Trẻ bị ho uống gì nhanh khỏi? Chia sẻ từ chuyên gia

Trẻ bị ho uống thuốc gì? Bố mẹ dùng thuốc cho trẻ như thế nào để bé không bị kháng thuốc? Hãy tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này mẹ nhé!

Khi thay đổi thời tiết, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên rất dễ mắc các bệnh ho kèm theo sổ mũi, sốt. Khi trẻ bị ho, tùy vào tình trạng và độ tuổi của bé mà bố mẹ cần cho bé uống thuốc thích hợp để trị bệnh, nhất là khi bệnh đã diễn tiến nặng thêm. 

1. Trẻ bị ho do đâu?

   Trẻ nhỏ có hệ hô hấp chưa phát triển toàn diện, đường thở ngắn, dẫn đến virus, vi khuẩn gây bệnh dễ xâm nhập, sức đề kháng của trẻ yếu nên rất dễ bị tác nhân lạ tấn công gây bệnh, đặc biệt khi thời tiết thay đổi trẻ dễ bị viêm nhiễm, mắc các bệnh đường hô hấp, thường bị viêm phế quản, viêm phổi… Biểu hiện đặc trưng là ho, sốt, thở khò khè. Trẻ bị ho do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Trẻ bị ho do cảm lạnh: Thường sổ mũi và ngạt mũi, không thở gấp, ban ngày ho nhiều hơn ban đêm.
  • Trẻ bị ho do hen suyễn: Thường thở gấp, đêm ho nhiều. Khi gặp những chất gây dị ứng hay không khí lạnh thì ho tăng lên, ngày càng nặng và thường hắt xì hơi, mặt và mũi cảm thấy ngứa.
  • Trẻ bị ho gà: Thừơng có triệu chứng  ho liên tục một cơn, sau ho thường có tiếng rít khi hít vào như tiếng gà gáy, mặt có thể phù, mẩn đỏ.
  • Trẻ bị ho do viêm phổi: Có triệu chứng như thở gấp, hơi ngắn hoặc khó thở, nặng thì thấy dấu hiệu hai cánh mũi phập phồng, môi tím và ho có nhiều đờm.
  • Trẻ bị ho do viêm họng: Tiếng ho của trẻ nghe sâu và nặng, thường ho nhiều vào nửa đêm va gần sáng vì lúc này là khoảng thời gian có độ chênh lệch nhiệt độ lớn nhất trong ngày. Ngoài ra trẻ có thể bị khản tiếng, sốt nhẹ.
  • Trẻ bị ho do viêm họng mãn tính: Thường ho khan, có cảm giác như có gì vướng trong họng, ho nhiều vào ban ngày.

Ho là một phản ứng tự nhiên bảo vệ cơ thể giúp trẻ tống khứ những dị nguyên như: vi khuẩn, virus, khói, bụi, … ra ngoài. Vậy nên, chỉ khi trẻ ho quá nhiều, các mẹ mới quan tâm đến việc trẻ bị ho cần uống thuốc gì để giảm ho?

Trẻ bị ho uống thuốc gì nhanh khỏi? chia sẻ từ chuyên gia

2. Phân loại ho ở trẻ

Ho là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho. Để điều trị ho hiệu quả cho trẻ, trước tiên mẹ cần hiểu trẻ ho thuộc dạng nào.

  • Trẻ bị ho khan: Là ho không có đờm,  gặp trong viêm họng, ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, không phải do viêm phổi hay viêm phế quản. Ngoài ra, trẻ dễ bị ho khan khi hít phải khói thuốc lá, khói bụi, dị ứng phấn hoa… Ho thường khiến trẻ bị nôn, trớ, dễ làm cho trẻ mệt mỏi, chán ăn sau mỗi lần ho.
  • Trẻ bị ho có đờm: Phổi, phế quản bị viêm và viêm xoang chính là lí do khiến trẻ bị ho có đờm, dịch đờm tiết ra nhiều ở cổ, loãng hoặc đặc. Trẻ có triệu chứng như khò khè đờm, ho rũ rượi, mặt đỏ au, như sắp ho ra cái gì nhưng lại không ho ra được, ho có cảm giác nặng ngực, mệt và hơi khó thở.
  • – Trẻ bị ho lâu ngày: Là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn. Trẻ có các triệu chứng như ho nhiều, chảy nước mũi, hắt hơi và sốt nhẹ. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là ở trẻ dưới 1 tuổi chưa được tiêm chủng.
  • Trẻ bị ho khò khè: Trẻ bị ho đi kèm với thở khò khè có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp dưới. Bệnh xảy ra khi đường hô hấp dưới bị vật thể lạ cản đường hay do dịch nhầy từ  đường hô hấp tiết ra, gặp nhiều ở trẻ nhỏ tuổi.

3. Trẻ bị ho uống thuốc gì nhanh khỏi?

Hầu hết các ông bố bà mẹ đều rất lo lắng khi thấy con mình ho dữ dội, đỏ hết mặt mũi, chỉ mong muốn ngừng được ngay cơn ho của con. Vì vậy mà khi trẻ mới chớm ho, các mẹ đã cho trẻ uống thuốc kháng sinh và thấy khỏi ho là dừng uống, không đảm bảo đủ liều, dễ làm cho trẻ bị kháng thuốc, nhờn thuốc.

Trẻ bị ho nguyên nhân do virus, có thể tự khỏi trong 3-4 ngày, chỉ cần dùng thuốc giảm ho bằng các loại siro thảo dược mà không cần dùng kháng sinh. Nếu do vi khuẩn thì dùng kháng sinh trong 5-7 ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu trẻ ho có đờm do viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi… thì tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ vì nếu không có thể gây ho nặng hơn. Các dạng ho còn lại, cha mẹ có sử dụng một số siro ho từ thảo dược, uống ngay từ lúc trẻ mới xuất hiện ho.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tây điều trị ho khác nhau, cha mẹ không nên tự ý mua điều trị cho trẻ, nhất là không dùng thuốc ho của người lớn cho trẻ em. Khi sử dụng thuốc tây cho trẻ, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý tránh sử dụng các thuốc có chứa chất an thần, chất kháng histamine, corticoid gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, phổi và tim mạch của trẻ.

Lưu ý khi chưa biết cho trẻ bị ho uống thuốc gì nhanh khỏi bệnh, ba mẹ không được tự ý dùng thuốc tây. Cần tham khảo ý kiến của các bác sỹ.

Theo: Chuyên gia Ích Nhi

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA