Tóm tắt nội dung
Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh khiến nhiều bố mẹ hết sức lo lắng và mệt mỏi. Bởi vì khi trẻ mắc phải tình trạng này, trẻ sẽ quấy khóc và không chịu ngủ cả ngày lẫn đêm. Vậy, trẻ sơ sinh bị cảm lạnh phải làm sao ? Bài viết sẽ mách bạn cách chăm sóc và phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhà để cải thiện sức khỏe của trẻ và giảm bớt những nỗi lo của các bậc làm cha mẹ.
Nguyên dân khiến trẻ sơ sinh bị cảm lạnh
Cảm lạnh thuộc dạng bệnh vặt thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong năm đầu đời đặc biệt là lúc sơ sinh, trẻ rất dễ mắc phải tình trạng này, và có thể mắc bệnh đến 7-8 lần, với mỗi trận ốm kéo dài khoảng 5 ngày. Các triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh bao gồm ho, sốt, mắt đỏ và lờ đờ, nghẹt mũi hoặc sổ mũi, biếng ăn, khó ngủ, có thể xuất hiện những nốt sưng đỏ ở vùng cổ và nách của trẻ. Bố mẹ cần phải biết chính xác nguyên nhân của trẻ để có thể tìm ra cách điều trị kịp thời.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị cảm lạnh:
– Sức đề kháng của trẻ còn kém: Trẻ em sơ sinh bị cảm lạnh là một hiện tượng khá phổ biến bởi vì hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn còn kém và chưa hoạt động hết công suất. Ngoài ra trẻ cũng chưa phát triển khả năng miễn dịch để chống lại nhiều loại vi-rút gây ra cảm lạnh.
– Tiếp xúc với môi trường có vi-rút cảm lạnh: Đây là một trong số những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị cảm lạnh. Nếu xung quanh trẻ có nhiều vi-rút bao gồm cha mẹ, anh chị,… thì việc có nguy cơ mắc cảm lạnh là điều dễ dàng xảy ra.
– Thời tiết: Khi thời tiết trở lạnh, đặc biệt là vào mùa đông, trẻ bị cảm thường xuyên hơn. Bởi vậy hãy thật chú ý với vấn đề thời tiết để có thể giúp trẻ tránh khỏi tình trạng này.
>>> Mời bạn xem thêm: Bé bị cảm phải làm sao? +Cách trị cảm trẻ em hiệu quả ít ai biết
Cách chăm sóc trẻ mới sinh bị cảm lạnh
1. Cải thiện chế độ sinh hoạt của be
– Bố mẹ nên trẻ ngủ nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc để có sức khỏe chống lại bệnh lý mà trẻ đang mắc phải.
– Khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh, bố mẹ cho trẻ uống các loại dung dịch nước như sữa mẹ, sữa công thức, nước trái cây,…để làm giảm tình trạng tắc nghẽn và ngăn ngừa tình trạng mất nước trong cơ thể trẻ.
– Khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh có kèm theo triệu chứng bị sổ mũi hay nghẹt mũi, bạn có thể dùng dụng cụ hút mũi dạng ống cao su để loại bỏ dịch mũi cho con. Hút mũi sạch khiến trẻ thở, ăn và ngủ ngon hơn. Đây là cách làm tại nhà mà bố mẹ nào cũng có thể làm được khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh.
– Bên cạnh ống hút mũi, bạn cần mua nước nhỏ mũi dạng muối sinh lý để làm mềm chất dịch nhầy trong mũi của trẻ trước khi hút. Nước mũi muối sinh lý dễ dàng được mua tại các nhà thuốc hoặc bạn tự pha ở nhà theo tỷ lệ ¼ thìa muối với 200ml nước ấm. Nếu tự pha nước muối nhỏ mũi, nên bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp kín, để ở nơi khô ráo.
2. Xông hơi giúp trẻ sơ sinh bị cảm lạnh mau khỏi
Xông hơi là một cách giúp trẻ sơ sinh bị cảm lạnh tại nhà hiệu quả, có khả năng giảm triệu chứng nghẹt mũi khi cảm lạnh. Với cách làm này, bạn hãy đặt một chậu nước nóng lớn trong đó và đóng cửa lại một lúc. Sau đó bế trẻ vào phòng tắm đã đầy hơi nước nóng trong vài phút. Trẻ sẽ lập tức dễ thở hơn, nhưng nhớ là đừng đặt trẻ gần chậu nước nóng vì sẽ rất nguy hiểm nhé!
3. Giúp trẻ bị sơ sinh bị cảm lạnh nhanh khỏi với mật ong
Mật ong là một nguyên liệu khá quen thuộc và bạn có thể dễ dàng nhìn thấy trong mỗi căn bếp của các gia đình, hoặc bạn cũng có thể mua dễ dàng tại các cửa hàng, siêu thị uy tín. Trong mật ong có các hợp chất như axit phenolic và favonoid giúp điều trị bệnh cảm lạnh ở trẻ khá hiệu quả.
Để trẻ sơ sinh bị cảm lạnh mau khỏi, bạn có cân nhắc cho trẻ dùng mật ong pha một vài giọt mật ong vào nước ấm và cho trẻ sơ sinh uống. Bạn nên pha với tỷ lệ mật ong và nước ấm là 1:3 để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhé. Với việc sử dụng mật ong 2 -3 lần/tuần, bạn sẽ đấy lùi được những triệu chứng khó chịu khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh có đấy.
Cách phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ sơ sinh
– Chuẩn bị sẵn sàng các vật dụng y tế cần thiết cho bệnh cảm lạnh tại nhà: nước muối sinh lý để nhỏ mũi, dụng cụ hút mũi, thuốc hạ sốt, nhiệt kế, máy tạo độ ẩm.
– Bố mẹ gọi cho bác sĩ khi có dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh, chẳng hạn như chảy nước mũi, ho, hoặc sốt đối với trẻ sơ sinh bị cảm lạnh.
– Khi trẻ bị nghẹt mũi, tư thế ngủ tốt cho trẻ là phần đầu được nâng cao lên một chút. Hãy đặt thêm khăn dưới gối của trẻ để chỉnh độ cao phù hợp cải thiện giấc ngủ cho trẻ sơ sinh bị cảm lạnh.
– Trong khi chữa trẻ sơ sinh bị cảm lạnh, mẹ cũng phải chú ý đến việc tự bảo vệ sức khỏe của chính mình bằng cách rửa tay thường xuyên để tránh nhiễm vi trùng từ trẻ hay ngược lại.
Để giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường, không còn tình trạng quấy khóc, các ông bố bà mẹ nên chú ý nhiều hơn đến sức khỏe và cách phòng tránh bệnh lý thường gặp ở trẻ. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh bị cảm lạnh hiệu quả.
Theo DS.Hương Giang