Mạch môn là một trong những thành phần quan trọng trong Siro ho cảm Ích Nhi, có tác dụng bổ phế, tiêu đờm. Tất cả nguồn nguyên liệu làm nên Siro ho cảm Ích Nhi đều được trồng trọt và thu hái định hướng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Bạn có tò mò muốn biết quy trình chọn giống, xuống giống cây mạch môn sẽ như thế nào không? Cùng Ích Nhi khám phá nhé!
Hiện, Nam Dược có vùng trồng mạch môn trên 7ha ở TP. Việt Trì (Phú Thọ) vào vụ xuống giống. Thời tiết mùa xuân với nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm phù hợp để xuống giống mạch môn với có tỷ lệ cây sống cao, phát triển nhanh.
Anh Hoàng Hải – chủ vùng mạch môn có kinh nghiệm 15 năm trồng loại cây này cho biết: Từ hơn 10 năm trước, Nam Dược đã tiến hành nghiên cứu trồng thí điểm, đánh giá chất lượng về hoạt chất, hoạt tính, đảm bảo để phát triển sản phẩm Siro ho cảm Ích Nhi dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Đến năm 2018, toàn bộ quy trình trồng mạch môn chuẩn hóa từ: chọn đất, nguồn giống, trồng, phân bón, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và kiểm nghiệm phát triển nhân rộng, để có năng suất, độ an toàn và hàm lượng hoạt chất cao, được Viện dược liệu cùng Nam Dược kiểm nghiệm chất lượng cây giống.
Củ mạch môn dùng đề làm giống.
“Khó khăn nhất trong trồng mạch môn là việc duy trì nguồn giống cho diện tích trồng lớn. Nguồn giống mạch môn trên thị trường hiếm. Để ổn định nguồn giống vùng trồng mạch môn thì phải gây giống trước 3 năm. Đến nay công ty đã đủ nguồn giống chất lượng để nhân lên diện rộng ở Phú Thọ, cung cấp đủ nguyên liệu để sản xuất siro ho cảm Ích Nhi”, chủ vườn cho biết.
Sau khi thu hoạch củ, mạch môn được tách từng khóm đều, cắt bớt rễ, lá để làm giống. Trước khi trồng cần làm đất, bón phân lót và bổ luống trồng. Mật độ trồng giữa các khóm là 30cm, phù hợp để cây bén rẽ, sinh trưởng và năng suất củ cao. Mạch môn phù hợp với đất đồi rừng, chịu hạn, chịu bóng, thường được trồng xen canh dưới gốc cây ăn quả…
Trong 4-5 tháng đầu xuống giống, mạch môn được tưới nước cho đất ẩm và dọn cỏ thường xuyên, để cây giống bén rễ và có tỷ lệ sống cao. Mạch môn làm dược liệu chỉ sử dụng phân hữu cơ, không sử dụng phân bón hóa học, từ đó, không gây ô nhiễm môi trường, tạo nguồn dược liệu sạch, an toàn cho trẻ.
Hơn 7ha mạch môn đang vào vụ xuống giống cho cây bén rễ, sinh trưởng.
Cô Hoa – nông dân làm vườn được hướng dẫn tỉ mỉ về kỹ thuật trồng mạch môn. “Trồng đúng cách mạch môn cho khóm to, sai củ, trông thích lắm! Trồng xong thì tưới nước, cây sẽ hồi lên và bón phân để cây bén rễ, sinh trưởng và phát triển tự nhiên. Sau 1 năm, mạch môn sẽ phủ kín. Quá trình trồng trọt hoàn toàn không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, tránh gây tồn dư hóa chất, ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng
Thời gian để trồng và thu hoạch mạch môn là 3 năm, năng suất 15-17 tấn/ha. Sau 3 năm thu hoạch, đào mạch môn lên chặt lấy củ, nguồn giống đem trồng lại, củ sơ chế theo quy trình: rửa sạch sẽ, phơi, sấy, đóng bao theo quy chuẩn chuyển về nhà máy Nam dược để làm nguyên liệu sản xuất Siro ho cảm Ích Nhi.
Với kỹ thuật trồng mạch môn chuẩn chỉ có ở Nam Dược, củ mạch môn thu hoạch đảm bảo hàm lượng hoạt chất ổn định gấp 6 lần mạch môn ngoài thị trường.