Bị ho khi mang thai có ảnh hưởng gì không? bạn biết chưa?

Thời điểm mang bầu là giai đoạn cơ thể người phụ nữ rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, nhạy cảm với các vi khuẩn, virus. Do đó mẹ bầu dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm hay viêm nhiễm đường hô hấp với biểu hiện đặc trưng là ho. Điều này làm cho các bậc cha mẹ hết sức lo lắng. Vậy bị ho khi mang thai có ảnh hưởng gì không? và cách điều  trị là câu hỏi mà không ít bậc cha mẹ đặt ra khi rơi vào tình thế như vậy.

1. Bị ho khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Ho là một phản xạ sinh lý của cơ thể nhằm tống các dị vật như đờm, dịch… ra ngoài. Tuy nhiên, mỗi lần ho dù nặng hay nhẹ cả cơ thể mẹ đều di chuyển làm cho thai nhi trong bụng di chuyển theo, nhất là những cơn ho mạnh và kéo dài có thể làm bà bầu có cảm giác như bụng bị căng cứng lại.

Bà bầu bị ho sẽ tác động tới tử cung, gây ra các cơn co thắt, khiến mẹ bầu có khả năng bị dọa sảy, sảy thai, sinh non,…Nếu ho nhiều trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho thai nhi vì lúc nào bé chưa phát triển ổn định.

Không chỉ ảnh hưởng tới thai, việc ho nhiều cũng khiến mẹ bầu thấy mệt mỏi, ngủ không ngon giấc. Vào cuối thai kiểm soát, rất khó chịu. Do vậy,bênh ho còn tùy vào mức độ, nguyên nhân bị ho cần điều trị, tránh để kéo dài gây biến chứng nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ.

Bị ho khi mang thai có ảnh hưởng gì không? bạn biết chưa?1

Vậy để trả lời cho câu hỏi “Bị ho khi mang thai có ảnh hưởng gì không?” thì câu trả lời là có, dù ít hay nhiều, thậm chí rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

>>> Mời bạn xem thêm: 9 Cách trị ho cho bà bầu nhanh nhất siêu hiệu quả ngay

2. Nguyên nhân khiến phụ nữ bị ho khi mang thai

  • – Khi mang thai, nồng độ estrogen tăng cao, lượng máu tăng trên toàn cơ thể dẫn đến tăng tiết dịch nhầy khiến đường thở bị thu hẹp, dễ xuất hiện các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi. Nếu bà bầu không được điều trị kịp thời thì đây là cơ hội để các virus, vi khuẩn xâm nhập gây cảm cúm, viêm đường hô hấp với biểu hiện ho (ho khan hoặc ho có đờm).
  • – Khi mang thai sự thay đổi nội tiết cũng làm sức đề kháng kém hơn trước.Theo đó, bà bầu dễ bị lây vi khuẩn hoặc virus từ môi trường hay từ những người xung quanh. Thời tiết thay đổi đột ngột từ mưa sang nắng, nhiệt độ thay đổi từ ngoài đường vào máy lạnh và ngược lại càng làm cho nguy cơ bị ho tăng cao.
  • – Bên cạnh đó, việc tử cung gây áp lực lên ổ bụng, khiến dịch dạ dày trào ngược lên đường hô hấp cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm họng, dẫn đến ho ở phụ nữ mang thai.

2. Nguyên nhân khiến phụ nữ bị ho khi mang thai

3. Bị ho khi mang thai nên điều trị ra sao?

phụ nữ khi mang thai bị ho có những ảnh hưởng nhất định tới mẹ và thai nhi nên việc điều trị hợp lý là rất quan trọng:

  • – Khi bị bệnh, việc đầu tiên và quan trọng nhất là bà bầu không được tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào kể cả thuốc nam hay thuốc tây khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ. Bà bầu cần đi đến bệnh viện để khám và kê đơn. Bà bầu cần tuân thủ theo đơn của bác sĩ về đúng thời gian, đủ liều lượng và đúng đường dùng. Cần theo dõi các dấu hiệu bất thường của cơ thể và đi khám định kỳ theo lời dặn của bác sĩ để việc điều trị đạt kết quả an toàn và tốt nhất.
  • – Bị ho khi mang thai thường rất mệt mỏi vì vậy cần được nghỉ ngơi nhiều, tránh tiếp xúc, đến nơi đông người. Sử dụng khẩu trang y tế mỗi khi ra ngoài.
  • – Súc miệng nước muối sinh lý hàng ngày, kết hợp vệ sinh tai, mũi để tránh biến chứng chéo.
  • – Uống nhiều nước: Có thể uống nước lọc hoặc kết hợp nước cam, chanh. Các trái cây họ cam, chanh chứa rất nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • – Bổ sung các loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C để tăng đề kháng cho cơ thể. Chị em có thể chuyển sang ăn các món ăn dạng nước như cháo, súp, hầm… vừa dễ nuốt lại tốt cho hệ tiêu hóa.
  • – Để hạn chế bị ho và phòng cúm khi mang thai, bà bầu nên sử dụng khẩu trang y tế ở nơi công cộng tập trung đông người.
  • – Bà bầu bị ho dai dẳng trên 3 tuần không khỏi, có dấu hiệu sốt, có đờm đặc xanh vàng, ho ra máu cần đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi, viêm phế quản, lao… nên không thể coi thường.

Khi mang thai sức đề kháng của cơ thể không còn được sắc bén như trước nên bất cứ một tác nhân nào dù rất nhỏ cũng có thể khiến cho bà bầu bị ho khi mang thai. Để không còn bối rối trước những tình huống như vậy, cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản như trên. Chúc cho bạn khỏe mạnh và mẹ tròn con vuông!

Theo DS.Hương Giang

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA