Tóm tắt nội dung
Nhiều mẹ bầu đã biết gừng có công dụng giảm buồn nôn – là “cứu cánh” trong những tháng nghén đầu thai kỳ. Nhưng mẹ có biết gừng cũng là vị thuốc rất hiệu nghiệm và an toàn giúp mẹ vượt qua các triệu chứng khó chịu của viêm họng, cảm cúm, cảm lạnh…? Bài viết dưới đây là Bí quyết chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng siêu hiệu quả.
Vì sao gừng được coi là kháng sinh tự nhiên?
Trong bộ sách “Lĩnh Nam bản thảo”, Đại y tôn Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác viết: Gừng già có vị cay, không độc, tính ôn, trị đau bụng phong hàn, hư nhiệt…
Theo Y học cổ truyền, gừng có tác dụng phát tán phong hàn, hóa đàm, giảm nôn và ho, lợi niệu, giải độc. Trong các gia đình, gừng tươi được dùng trị cảm cúm, cảm lạnh, đầy bụng, chướng bụng, ho, nhiều đờm…
Không chỉ là vị thuốc hay được dùng theo kinh nghiệm trong các bài thuốc dân gian, củ gừng đã được nghiên cứu và chứng minh là chứa nhiều hợp chất tự nhiên giúp bà bầu giảm buồn nôn, hỗ trợ trị các chứng cảm lạnh, cảm cúm an toàn.
Trong gừng có 2 hợp chất quan trọng là gingerols và shogaols – thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp giảm cảm giác buồn nôn.
Gingerols có nhiều trong gừng tươi, trong khi shogaols rất giàu trong gừng khô.
Gừng mang lại lợi ích cho sức khỏe nhờ một số tác dụng như:
Kháng khuẩn
Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy gừng có tác dụng tiêu diệt một số loại vi khuẩn còn cao hơn cả kháng sinh, trong đó có S. pyogenes – loại vi khuẩn gây viêm họng.
Khả năng kháng virus
Trong một thử nghiệm, gừng thể hiện khả năng kháng virus đáng kể. Thậm chí, các nhà khoa học thấy loại củ này còn có hiệu quả trong việc giảm đau và sốt.
Một nghiên cứu tại phòng thí nghiệm năm 2019 cho thấy Gừng tươi có tác dụng chống lại các virus gây bệnh hô hấp và ngăn chặn sự sinh sôi của một số loại virus khác.
Chống viêm
Các nhà khoa học khẳng định gừng có hoạt động kháng viêm hiệu quả, giúp giảm cảm giác đau họng.
Chống oxy hóa
Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy gừng có tác dụng chống oxy hóa vượt trội.
Cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng
Theo các bằng chứng, gừng giúp cải thiện và điều trị cảm cho bà bầu như:
- Làm ấm cơ thể
- Ngăn ngừa và làm dịu đau họng
- Giảm nghẹt mũi
- Giảm viêm
Các bà bầu có thể dùng gừng bằng nhiều cách như:
- Thêm gừng tươi nghiền nhỏ vào nước lọc và chanh.
- Rửa sạch một mẩu gừng sống nhỏ rồi nhai chậm.
- Thêm gừng khi nấu các món ăn.
- Thêm gừng khi làm nước ép, sinh tốt.
- Uống trà gừng mật ong
Một số nghiên cứu cho thấy gừng có tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn khi kết hợp với mật ong. Mẹ bầu có thể pha chút gừng tươi nghiền nhỏ và mật ong vào nước ấm, khuấy đều và uống để giảm đau họng.
Trị cảm cho bà bầu bằng gừng có tác dụng phụ không và nên dùng lượng thế nào?
Trà gừng nhìn chung an toàn cho bà bầu khi dùng với lượng phù hợp. Mặc dù không có liều dùng cụ thể, các nhà nghiên cứu cho rằng dùng dưới 1g gừng mỗi ngày là an toàn. Mức này tương đương với 4 tách (tổng khoảng gần 1 lít) trà gừng đóng túi hay gừng tự làm từ một thìa cà phê (5g) củ gừng nghiền nhỏ pha nước.
Cục quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ cho biết, gừng an toàn khi sử dụng trong đồ ăn, đồ uống. Các nhà nghiên cứu chưa thấy có mối liên quan giữa sử dụng gừng trong quá trình mang thai và việc tăng nguy cơ sinh non, thai lưu, sinh bé nhẹ cân hay các biến chứng khác.
Tuy nhiên, một số bằng chứng cho thấy không nên dùng nhiều trà gừng khi sắp tới ngày sinh, vì gừng có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết. Những bà bầu có tiền sử sẩy thai, ra máu vùng kín hay có vấn đề về đông máu nên hạn chế dùng gừng.
Ngoài ra, ở một số người, thường xuyên uống lượng lớn trà gừng có thể dẫn tới một số cảm giác khó chịu như ợ nóng, đầy hơi… Nếu có dấu hiệu này, bạn nên giảm lượng trà gừng uống.
Theo:DS.Hương Giang