Cách hút mũi cho bé tại nhà an toàn, hiệu quả – Mẹ nên biết!

Nhiều phụ huynh thường tự xử lý mỗi khi con mình bị ngạt mũi, chảy nước mũi hay khò khè do có đờm trong họng bằng cách hút mũi cho bé. Nhưng không phải ai cũng biết cách hút mũi cho bé tại nhà đúng cách.

Theo các chuyên gia y tế, cha mẹ không nên tự ý dùng miệng hút mũi cho bé bởi đây là cách xử lý phản khoa học. Khi cha mẹ dùng miệng hút mũi cho con, mầm bệnh trong khoang miệng người lớn rất dễ lây nhiễm sang cho trẻ nhỏ, chẳng những không giúp bé hết ngạt mũi mà còn làm tình trạng bệnh của bé nặng hơn. Nhiều người còn dùng tay không móc đờm trong cổ họng bé ra ngoài với mong muốn giúp bé hết đờm, cổ họng thông thoáng nhưng đây cũng là cách cực kỳ mất vệ sinh và nguy hiểm cho bé. Khi bé có nhiều đờm trong họng, cha mẹ tuyệt đối không được tự móc ra vì sẽ làm xước vùng hầu họng làm trẻ dễ nôn trớ, sặc vào đường thở vô cùng nguy hiểm.

Hiện nay tại Việt Nam có thể dễ dàng mua các dụng cụ y tế mà không có những quy định kiểm soát nghiêm ngặt và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ vì vậy nhiều người có thể tự mua các dụng cụ hút mũi về để hút mũi cho bé. Nhưng nhiều phụ huynh lại không biết cách hút mũi cho bé nên rất dễ gây ra tổn thương và nguy hiểm cho bé.

Cách hút mũi cho bé tại nhà an toàn, hiệu quả - Mẹ nên biết!

>>> Xem thêm: Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh? 

1. Cách hút mũi cho bé tại nhà an toàn, hiệu quả

–     Ngạt mũi, sổ mũi và cổ họng có đờm là bệnh lý thường gặp ở trẻ, nhất là với trẻ sơ sinh cơ thể non nớt, dễ phản ứng với thời tiết thay đổi thất thường. Khi bé bị ngạt mũi, cha mẹ đừng vội tìm cách hút mũi cho bé, thay vào đó nên cho bé bú mẹ nhiều hơn, uống nước nhiều hơn. Bổ sung đủ nước và dinh dưỡng cho bé rất quan trọng bởi lúc này, nước và khoáng chất có tác dụng giúp bé long đờm ở cổ, thông thoáng đường thở.

–     Các bác sĩ và chuyên gia y tế khuyến cáo mẹ chỉ nên rửa mũi, hút mũi cho bé khi có triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi nặng. Khi bé bị sổ mũi hay đặc tịt mũi, với các trẻ lớn đã biết nghe theo hướng dẫn của cha mẹ, phụ huynh nên tập cho trẻ biết xì mũi, kết hợp dùng nước muối sinh lý để xịt làm cho nước mũi loãng ra và dễ xì mũi hơn. Chúng ta thường có thói quen dùng tay quệt mũi và bịt hai bên khi xì mũi, điều này hoàn toàn không nên vì sẽ làm tăng áp lực đột ngột vào mũi. Khi cho bé xì mũi, mẹ nên chú ý dùng loại giấy vệ sinh mềm, sạch và dùng một lần, không nên dùng khăn nhiều lần.

–     Khi bé bị tắc mũi, ngạt thở, phải thở bằng đường miệng, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để xịt rửa mũi cho bé. Dung dịch nước muối sinh lý sẽ làm loãng dịch mũi giúp việc vệ sinh mũi cho bé dễ dàng hơn.

–     Trong trường hợp dịch mũi của bé lỏng và chảy nhiều, mẹ cần lưu ý không dùng tăm bông để lấy nước mũi vì một là không đủ sức hút hết dịch mũi của bé, hai là đầu bông cứng có thể làm viêm niêm mạc mũi. Lúc này, mẹ cần lấy giấy thấm sạch và mềm để thấm mũi cho bé nhẹ nhàng và an toàn, hạn chế cách hút mũi cho bé.

–      Nhiều phụ huynh vội vàng mua thuốc hoặc dùng các bài thuốc dân gian để trị ngạt mũi trẻ em. Để tránh vô tình làm nặng thêm tình trạng bệnh của bé, cha mẹ chỉ được sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có được tắm không?

2.  Để hút mũi cho bé, mẹ cần chuẩn bị những gì?

Trong trường hợp đã được sự đồng ý và tư vấn của bác sĩ về cách hút mũi cho bé, mẹ cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và làm theo đúng chỉ dẫn y tế. Các dụng cụ cần chuẩn bị để hút mũi cho bé là:

–         Dụng cụ hút mũi cho bé: có 2 loại cho mẹ lựa chọn: Dụng cụ dạng bầu hút có thể hút ra, hút vào và dùng tay tạo lực; Dụng cụ dạng bầu hút sử dụng miệng để tạo lực hình chữ L (rất phổ biến hiện nay). Ngoài ra còn có máy hút mũi cho bé chạy bằng pin giúp tiết kiệm lực cho người sử dụng nhưng giá thành rất cao.

–         Gối cao kê đầu cho bé

–         Khăn bông sạch cỡ lớn

–         Nước muối sinh lý chuyên dụng dùng để nhỏ mũi cho bé

2.  Để hút mũi cho bé, mẹ cần chuẩn bị những gì?

Cách hút mũi cho bé bằng dụng cụ chuyên dụng khá đơn giản nhưng cần thực hiện cẩn thận và tỉ mỉ. Khi hút mũi cho bé, mẹ cần làm như sau:

–        Đầu tiên, đặt bé nằm trên mặt phẳng, gối cao đầu sau đó đặt nằm nghiêng để dễ dàng hút mũi cho bé. Với các bé sơ sinh, mẹ cần làm thật cẩn thận và nhẹ nhàng vì bé dễ quấy khóc, ngọ nguậy khó hút mũi. Các mẹ có thể chờ đến khi bé ngủ để thực hiện việc này.

–      Dùng khoảng 2 – 3 giọt nước muối sinh lý nhỏ vào hốc mũi bé để khi hút dễ dàng hơn và tránh tối đa tổn thương niêm mạc mũi bé.

–      Mẹ đặt 1 ống hút vào mũi bé, ống còn lại dùng để hút, mẹ có thể dùng miệng hoặc tay để tạo lực hút dịch mũi, đờm ra ngoài. Thực hiện lần lượt từng bên mũi.

–      Sau khi hút hết đờm và dịch mũi bé ra ngoài, mẹ nhẹ nhàng dùng tăm bông thấm khô và lấy hết dịch còn sót trong mũi bé ra ngoài.

Trên đây là những chia sẻ về cách hút mũi cho bé tại nhà an toàn và hiệu quả. Mẹ cần chú ý nắm chắc cách thức thực hiện đồng thời có những biện pháp vệ sinh mũi họng cho bé một cách thường xuyên để phòng ngừa bệnh về mũi họng cho bé một cách tốt nhất.

Theo DS.Hương Giang

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA