Mùa đông thời tiết lạnh, hanh khô khiến trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh rất dễ bị sổ mũi, ngạt mũi… dễ dẫn đến mắc các bệnh về đường hô hấp trên như viêm họng, viêm tai giữa… Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, sổ mũi sẽ cảm thấy vướng víu khó chịu, khó thở phải thở bằng mồm làm ảnh hưởng đến lượng oxy cung cấp cho cơ thể dễ dẫn đến một số bệnh lý như viêm họng, ho khan….
Vậy các mẹ đã biết cách thông mũi cho trẻ sơ sinh như thế nào là an toàn, hiệu quả chưa?
1. Cách thông mũi cho trẻ sơ sinh
Rửa mũi là một trong những cách làm thông mũi cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cần phải rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách. Vì chỉ có rửa mũi đúng cách mới giúp chất nhờn, vi trùng, dị vật trong mũi trẻ bị loại bỏ, mũi trẻ khô thoáng, dễ thở.
Rửa mũi cho trẻ sơ sinh tốt nhất là rửa bằng nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý có tác dụng làm ẩm niêm mạc mũi, làm loãng dịch nhày trong mũi, lại rất an toàn và không gây tác dụng phụ.
- – Chuẩn bị: Nước muối sinh lý, khăn xô mềm, sạch, miếng lót chống thấm.
- – Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh:
- + Trải miếng lót chống thấm lên giường, đặt bé nằm nghiêng, đặt 1 tay lên đầu bé và giữ nhẹ để tránh việc con giãy giụa, gây tổn thương trong quá trình rửa mũi.
+ Lót khăn xô dày dưới cổ và đầu bé để nước rửa chảy ra thấm vào đó.
+ Nếu bé mới bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng có thể tiến hành rửa luôn. Trong trường hợp dịch mũi đặc lại, có rỉ mũi dính trong lỗ mũi thì mẹ nhỏ 2 – 3 giọt nước muối vào mỗi bên mũi, đợi 1 lúc cho nước muối ngấm làm mềm rỉ mũi thì nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để rỉ mũi mềm và bong ra.
+ Đặt miệng lọ nước muối đầu tròn vào lỗ mũi phía trên của bé, bóp nhanh nhưng không quá mạnh để nước muối đi vào trong và từ từ chảy ra ở lỗ mũi bên kia. Dịch mũi và rỉ mũi có thể cuốn theo nước muối chảy ra lỗ mũi phía bên kia hoặc qua miệng bé.
+ Sau khi xịt hết lọ nước muối, mẹ có thể dùng đèn pin kiểm tra xem còn nhiều dịch, rỉ trong mũi bé không, có thể tiếp tục xịt thêm nước muối nếu dịch,, rỉ mũi chưa ra hết.
+ Dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau sạch mũi, miệng bé. - + Quay bé nằm nghiêng sang phía ngược lại để rửa tiếp lỗ mũi bên kia của bé. Cách làm tương tự.
>>> Mời bạn xem thêm: 9 Cách trị ngạt mũi cho bé tại nhà siêu hiệu quả, ít ai biết
2. Hút mũi cho trẻ sơ sinh
- – Chuẩn bị:
+ Nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh.
+ 1 bóng hút múi mũi.
+ 1 khăn thấm.
- – Cách hút mũi cho bé: nên hút mũi cho trẻ sơ sinh trước khi cho bé ăn, giúp bé dễ ăn. Nếu hút mũi sau khi bé ăn, tác động của nước muối sinh lý và việc hút mũi có thể khiến trẻ bị trớ.
+ Bóp chặt vào ống hút mũi và giữ nguyên tay.
+ Nhẹ nhàng đặt đầu ống hút vào lỗ mũi của trẻ.
+ Nới lỏng ngón tay khỏi ống hút để đưa không khí vào. Chất nhầy trong mũi bé sẽ dần được hút vào trong ống.
+ Ấn mạnh vào ống hút để chất nhầy trong ống vào khăn thấm.
+ Lặp lại các bước trên với lỗ mũi còn lại.
Nếu chất nhầy quá dầy đặc và khó hút, hãy sử dụng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh để làm tan chất nhầy.
+ Nhẹ nhàng lau chất nhầy xung quanh mũi bé bằng khăn thấm để tránh kích ứng da.
+ Hút mũi cho trẻ sơ sinh nhiều nhất là 4 lần 1 ngày để không làm tổn thương niêm mạc mũi.
>>> Mời bạn xem thêm: 7+ Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dân gian, hiệu quả
3. Thông mũi cho trẻ sơ sinh bằng tinh dầu tràm
- – Cách làm thông mũi cho trẻ sơ sinh bằng tinh dầu tràm: Dùng 1 chiếc khăn, nhỏ 1 ít tinh dầu tràm vào khăn rồi quấn quanh cổ cho trẻ. Cách này làm thông mũi cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Hoặc các mẹ có thể pha loãng tinh dầu tràm với nước ấm rồi bôi 1 chút lên mũi bé để làm thông mũi nhanh hơn.
- – Xông hơi bằng tinh dầu: lấy 1 bát nước nóng nhỏ 1-2 giọt tinh dầu tràm. Tinh dầu tràm giúp giảm tình trạng ngạt mũi, thông mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Ngoài ra, hơi nước nóng giúp làm loãng dịch đờm trong mũi họng, khiến trẻ dễ chịu hơn.
Trên đây là một số cách làm thông mũi cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp các mẹ có kiến thức hữu ích về cách chăm sóc, trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh, giúp các bé có sức khỏe tốt, phát triển khỏe mạnh.
Chuyên gia Ích Nhi/DS.Hương Giang