Tóm tắt nội dung
Trẻ sơ sinh bị viêm phổi hay gặp vào mùa đông xuân nhất. Vì trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu. Vì vậy việc chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị viêm phổi phải hết sức thận trọng. Rất nhiều cha mẹ thắc mắc “Trẻ sơ sinh bị viêm phổi có tắm được không?” Để giải đáp thắc mắc này, các mẹ tham khảo bài viết sau đây nhé.
1. Trẻ sơ sinh bị viêm phổi nguyên nhân là gì?
Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi. Viêm phổi ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân. Sau đây là những nguyên nhân dẫn đến viêm phổi ở trẻ sơ sinh:
– Vi khuẩn: Ở các nước đang phát triển như việt nam, viêm phổi do vi khuẩn còn gặp nhiều như phế cầu, trực khuẩn,liên cầu, tụ cầu…
– Virus: Theo WHO viêm phổi do virus chiếm 60 – 70% vì virus có ái lực với đường hô hấp, các virus thường gặp như virus hợp bào hô hấp, virus cúm, á cúm và adenovirus.
– Ký sinh trùng: Nấm candida Allbicans, pneumocystis carinii thường gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh.
>>>Mời bạn xem thêm: 9 Cách trị ngạt mũi cho bé tại nhà siêu hiệu quả, ít ai biết
2. Triệu chứng lâm sàng của trẻ sơ sinh bị viêm phổi
* Khởi phát:
– Từ từ bằng triệu chứng viêm long đường hô hấp trên như sốt nhẹ, ho, hắt hơi, sổ mũi…
– Đột ngột, rầm rộ với triệu chứng toàn thân, cơ năng nặng như sốt cao, khó thở, tím tái, nôn, ỉa lỏng…
* Toàn phát:
– Ho: Trẻ sơ sinh bị viêm phổi có thể ho liên tục hay từng tiếng, ho khan hay có đờm. Sau ho làm tăng tình trạng thiếu oxy nên trẻ khó thở, tím tăng lên.
– Sốt: Đa số trẻ sơ sinh bị viêm phổi không sốt cao mà có thể hạ thân nhiệt.
– Hội chứng suy hô hấp:
+ Khó thở nhanh nông cả 2 thì, tần số thở của trẻ sơ sinh ≥ 60 lần/phút.
+ Rút lõm lồng ngực: Ở trẻ sơ sinh khó thở biểu hiện không rõ ràng nên cần chú ý dấu hiệu như cánh mũi căng, đùn bọt mép, rối loạn nhịp thở.
+ Tím: Biểu hiện tím ở quanh môi, đầu chi, nặng thì tím toàn thân.
– Nghe phổi có rales ẩm hoặc rales ngáy, rales rít tập trung ở vùng phổi tổn thương hay rải rác 2 phổi.
3. Trẻ sơ sinh bị viêm phổi điều trị như thế nào?
Trẻ bị viêm phổi cần được nghỉ ngơi và uống nhiều nước trong khi cơ thể hoạt động để chống lại nhiễm trùng.
– Nếu trẻ sơ sinh bị viêm phổi do vi khuẩn và bác sĩ đã kê đơn thuốc kháng sinh, các mẹ hãy cho trẻ uống thuốc theo đúng chỉ định, giúp trẻ phục hồi nhanh hơn và ngăn ngừa lây lan sang các thành viên khác trong gia đình.
– Trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm phổi kèm theo thở khò khè, bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng máy xông hơi hoặc thuốc hít.
– Tuyệt đối không dùng thuốc ho hay tự ý dùng thuốc cho trẻ sơ sinh bị viêm phổi mà các mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để thăm khám và hỗ trợ điều trị ngay khi có các dấu hiệu viêm phổi.
– Kiểm tra thân nhiệt của trẻ sơ sinh ít nhất mỗi lần mỗi sáng và mỗi tối. Thông báo ngay cho bác sĩ nếu trẻ bị sốt cao hơn 38°C.
– Kiểm tra môi và móng tay của trẻ sơ sinh để đảm bảo luôn hồng hào. Nếu môi và móng tay chuyển màu xám, cần tới bệnh viện để thăm khám ngay. Vì đây là dấu hiệu cho thấy phổi bị thiếu oxy.
>>>Mời bạn xem thêm: Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt mà mẹ nào cũng cần phải nắm rõ
4. Trẻ sơ sinh bị viêm phổi có tắm được không?
“Trẻ sơ sinh bị viêm phổi có tắm được không?” là thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ, vì nhiều bà mẹ thấy con ho, sổ mũi, sợ con nhiễm lạnh nên càng không tắm, tuy nhiên việc không tắm trẻ lại càng dễ nhiễm bệnh nặng hơn.
Cha mẹ lưu ý không nên để trẻ sơ sinh bị nhiễm lạnh thêm, việc tắm rửa không đúng cách cũng làm cho trẻ bị nặng hơn. Sau đây là cách tắm cho trẻ sơ sinh bị viêm phổi:
– Khi tắm cho trẻ sơ sinh bị viêm phổi phải chọn chỗ tắm kín gió.
– Tăng nhiệt độ phòng tắm bằng cách xả nước nóng ra sàn trước khi tắm làm cho nhiệt độ không khí cả phòng tăng lên đồng thời tăng độ ẩm hạn chế hiện tượng bốc hơi nước làm trẻ bị nhiễm lạnh.
– Nước tắm cần đủ ấm, không quá nóng cũng không quá lạnh. Nếu nước nóng quá sẽ ảnh hưởng đến làn da bé. Có thể kiểm tra nhiệt độ nước bằng cùi tay. Nhiệt độ thích hợp nhất cho trẻ là là khoảng 33 độ C đến 35 độ C.
– Dù mùa đông hay mùa hè mẹ vẫn nên tắm nhanh cho trẻ, không quá 5 phút, không để trẻ ngâm nước lâu. Thời gian tắm cho bé khoảng 10h-10h30 sáng hoặc 14-15h chiều. Không tắm cho bé sau 16h chiều hoặc tối, vì đây là thời điểm mà nhiệt độ bắt đầu hạ thấp dễ khiến trẻ sơ sinh bị viêm phổi.
– Nên tắm từng phần chứ không cởi hết quần áo trẻ ra tắm một lần. Các mẹ phải rửa mặt, mũi cho trẻ trước tiên. Vì nếu mẹ tắm các bộ phận khác rồi mới vệ sinh mắt, mũi thì có thể bị nước bẩn bám vào gây đau mắt, viêm mũi cho trẻ.
– Trước khi tắm, mẹ cần phải chuẩn bị sẵn quần áo, khăn tắm, để tắm xong sẽ lau khô cơ thể bé ngay. Tránh tình trạng sau khi tắm mới lục tìm quần áo thì có thể khiến trẻ nhiễm lạnh.
– Tắm xong phần nào mẹ nên dùng khăn mềm lau khô cho trẻ ngay phần ấy, quấn khăn vào càng tốt, tránh dùng khăn khô cứng sẽ gây hại cho da bé. Khi tắm xong hết thì mẹ thay quần áo sạch sẽ cho trẻ.
– Sau đó mẹ nên cho trẻ ngồi trong phòng kín khoảng 10 – 15 phút rồi mới nên cho bé ra ngoài để tránh việc trẻ bị cảm đột ngột. Sau tắm mẹ nên vệ sinh tai cho bé bằng bông chuyên dụng.
Trẻ sơ sinh bị viêm phổi khiến các bậc cha mẹ rất lo lắng, đặc biệt vấn đề chăm sóc cho trẻ. Hi vọng bài viết trên có thể giúp các mẹ trả lời được câu hỏi “trẻ sơ sinh bị viêm phổi có tắm được không?” Chúc các mẹ và bé yêu khỏe mạnh.
Theo DS Thu Giang