Tóm tắt nội dung
Ho là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ em, và trẻ bị ho có đờm là một phản xạ bảo vệ cơ thể, giúp tống xuất đờm hay siêu vi ra khỏi đường thở trong phổi giúp phòng ngừa viêm phổi. Tuy nhiên, bố mẹ không nên chủ quan bởi nếu trẻ ho có đờm kéo dài đến vài tuần thì có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm khác. Vậy Trẻ bị ho có đờm nên làm gì? Và cách trị ho có đờm cho trẻ như thế nào hiệu quả?
1. Ho đờm là gì?
Trong trường hợp bệnh lý, có tình trạng đa tiết các dịch của đường hô hấp (dịch của khí phế quản, phế nang, họng, các xoang hàm trán, các hốc mũi), ngoài ra có thể còn các chất khác không gặp trong điều kiện bình thường như: máu, mủ, giả mạc, bã đậu… Các chất trên cản trở đường hô hấp, gây cho bé phản xạ ho và được tống ra ngoài, gọi là bé bị ho đờm.
Ho là một phản xạ sinh lý của cơ thể bé nhắm tống dị vật, đờm ra khỏi đường hô hấp. Vì vậy nó là một phản xạ tốt nhưng nó lại gây không ít khó chịu cho bé yêu nên cha mẹ cần làm giảm những khó chịu mà ho gây ra.
>>> Xem thêm: Trẻ bị viêm phế quản – Những thông tin mẹ cần biết để tránh biến chứng
2. Nguyên nhân khiến trẻ bị ho có đờm
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 1,2,3,4,5 tháng tuổi hệ miễn dịch còn yếu nên thường ho nhiều và thường kèm theo đờm đặc biệt vào mùa thu đông, thời tiết lạnh và không khí khô hanh. Bên cạnh đó, thời tiết ẩm ướt là điều kiện để vi khuẩn nấm mốc sinh sôi nảy nở nhiều tồn tai lâu và phán tán ra không khí ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ dẫn đến trẻ bị ho có đờm.
Ngoài ra, khi trẻ ho có đờm kéo dài thường có thể bé đang bị một trong các bệnh sau:
- – Cảm lạnh cảm cúm
- – Viêm tiểu phế quản
- – Bệnh viêm xoang
- – Viêm phế quản
- – Viêm đường hô hấp trên
- – Và một số bệnh về đường hô hấp khác như: viêm phổi, viêm thanh, khí quản…
>>> Xem thêm: Trẻ bị ho khan – Những điều mẹ cần nắm vững để trẻ sớm khỏi bệnh
3. Cách chữa và điều trị ho có đờm cho bé
- – Khi con bị ho có đờm trong những ngày đầu mẹ hãy sử dụng một số liệu pháp trị ho có đờm cho trẻ trong dân gian thường được ông bà ta sử dụng, các bài thuốc này gần giống với các bài thuốc đông y hiện đại tuy nhiên nguyên liệu lại không hề khó kiếm và đắt đó. Một số loại thảo dược cùng với thành phần tự nhiên khác có tác dụng giảm ho có đờm cho bé như: lá húng chanh,mật ong, gừng, đường, quất xanh, bạc hà và cam thảo… Tuy điều trị bằng cách này tốn nhiều thời gian hơn thông thường nhưng lại an toàn.
- – Tuy nhiên, khi ho có đờm kéo dài trên 1 tuần và kèm theo các triệu chứng như sốt cao, li bì, bỏ ăn, bú thì mẹ cần phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp
4. Cách xử lý khi trẻ ho có đờm
Ho có đờm luôn làm mẹ lo lắng vì sợ trẻ sẽ bị biến chứng sang viêm phế quản, viêm phổi hoặc viêm tai giữa, để trẻ không bị biến chứng thành các bệnh nghiêm trọng mẹ hãy chăm sóc trẻ theo các bước sau:
- – Mẹ cần cho con uống nhiều nước. Trẻ bú mẹ bình thường dưới 6 tháng không cần uống nước, nhưng khi con ho có đờm, dù bú mẹ hoàn toàn cũng nên co con uống thêm nước (cho vào bình sữa cho con mút hay đút muỗng), hoặc các loại nước trái cây. Đây là biện pháp làm loãng đờm rất hiệu quả. Nước còn làm dịu cơn rát họng, giúp trẻ giảm ho.
- – Mẹ thường xuyên vỗ lưng cho bé sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, giúp đờm trong phế quản long và dễ thải ra. Cách vỗ: cho con nằm nghiêng, mẹ chụm 5 ngón tay hơi cong thành nửa vòng tức là nắm tay hờ, vỗ nhẹ vào lưng trẻ (sức vỗ không quá mạnh, vỗ lần lượt từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, nằm nghiêng sang phải vỗ lưng bên trái, nằm nghiêng sang trái vỗ lưu bên phải, hai bên thay nhau). Mỗi lần vỗ độ vài phút, ngày 2-3 lần. Khi mẹ nhìn thấy đờm trong họng con thì lấy khăn sữa sạch bọc vào đầu ngón tay móc nhẹ đờm ra cho con.
- – Nhỏ mũi cho con ngày 3 – 4 lần khi con có biểu hiện hắt hơi nhiều lần trong ngày. Khi con đã bắt đầu sổ mũi, mẹ cần phải nhỏ mũi cho con ngày 6-7 lần, mới giúp con nhanh hết. Chảy mũi nhiều càng nên nhỏ, nhưng phải hút sạch nước mũi mới nhỏ, không thì sẽ khiến nước mũi chảy ngược vào sâu trong khoang mũi, khiến con viêm mũi nặng hơn. Nếu mẹ thấy con chảy nước mũi nhiều lại ngưng kg nhỏ mũi sẽ khiến con viêm mũi lâu hết hơn, viêm nhiễm có nguy cơ nặng hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Trẻ bị viêm họng – 11 điều quan trọng mẹ cần ghi nhớ
5. Cách phòng tránh bệnh ho có đờm cho trẻ
“Để phòng còn hơn tránh” mẹ hay áp dụng các biện pháp sau đây để giúp trẻ tránh xa ho có đờm nhé
- – Cho trẻ vận động thường xuyên.
- – Tránh cho trẻ tiếp xúc thường xuyên ở môi trường đông người, những nơi có ổ dịch, đặc biệt là nơi không khí ôi nhiễm, khói thuốc.
- – Chế độ dinh dưỡng hợp lý đầy đủ các khoáng chất và vitamin để giúp trẻ hoàn thiện về mặt thể chất cũng như hệ miễn dịch.
- – Môi trường sống thông thoáng, thường xuyên mở cửa sổ để không khí lưu thông tốt, khử trùng bằng cách xịt nấm tránh virut lây lan.
- – Chích ngừa đầy đủ để phòng tránh các bệnh lây lan.
>>> Có thể bạn quan tâm: Trẻ bị viêm phổi – Những điều bố mẹ cần biết để tránh nguy hiểm cho con
6. Giải đáp những câu hỏi thường gặp khi trẻ em bị ho có đờm nên làm gì?
a, Bé bị ho có đờm nên uống thuốc gì?
Khi trẻ bị ho kèm theo đờm mẹ cần xem tình trạng của trẻ, nếu trẻ chỉ mới chớm bị thì mẹ chỉ cần sử dụng các bài thuốc trị ho có đờm cho trẻ em bằng dân gian sau:
Bài thuốc về húng chanh:
Ho có đờm – uống lá húng chanh: Húng chanh có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng cho bé (nếu không mua được lá húng chanh thì mẹ cứ mua lá tía tô, tuy không bằng lá húng chanh nhưng lá tía tô vẫn có tác dụng giải cảm rất tốt).
- – Cách 1: Giã dập lá húng, sau đó trộn với 10ml nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống, ngày uống 2 lần.
- – Cách 2: 10-15 lá húng chanh, 4 quả quất xanh và đường phèn. Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 2 lần/ngày đến khi hết ho.
Uống mật ong dành cho trẻ trên một tuổi:
Cho trẻ uống mật ong là phương thuốc hữu hiệu trong việc giảm nhẹ các cơn ho và cổ họng đau rát. Mật ong an toàn cho trẻ trên một tuổi và trẻ sẽ dễ chấp nhận phương thuốc này do hương vị ngọt thơm.
Liều lượng: nửa thìa cà phê với các bé từ 1 – 5 tuổi. một thìa cà phê cho các bé từ 6 – 11 tuổi.
>>> Xem thêm: Trẻ bị sốt – Cần biết những điều này để tránh những sai lầm không đáng có
Bài thuốc về quất xanh, đường phèn, mật ong:
Quất hấp mật ong hoặc đường phèn có tác dụng chữa ho do nhiễm lạnh.
Cách làm: 2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, giữ nguyên cả hạt, vỏ. Rồi, trộn với đường phèn hoặc mật ong. Hấp chín cách thủy. Dằm cả vỏ, bỏ hạt, để nguội cho trẻ uống trong ngày. Bố mẹ hãy sử dụng cách chữa ho cho bé bằng bài thuốc dân gian này để đem lại hiệu quả tốt nhất nhé!
Bài thuốc lê, đường, xuyên bối:
Lê kết hợp với xuyên bối là cách trị ho cho trẻ bằng bài thuốc dân gian đẩy lùi được tình trạng khó chịu này một cách nhanh chóng.
Cách làm: Chọn trái lê to, bỏ vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi. Bỏ vào bên trong lê 2-3 cục đường phèn nhỏ. 5-6 hạt xuyên bối (mua ở quầy thuốc Đông y). Cho lê vào hấp cách thuỷ chừng 30 phút. Ngày cho bé ăn 2 lần. Có tác dụng chữa ho, viêm phổi, tiêu đờm.
Cho bé uống siro ho cảm thảo dược Thảo Dược:
Siro ho cảm Thảo Dược được tinh chế từ các loại dược liệu quý tự nhiên, đảm bảo an toàn lành tính giúp bé giải cảm giảm ho hiệu quả.
b, Trẻ bị ho có đờm nên ăn gì?
Dưới đây là các món ăn giúp trẻ sớm khỏi ho có đờm:
Chế độ dinh dưỡng dành cho bé bị ho có đờm vào buổi sáng:
Bé bị ho có đờm vào buổi sáng cần được bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ và thích hợp theo từng bữa nhỏ và chia đều trong ngày. Khi ho có đờm, trẻ thường dễ mất đi cảm giác thèm ăn và ăn ngon, dễ ói mửa khi ăn và ăn không tiêu….Không nên cho bé ăn các đồ ăn quá cứng và dai, cũng như các loại đồ ăn có vị quá mặn.
Khi cho bé ăn, mẹ không nên bón liên tục mà nên cho trẻ ăn từ từ với từng muỗm nhỏ để trẻ dễ thích nghi với tốc độ cũng như việc tiêu hóa, nhai, nuốt, trở nên dễ dàng hơn.
Cháo gừng:
Vì bé bị ho có đờm vào buổi sáng rất dễ chán ăn và bỏ bữa nên cháo gừng chính là một phương thuốc rất “đa zi năng”, vừa hoàn thiện bữa ăn vừa đẩy lùi cơn ho cho bé. Chỉ với 50 gam thái lát mỏng cũng với 5 cây hành nhỏ và thâm một thìa dấm, là bạn đã có thể hoàn thành một món ăn “ngon và lành”.
Tuy nhiên nếu bé nhà bạn không thích hương vị gừng, bạn nên giảm số lát gừng xuống và tập trung vào các nguyên liệu khác để át đi mùi gừng. Bạn cũng có thể nấu chấp với thịt, sườn để tăng thêm phần bổ dưỡng.
>>> Xem thêm: Trẻ bị cảm – Mẹ cần nắm những điều cơ bản dưới đây
Mật ong:
Đối với mật ong, ta có thể kết hợp loại nguyên liệu ngọt ngào này trong một số món ăn như canh trứng…Đây là món ăn chữa trị cho bé bị ho có đờm vào buổi sáng lâu ngày không khỏi và cũng không có hiện tượng thuyên giảm. Cách nấu vô cùng đơn giản, các mẹ chỉ cần chuẩn bị khoảng 300ml nước đã được đun sôi và đánh bông một quả trứng đổ vào nối, khuấy đều, cuối cùng trước khi bày ra bát ta thêm 1 thìa mật ong vào là được.
Chè đỗ xanh:
Có thể các mẹ không hề biết nhưng chè đỗ xanh cũng là một trong những món ăn khác tốt cho các bé bị mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, hệ hô hấp giảm sút và ho lâu ngày kéo dài không khỏi. Bạn có thể nấu chè đỗ xanh chung với bách hợp theo công thức 50gm bách hợp nấu với 30 đỗ xanh. Vê phần đỗ xanh ta ninh cho đến khi nứt vỏ rồi thêm bách hợp vào nấu cho đến khi nhừ. Các mẹ cũng nên thêm chút mật ong cho món ăn đậm đà và ngon miệng hơn.
Vừng nứt kết hợp với quả óc chó xay nhuyễn:
Một món ăn nữa giúp cải thiện tình trạng bé bị ho có đờm vào buổi sáng chính là vừng nứt với quả óc chó xay nhuyễn. Ta chỉ cần chuẩn bị 15gm vừng, 15 gam bột góc chó đã xay nhuyễn cũng với 12 gam đường phèn. Mùi thơm của vừng cũng như sự ngậy của quả óc chó chắc chắc sẽ khiến bé cảm thấy thèm ăn hơn.
>>>Xem ngay: Trẻ bị ho thở khò khè – Giải đáp những điều bố mẹ quan tâm
c, Khi bị ho có đờm mẹ nên cho bé kiêng ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm rất tốt cho trẻ khi bị ho đờm, tuy nhiên vẫn có những thực phẩm khi khi trẻ bị ho có đờm không nên ăn dưới đây.
- – Thực phẩm lạnh: Theo quan niệm Đông y, nếu cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ ảnh hưởng đến phổi, hơn nữa bệnh ho hay ho có đờm ở trẻ em đều do các bệnh ở phổi gây nên. Vì vậy, khi trẻ ăn hoặc uống các thực phẩm lạnh như vậy sẽ gây ra tắc khí ở phổi, làm bệnh ngày càng nặng thêm. Do vậy bố mẹ cần chú ý không nên ăn đồ ăn bảo quản lâu trong tủ lạnh hoặc thực phẩm đông lạnh mà chưa rã đông hoặc làm nóng.
- – Thực phẩm chiên, rán: Khi trẻ bị ho hay ho có đờm thì chức năng tiêu hóa của cơ thể khá yếu. Những đồ ăn chiên rán khi vào dạ dày của trẻ sẽ khiến cho dạ dày phải hoạt động nhiều, làm cho hệ tiêu hóa kém đi, dịch đờm tăng nhiều hơn và bệnh kéo dài lâu khỏi.
- – Đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt: Trẻ bị ho đờm là do phổi bị nóng, nếu ăn nhiều những thực phẩm mặn hoặc ngọt làm cho cơ thể nóng lên, khiến triệu chứng ho đờm ngày càng nặng hơn. Tránh cho bé ăn các loại thực phẩm có hàm lượng muối cao như cá muối, thịt xông khói…
- – Tôm, cua, cá…bởi đây là những thực phẩm có vị tanh, hệ hô hấp rất dễ bị kích thích bởi vị này khiến cho triệu chứng ho càng nặng…
- – Đậu phộng, hạt dưa…Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm này khi trẻ bị ho đờm sổ mũi vì đây là những thực phẩm chứa dầu khiến cho lượng đờm tăng lên.
- – Dừa, mía: Hai loại thực phẩm này có tính lạnh nên nếu trẻ bị ho có đờm thì bố mẹ không nên cho trẻ ăn, vì sẽ gây trở ngại cho nội tạng.
d, Trẻ bị ho có đờm và sốt có nguy hiểm không?
Khi trẻ có hiện tượng ho có đờm kèm theo sốt dưới 38,5 độ mẹ có thể hạ sốt bằng các phương pháp dân dan như chườm ấm, mặc áo thông thoáng và cho trẻ sử dụng các bài thuốc dân gian đã nêu trên để giảm ho làm loãng đờm và tống đờm ra ngoài. Tuy nhiên, khi trẻ sốt trên 38,5 độ thì mẹ cần dùng thuốc hạ sốt cho trẻ và sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
e, Trẻ bị ho có đờm về lâu ngày mẹ nên xử lý như thế nào?
Khi trẻ bị ho có đờm lâu ngày mà không khỏi thì có thể bé đang bị viêm tiểu phế quản, viêm phế quản hoặc viêm phổi. Vì vậy, để xác định chính xác nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời mẹ cần phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và chữa trị.
Bởi hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng còn yếu và các tác nhân khác tác động từ bên ngoài, cho nên việc trẻ bị ho có đờm trong giai đoạn đầu đời là điều khó tránh khỏi, và hầu như trẻ nào cũng gặp phải. Bởi vậy việc chăm sóc và tìm cách chữa trị ho có đờm cho trẻ em là điều cực kỳ quan trọng mà bố mẹ nào cũng cần phải biết.
Theo: DS Thu Giang