọn sao cho phù hợp để vừa tạo cảm giác thoải mái cho bé, vừa giúp bé nhanh chóng cân bằng lại tình trạng sức khoẻ. Nhiều bố mẹ thường lựa chọn thời điểm con ngủ để áp dụng thực hiện các cách trị nghẹt mũi cho bé nhằm hạn chế việc bé cảm thấy khó chịu và quấy khóc.
Dưới đây là một số “mẹo” nhỏ giúp trị nghẹt mũi cho bé khi ngủ.
1. Những dấu hiệu nhận biết nghẹt mũi ở trẻ
Nghẹt mũi là hiện tượng khoang mũi của trẻ bị tắc hay nghẹt do sự cản trở của các đờm nhớt, dịch nhầy ở bên trong làm hẹp đường thở, gây ra khó khăn trong việc vận chuyển không khí từ bên ngoài vào cơ thể bé.
Khi trẻ bị nghẹt mũi thường sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau:
– Phần đầu mũi của trẻ có hiện tượng đỏ lên.
– Có thể xuất hiện hiện tượng ho, hắt hơi, chảy nước mũi.
– Các đờm nhớt, dịch nhầy tồn tại trong khoang mũi dẫn đến việc bé thở khó khăn và thường phải thở bằng miệng.
– Khi ngủ bé thường phát ra tiếng khò khè hoặc mất ngủ và quấy khóc.
– Tiếng thở có âm thanh ồn ào hơn bình thường.
– Nghẹt mũi gây khó khăn cho bé trong khi ăn uống…
2. Nghẹt mũi có tác động như thế nào đến sức khỏe của trẻ?
Nghẹt mũi là một hiện tượng bệnh lý tự nhiên, xảy ra rất phổ biến ở hầu hết mọi lứa tuổi, đặc biệt là những ngày thay đổi thời tiết. Có lẽ vì thế mà nhiều bậc phụ huynh coi việc con bị nghẹt mũi là một hiện tượng bình thường, không có gì đáng quan ngại vì nghẹt mũi có thể tự khỏi nếu nhiệt độ môi trường ấm lên hoặc điều kiện thời tiết được cải thiện.
Tuy nhiên đây có thể là một nhận định sai lầm bởi: nếu tình trạng nghẹt mũi ở trẻ chuyển nặng và kéo dài sẽ dẫn đến các hệ quả nghiêm trọng về sau như:
– Khi bị nghẹt mũi, việc bé phải dùng miệng để thở quá nhiều sẽ gây nên tình trạng khô, rát họng. Đây là điều kiện thích hợp để các vi khuẩn, virus xâm nhập vào vùng họng gây ra viêm họng, viêm Amidan…
– Trẻ hay bị nghẹt mũi thường sẽ có những phản ứng không được linh hoạt, với các cử động lười biếng, chậm chạp.
– Nghẹt mũi kéo dài còn khiến trẻ hay bị đau đầu, nhức đầu, khó tập trung suy nghĩ, tư duy logic không phát triển vì lượng oxi dẫn truyền qua mũi để đi lên não bị thiếu hụt.
– Tình trạng nghẹt mũi và viêm nhiễm kéo dài còn ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc khuôn mặt của trẻ như: cằm nhô ra, hếch ra, răng vẩu…
>>> Có thể bạn quan tâm: Nên sử dụng thuốc trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh như thế nào đúng cách?
3. Một số cách trị nghẹt mũi cho bé khi ngủ
Nhằm giải đáp băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh về các phương pháp trị nghẹt mũi cho bé, theo chuyên gia có một số “mẹo” hay và cực kỳ đơn giản giúp trị nghẹt mũi cho bé ngay trong khi ngủ.
– Kê cao gối cho bé khi ngủ: Việc kê cao gối sẽ giúp đầu bé được nâng lên khi ngủ, điều này sẽ giúp trẻ thở dễ dàng hơn và dễ đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên mẹ cũng cần lưu ý nên kê hẳn một phần vai của bé lên gối để tránh tình trạng con bị mỏi vai, đau cổ.
– Massage mũi cho bé: Khi trẻ bị nghẹt mũi, massage mũi cũng là một trong những mẹo hay giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi, góp phần làm lưu thông đường thở cho bé. Để massage cho con, mẹ chỉ cần sử dụng hai ngón tay trỏ của mình và vuốt nhẹ nhàng hai bên sống mũi của bé, không vuốt quá mạnh và thực hiện đều tay. Massage sẽ làm sống mũi nóng lên, nhờ đó mà khí huyết lưu thông tốt hơn.
– Cho trẻ bú nhiều sữa mẹ: Đối với trẻ sơ sinh sữa mẹ là một trong những phương thuốc thần kỳ nhất trong việc điều trị nhiều loại bệnh. Bú nhiều sữa mẹ giúp bé bổ sung lượng nước cho cơ thể, góp phần cân bằng chất điện giải và tăng cường sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó uống sữa mẹ còn giúp bé tránh được tình trạng khô và rát cổ họng khi thở bằng miệng.
– Chườm tai bằng khăn ấm: Mẹ dùng khăn bông sạch và nhúng xuống nước ấm, sau đó chườm lần lượt lên hai bên tai của bé trong khoảng 10 phút. Chườm ấm lên tai sẽ khiến huyết quản giãn ra, giúp lỗ mũi thông thoáng hơn, tạo cho bé cảm giác thoải mái và dễ dàng hơn khi thở.
– Thoa dầu vào lòng bàn chân bé: Khi bé ngủ, mẹ có thể dùng dầu khuynh diệp, dầu tràm thoa nhẹ vào lòng bàn chân bé, đây cũng là một mẹo hay giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi hiệu quả. Việc này sẽ giúp lòng bàn chân ấm lên, đồng thời giúp làm ấm cơ thể bé, từ đó làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi và sổ mũi.
Trên đây là một số những “mẹo” nhỏ mà nhà Ích Nhi muốn chia sẻ với các bố mẹ, mong rằng với những chia sẻ trên các bố mẹ bỉm sữa có thể tham khảo và áp dụng cho con khi bé nhà mình bị nghẹt mũi, sổ mũi. Ngoài ra, để tăng hiệu quả chữa bệnh cho bé, các gia đình nên cho con dùng thêm siro ho cảm Thảo dược với các thành phần quất (tắc), húng chanh (tần dày lá), cát cánh, mạch môn, bé sẽ nhanh chóng cắt cơn ho, giảm nghẹt mũi hiệu quả.
DS Vân Anh