Bà bầu 7 tháng bị cảm cúm phải làm sao? Có nguy hiểm không

Ở thai kỳ của tháng thứ 7, việc duy trì và đảm bảo sức khỏe tốt và ổn định là điều mà bất cứ mẹ bầu nào cũng đều mong muốn để em bé trong bụng có thể phát triển tốt nhất và chuẩn bị cho ngày chào đời. Tuy nhiên không thể tránh khỏi việc mẹ bầu bị mắc một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp do mức độ nhạy cảm của cơ thể ở những tháng cuối thai kỳ hoặc do sự thay đổi của điều kiện môi trường cũng là nguyên nhân gây nên bệnh cảm cúm với các mẹ bầu.

Vậy bà bầu 7 tháng bị cảm cúm liệu có nguy hiểm và nên làm thế nào để điều trị tình trạng trên?

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp một số những thắc mắc trên để mẹ có thể chăm sóc tốt sức khoẻ của mình trong thai kỳ tháng thứ 7.

Các dấu hiệu nhận biết cảm cúm ở mẹ bầu 7 tháng

Cảm cúm là một bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi, đây là một bệnh truyền nhiễm do virus cúm Influenza gây nên với nhiều chủng virus cảm cúm khác nhau như: cúm A, cúm B, cúm C. Mỗi chủng virus sẽ có cơ chế hoạt động riêng và mức độ gây hại khi xâm nhập vào cơ thể là khác nhau do đó bệnh cảm cúm có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ của mẹ bầu ở tháng thứ 7.

Bệnh cảm cúm thường biểu hiện ở một số triệu chứng như:

–         Sốt: mức độ sốt có thể từ sốt vừa tới sốt cao.

–         Hắt hơi.

–         Nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi.

–         Ho khan, viêm họng.

–         Nhức đầu.

–         Cơ thể mệt mỏi và cảm giác đau nhức nhẹ.

–         Đôi khi sẽ cảm thấy ớn lạnh và thường chán ăn.

Các dấu hiệu nhận biết cảm cúm ở mẹ bầu 7 tháng

Mẹ bầu 7 tháng bị cảm cúm có nguy hiểm không?

Cảm cúm khi mang thai ở tháng thứ 7 có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi. Đặc biệt nếu mắc phải tình trạng cảm cúm nặng có thể dẫn đến việc mẹ bầu sinh non, trường hợp xấu hơn có thể xảy đến đó là nguy cơ sẩy thai hoặc thai lưu.

Mẹ bầu cũng cần lưu ý khi bị cảm cúm hoặc cảm lạnh và sốt cao trong thai kỳ, nhất là những tháng cuối có thể gây ra một số những dị tật bẩm sinh ở bé sau khi ra đời:

–         Bé bị mắc bệnh gai cột sống.

–         Cơ thể suy nhược và chậm lớn.

–         Dị tật sứt môi hở hàm ếch.

–         Suy thận hai bên.

–         Làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.

–         Trẻ dễ nhạy cảm và thường xuyên bị dị ứng khi còn nhỏ.

–         Làm tăng khả năng trẻ bị mắc bệnh tự kỷ.

–         Tình trạng viêm đại tràng co thắt.

Những dị tật trên nếu không may gặp phải sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống sau này của bé, điều này còn gây nên những lo lắng, trăn trở cho các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng con. Vì vậy mẹ bầu cần hết sức lưu ý và chăm sóc tốt sức khoẻ của mình để cả mẹ và con đều phát triển và khỏe mạnh nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm: Có nên sử dụng thuốc cảm cho bà bầu?

Một số biện pháp hỗ trợ điều trị cảm cúm cho bà bầu 7 tháng

Khi phát hiện mình bị cảm cúm mẹ bầu nên đến ngay các cơ sở, trung tâm y tế hoặc các bệnh viện uy tín, chất lượng để được thăm khám, tư vấn và chẩn đoán chính xác, kỹ lưỡng về tình trạng sức khỏe hiện thời để nhanh chóng đưa ra các biện pháp chữa trị kịp thời, hiệu quả nhằm giúp mẹ bầu mau lấy lại được thể trạng sức khoẻ bình thường và không gây ra guy hiểm cho bé.

Bà bầu 7 tháng bị cảm cúm phải làm sao? Có nguy hiểm không

Bên cạnh đó, mẹ bầu 7 tháng cũng có thể áp dụng thêm một số những biện pháp dân gian dưới đây trong việc điều trị bệnh:

  • – Sử dụng trà gừng mật ong hoặc thêm gừng vào các món ăn hằng ngày. Bời gừng có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và chống viêm rất hiệu quả.
  • – Sử dụng lá tía tô tươi để nấu nước uống mỗi ngày. Ngoài ra mẹ cũng có thể nấu cháo trứng gà nóng kết hợp với lá tía tô và hành lá. Lá tía tô có tác dụng tán phong hàn, giúp ra mồ hôi và loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể, giúp chữa cảm rất tốt.
  • – Súc miệng bằng nước muối sinh lý và kết hợp thực hiện việc chườm ấm cơ thể mỗi ngày.
  • – Sử dụng tỏi tươi và giã nát để xông mũi. Ngoài ra mẹ cũng có thể giã nát tỏi và chắt lấy nước uống. Trong tỏi có hợp chất Allicin với công dụng ức chế vi khuẩn, giảm viêm, ức chế virus, vi khuẩn gây hại là một trong những bài thuốc dân gian được ưa chuộng để điều trị cảm cho bà bầu.
  • – Giữ ấm cho cơ thể, hạn chế tiếp xúc với các luồng gió và không khí lạnh. Nên hạn chế việc sử dụng máy lạnh và máy điều hoà vì có thể gây ra cảm lạnh, ho và viêm phế quản.
  • – Duy trì chế độ nghỉ ngơi phù hợp và ngủ đủ giấc, lưu ý khi ngủ nên kê cao gối dưới đầu. Điều này sẽ giúp giảm tình trạng nghẹt mũi, giúp đờm nhớt không bị trào ngược và đem tới cảm giác dễ chịu, thoải mái giúp mẹ bầu dễ dàng hơn khi đi vào giấc ngủ.
  • – Bổ sung chất dinh dưỡng hằng ngày trong khẩu phần ăn, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin C như: ổi, súp lơ, ớt chuông, đu đủ, cam, kiwi… nhằm giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng.

Trên đây là những thông tin bệnh cảm cúm ở bà bầu 7 tháng. Hy vọng bài viết sẽ cúng cấp thêm nhiều kiến thức chăm sóc thai nhi khỏe mạnh. Chúc bạn sớm sinh quý tử, mẹ tròn con vuông nhé!

Theo: DS.Vân Anh

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA