Cho bé ăn gì để nhanh tiêu đờm? kinh nghiệm “vàng” cần biết

Viêm đường hô hấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đờm trong cổ họng của trẻ. Nếu trẻ không có triệu chứng sốt, dị ứng hay khó thở thì vấn đề đờm chưa có gì nguy hiểm. Dù vậy, các mẹ vẫn phải chú ý theo dõi, thực hành một số cách làm tan đờm để con được thoải mái, dễ tiêu hoá.

Khi bé có đờm, các mẹ đặc biệt chú ý đến việc chế biến thức ăn cho con. Nên cho bé ăn những thức ăn lỏng, dễ trôi. Các cách dưới đây dùng cho bé đã biết ăn dặm.

1. Cháo cà rốt thịt bò

Cà rốt có công dụng làm loãng và đẩy dịch nhầy đờm ra ngoài một cách nhanh chóng. Nó cũng có tác dụng làm giảm các cơn ho. Kết hợp cà rốt cùng thịt bò nấu cháo vừa chữa bệnh vừa giúp bé bổ sung thêm dinh dưỡng.

Khi chế biến cháo cho con, nên chú ý nấu cháo loãng, cà rốt ninh nhừ, thịt bò xay nhuyễn. Nên cho bé ăn khi cháo còn ấm để tác dụng trị ho tiêu đờm hiệu quả.

Cho bé ăn gì để nhanh tiêu đờm? kinh nghiệm "vàng" cần biết

2. Cháo – soup gà

Đây không chỉ bài bài thuốc chữa đờm cho trẻ mà còn phù hợp với mọi đối tượng. Món ăn này có khả năng dưỡng ấm đường hô hấp và tiêu đờm nhanh chóng, giảm sự khó chịu và khô rát ở vùng cổ họng.

Khi nấu các mẹ chú ý lấy nước dùng vừa luộc gà để nấu cháo, thịt gà nên băm nhỏ để bé dễ ăn.

3. Canh bầu nấu ngao

Những món canh có tính mát luôn được khuyên dùng để làm dịu vùng cổ họng và tan đờm nhanh chóng. Ngao và bầu đều có tính mát nên sẽ rất tốt cho người bị ho, nhiều đờm.

Các mẹ có thể lấy nước canh bầu, ngao để nấu cháo cho trẻ, hoặc cho bé uống luôn nước canh này là tốt nhất.

4. Quả lê

Lê có tác dụng thanh nhiệt, trị viêm họng, hạ sốt, bổ phế, tiêu đờm và hết ho nhanh chóng. Các mẹ có thể ép lấy nước cho bé uống. Hoặc đem lê ra thái hạt lựu, trộn cùng với đường phèn và hấp cách thủy khoảng 20 phút. Mỗi ngày ăn, hoặc chắt lấy nước từ 2-3 lần sẽ tiêu đờm hết ho nhanh chóng.

5. Dâu tây

Dâu tây có khả năng làm dịu, hết ho nhanh, giúp ngứa họng hiệu quả. Nó còn giúp cơ thể bổ sung một lượng lớn Vitamin C cần thiết mỗi ngày.

Nếu bé đã ăn tốt, mẹ nên cho bé ăn trực tiếp dâu tây tươi mỗi ngày, hoặc ép lấy nước để uống giúp tiêu đờm hết ho nhanh chóng.

6. Bưởi

Bưởi có chứa hoạt chất axit salicylic nên có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Khi ăn bưởi sẽ giúp vùng cổ họng  được làm dịu nhanh chóng, những cơn ho có đờm nhanh tiêu biến.

Mẹ nên ép nước cho bé uống, nếu chua quá có thể cho thêm một chút đường.

Bưởi trị ho có đờm cho bé

Ngoài việc ăn uống, các mẹ cũng nên kết hợp với nhiều biện pháp khác giúp bé nhanh chóng tan đờm

7. Cách làm tiêu đờm bằng lá húng chanh

Trong lá húng chanh có chứa colein giúp kháng khuẩn, hỗ trợ và cải thiện hệ hô hấp. Đặc biệt sử dụng loại lá này còn là cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ an toàn, dễ làm.

Cách làm: Các mẹ đem lá húng chanh đi rửa sạch, giã nát. Sau đó đem hấp cách thuỷ với đường phèn. Cho bé trẻ vài giọt, đều đặn ngày 3 lần.

Cách làm tiêu đờm bằng lá húng chanh

8. Làm tiêu đờm bằng lá hẹ

Lá hẹ có tác dụng trị ho có đờm cho trẻ hiệu quả lại an toàn.

Cách làm: Rửa sạch 5-7 lá hẹ, cắt ngắn rồi trộn với 1 muỗng đường phèn. Sau đó mang đi hấp cách thủy khoảng 10-15 phút. Lấy nước chắt cho trẻ uống 1 muỗng nhỏ, ngày 3 lần trong 3-5 ngày.

9. Làm tiêu đờm bằng quất

Quất là loại quả có vị chua, tính mát, có tác dụng giảm ho, tiêu đờm rất tốt cho cả trẻ nhỏ và người lớn.

Cách làm: Rửa sạch quất, hấp với đường phèn, pha thêm một ít nước để dễ uống. Cho trẻ uống 3-5 lần/ngày.

10. Uống nhiều nước ấm

Đây là cách vô cùng đơn giản nhưng lại khá công hiệu. Nước ấm có khả năng làm dịu kích ứng trong cổ họng và làm loãng đờm nhầy trong cổ họng của bé.

Lượng nước được tiêu thụ sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của bé.

  • Các bé từ 6 – 7 tháng tuổi: Uống từ 120 – 180 ml nước/ngày
  • Trẻ lớn hơn thì nhu cầu nước mỗi ngày được tính bằng cách lấy số cân nặng của bé x 100ml
  • Các bé từ 10 tuổi trở lên: Lượng nước rong ngày tương đương với người lớn, khoảng 2 – 2,5 lít.

Một số lưu ý khác khi trẻ có đờm

11. Tạo độ ẩm cho không khí

Duy trì độ ẩm lý tưởng trong phòng có tác dụng làm ẩm đường thở, nhất là với trẻ sơ sinh. Một số loại máy có thể tạo độ ẩm sẽ tạo ra hơi nước để làm ẩm đường thở và lỏng chất nhầy có trong cổ họng trẻ, giúp bé dễ thở hơn.

12. Hút mũi cho bé

Đặt bé nằm và giữ đầu nghiêng về một bên, nhỏ dung dịch nước muối sinh lý đã pha loãng sẵn khoảng 1 – 2 giọt vào trong mũi để làm loãng chất nhầy. Nên để dung dịch trong mũi bé khoảng 10 giây.

Khi đặt chú ý đầu ống bơm và mũi phải bịt kín sau đó nhẹ nhàng hút chất nhầy ra.

Nếu dùng các dụng cụ khác, nên chú ý không đưa quá sâu vào mũi trẻ gây ra xước xát, khiến bé càng thêm khó chiu.

Ngoài các biện pháp trên, mẹ có thể cho con dùng thêm siro ho cảm Thảo dược để tăng hiệu quả chữa bệnh. Siro dễ uống với các thành phần thảo dược từ thiên nhiên, lành tính như húng chanh (tần dày lá), quất (tắc), cát cánh, mạch môn… sẽ giúp bé nhanh chóng cắt cơn ho và tiêu đờm nhanh.

Theo DS.Vân Anh

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA