Cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng lá tía tô

Nguyên nhân chủ yếu khiến các mẹ bầu bị cảm cúm giai đoạn đang mang thai là thể trạng yếu hơn, sức đề kháng trước vi khuẩn, virus gây bệnh cùng các tác nhân khác đến từ môi trường suy giảm. Trong thời gian này, một thay đổi nhỏ trong môi trường sống như thời tiết hay khói bụi thuốc lá dày đặc cũng có thể khiến mẹ bầu bị nhiễm lạnh, cảm cúm dễ dàng.

Một trong những điều bà bầu nên hạn chế nhất khi mang thai đó chính là thuốc kháng sinh. Chính vì vậy khi bị cảm cúm lúc này, gia đình mình hãy ưu tiên các cách chữa trị dân gian an toàn mà hiệu quả như sử dụng lá tía tô để chữa cảm cúm cho bà bầu xem sao. 

Đặc điểm nhận dạng

Cây tía tô hay còn có tên gọi khác là tử tô; xích tô;… là cây thuộc họ bạc hà Lamiaceae có xuất thân từ Đông Nam Á và các vùng cao nguyên ở Ấn Độ.

Cây tía tô thường cao 500cm – 1m. Toàn cây có chút mùi thơm tinh dầu và có lông nhám bao quanh thân. Lá tía tô mọc đối xứng nhau, mép lá hình răng cưa. Màu lá cây tía tô có một mặt màu tím tía, hoặc đôi khi cả hai mặt đều có màu tía. Một số cây khác sẽ có lá màu nâu sẫm hoặc xanh lục. Hoa cây tía tô thường có màu trắng hoặc tím, thường nhỏ và mọc ở đầu cành.

lá tía tố trị cảm cúm bà bầu

Cây tía tô ưa sáng và ẩm, thường mọc nhiều ở các vùng đất thịt hoặc đất phù sa màu mỡ. Cây sẽ nở hoa vào khoảng tháng 8 và có quả vào khoảng tháng 11-12. Tuy nhiên phần chủ yếu được thu hái là lá tía tô. Người ta sẽ thu hoạch lá riêng hoặc các nhánh non để phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau. Lá tía tô có vị nồng cay đặc trưng.

Lá tía tô không chỉ có tác dụng chữa bệnh sẽ được nhắc đến trong bài mà còn phổ biến nhờ được sử dụng nhiều làm gia vị, thực phẩm trong các món ăn của người Việt.

Chức năng chữa cảm cúm

Đông Y chứng minh rằng vị cay nồng và tính ấm trong lá tía tô có tác dụng tán phong hàn, làm ra mồ hôi, chữa cảm mạo cực tốt. Một số hoạt chất khác trong lá tía tô có chức năng làm co thắt và giảm dịch tiết của phế quản, từ đó giảm các triệu chứng ho khan kéo dài hay ho có đờm.

Lý do lá tía tô là một trong những phương pháp hàng đầu các mẹ bầu nên áp dụng bởi tinh dầu, mùi thơm và vị cay cay đặc trưng sẽ xoa dịu các cơn ốm nghén của mẹ bầu, cải thiện phần nào cả chứng khó ăn uống thất thường của các mẹ giai đoạn này.

>>> Mời bạn xem thêm: Tiết lội 5 bài thuốc trị cảm cho bà bầu hiệu quả nhất

Cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng lá tía tô

Pha trà tía tô

Sử dụng lá tía tô đã phơi khô như túi trà lọc bình thường – để lá tía tô vào cốc và đổ khoảng 200-300ml nước sôi vào và chờ khoảng 10-20 phút. Điều lưu ý khi pha trà tía tô là không nên cho nhiều hơn 300ml nước lọc đề phòng trà quá loãng, tác dụng của tía tô sẽ suy giảm. Nhà mình có thể cho thêm đường để trà thêm dễ uống.

Một cách khác là có thể đun sôi lá tía tô cùng với quýt và gừng. Tinh dầu của quýt và gừng đã được chứng minh có thể trị ho và giảm các triệu chứng cảm cúm hiệu quả.

Trà tía tô có thể làm dịu cổ họng, làm long đờm và giúp toát mồ hôi, giải cảm.

Pha trà tía tô CHỮA CẢM CÚM BÀ BẦU

Khi uống trà tía tô không nên uống quá nhiều cùng một lần hay quá nhiều lần trong ngày. Nên uống với liều lượng vừa đủ và nhấp từng ngụm nhỏ một để tinh chất của lá tía tô có thể ngấm vào cơ thể.

Cháo trứng tía tô kết hợp với kinh giới

Sau khi nấu cháo nhừ với khẩu phần phù hợp cho mẹ bầu, đập hai quả trứng gà vào và khuấy đều, tắt bếp và thêm nếm các loại gia vị theo khẩu vị mẹ bầu thích.

Sau khi bày cháo ra bát cho thêm lá tía tô và gừng tươi, hoặc kinh giới lên trên. Mẹ bầu khi ăn nhớ ăn khi còn nóng và khuấy đều cháo.

Kinh giới cũng là một loại dược liệu có tính ấm và có tác dụng giải cảm hữu hiệu tương tự như lá tía tô, kết hợp với cháo vốn là một món ăn hoàn hảo để thưởng thức khi bị cảm cúm không chỉ dành riêng cho mẹ bầu mà cho mọi độ tuổi và thể trạng nói chung. Món ăn dễ làm dễ ăn này phù hợp vẫn phù hợp nhất cho mẹ bầu đang nhạt mồm nhạt miệng khi thai nghén và đang bị cảm cúm.

Cháo trứng tía tô kết hợp với kinh giới TRỊ CẢM CÚM BÀ BẦU

Tuy nhiên một lưu ý cho các gia đình khi bà bầu bị cảm cúm là nếu mẹ bầu có những triệu chứng sốt nhẹ, sốt cao hoặc ho không ngừng,… việc đầu tiên nhà mình cần làm là đưa mẹ bầu ra các cơ sở y tế gần nhất để khám chữa để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và em bé. Lá tía tô vốn từ lâu đã được coi là thuốc trong đông y, chính vì vậy khi mẹ bầu có những triệu chứng nghiêm trọng, nhà mình không nên tùy ý áp dụng các phương pháp dân gian mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra mẹ bầu có thể sử dụng thêm các thuốc ho lành tính có chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên không gây ảnh hưởng tới thai nhi. Siro ho cảm thảo dược có thành phần quất (tắc), húng chanh (tần dày lá), cát cánh được nhiều mẹ tin dùng bởi tính an toàn được thẩm định từ kinh nghiệm dân gian hàng nghìn năm và niềm tin của hàng triệu người tiêu dùng.

Theo: DS.Vân Anh

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA