Tóm tắt nội dung
Nhiều ông bố bà mẹ khi thấy trẻ bị nghẹt mũi là tìm đến các bài thuốc dân gian như xông hơi hay sử dụng thuốc nhỏ mũi, rửa mũi với hi vọng cải thiện tình trạng sức khỏe của trẻ. Trong nhiều trường hợp, tình trạng nghẹt mũi không thuyên giảm mà còn nặng và kéo dài hơn bởi những sai lầm không đáng có của bố mẹ. Dưới đây là +4 sai lầm mẹ thường mắc phải khi trẻ bị nghẹt mũi.
>>> Xem thêm: +99 Cách trị ho sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà ít ai biết
+4 Sai lầm mẹ thường mắc phải khi trẻ bị nghẹt mũi
1. Trẻ bị nghẹt mũi do rửa mũi cho bé quá nhiều
Khi gặp tình trạng trẻ bị nghẹt mũi, nhiều bố mẹ cẩn thận xịt, rửa mũi quá nhiều lần 1 ngày cho bé. Đây là 1 sai lầm làm hại tới trẻ khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi. Bởi mũi luôn có cơ chế tự làm sạch khi có bụi bẩn. Vì vậy, rửa mũi nhiều làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi. Trong khi đó, chất nhầy này có tác dụng tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn mà bố mẹ không hề hay biết. Nếu mất đi chất nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi, dễ bị viêm hơn. Từ đó kéo theo việc điều tri ngat mui tre em cũng khó khăn hơn.
Việc rửa mũi, hút mũi quá thường xuyên cho trẻ bị nghẹt mũi cũng có thể làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến chức năng thở, khứu giác. Theo các bác sĩ, bố mẹ chỉ nên dùng nước muối sinh lý rửa sạch trước khi nhỏ thuốc trị nghẹt mũi khi trẻ có triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, có nước mũi trong, mũi đặc… Nhưng cần lưu ý, trước khi nhỏ nước muối vào mũi, nếu trời lạnh các mẹ nên ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước nóng cho ấm lên rồi nhỏ cho trẻ mỗi bên mũi chừng 1-2 giọt. Nếu rửa mũi cho trẻ thì nên dùng bình chuyên dụng, không dùng xi lanh bơm vào mũi trẻ vì sẽ không đảm bảo áp lực xối rửa, dễ gây tổn thương niêm mạc mũi. Chỉ nên rửa mũi khoảng 3 – 4 lần/ngày khi bé bị nghẹt tắc mũi, chảy nước mũi nhiều.
2. Trẻ bị nghẹt mũi do hút mũi bằng miệng, xi lanh
Theo phương pháp dân gian, khi thấy trẻ có những biểu hiện sổ mũi gây nghẹt mũi, nhiều đờm gây khó thở, khò khè,… Nhiều phụ huynh thường tự xử trí bằng cách đưa miệng hút mũi cho em bé. Nhưng bố mẹ không hề biết rằng, khi bố mẹ dùng miệng hút mũi thì mầm bệnh trong miệng sẽ lây lan sang cho trẻ. Do đó, cách làm này sẽ lợi bất cập hại vì khiến bệnh của trẻ nặng thêm.
Bên cạnh đó, khi trẻ bị hắt hơi sổ mũi thì việc dùng dụng cụ hút mũi hay xi lanh đưa nước vào khoang mũi cũng cần lưu ý. Nếu làm không đúng sẽ rất nguy hiểm, có thể làm trẻ sặc và nước sẽ tràn vào màng phổi. Mỗi lần chọc sâu ống hút vào mũi trẻ để hút thì áp lực ấy sẽ hút niêm mạc mũi lên. Nhiều lần làm sẽ gây phù nề niêm mạc mũi nhiều hơn mà nghẹt mũi vẫn kéo dài, không tốt cho trẻ em bị sổ mũi, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.
3. Trẻ bị nghẹt mũi do sử dụng thuốc nhỏ mũi sai cách
Một điều đặc biệt lưu ý khi trẻ em bị nghẹt mũi đó là không được lạm dụng các loại thuốc nhỏ mũi không theo chỉ định của bác sĩ, nhất là các loại thuốc có chứa corticoid, thuốc gây co mạch, kháng sinh… Khi chưa tìm nguyên nhân để điều trị cho trẻ bị sổ mũi hắt hơi.
Đặc biệt, khi có các tổn thương khu trú ở mũi mà dùng thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid sẽ ức chế sự lành vết thương. Tránh lạm dụng thuốc nhỏ mũi gây co mạch dù hiệu quả tức thời chữa nghẹt mũi rất nhanh nhưng lại để lại vô vàn tác dụng không mong muốn sau này cho bé yêu của bạn. Điều cần làm khi trẻ em bị nghẹt mũi, sổ mũi và đau họng kéo dài, sốt cao… Cần đưa đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.
>>> Có thể bạn chưa biết: Nguyên nhân +Cách trị trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi kéo dài
4. Trẻ bị nghẹt mũi do pha nước xông hơi không hợp lý
Cách xông hơi để giúp trẻ em bị nghẹt mũi, sổ mũi nhanh khỏi bệnh được khá nhiều bố mẹ tin dùng. Trong nhiều trường hợp, bố mẹ pha nước xông hơi quá nóng. Điều này rất nguy hiểm cho làn da của em bé, đặc biệt ảnh hưởng đến việc hấp thụ khi xông hơi, đôi lúc còn đem lại hậu quả trái chiều. Bởi vậy, bố mẹ cần hết sức chú ý khi pha nước vừa đủ ấm và phù hợp nhiệt độ với làn da của trẻ em bị nghẹt mũi.
Với mong muốn con trẻ luôn phát triển khỏe mạnh, các bậc làm cha mẹ nên chú ý nhiều hơn trong việc chăm sóc con trẻ đặc biệt khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi. Hy vọng bài viết đã giúp các bố mẹ có thêm những điều đặc biệt lưu ý khi trẻ em bị nghẹt mũi giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh và vui vẻ dưới vòng tay của bố mẹ hơn!
Theo DS Thu Hiền