Tóm tắt nội dung
Rất nhiều trường hợp mẹ phát hiện thấy trẻ sơ sinh có tiếng thở khò khè như như có đờm, hay thở khò khè nhưng không có mũi, khò khè khi bú, khi ngủ.
Vậy thở khò khè là có phải là dấu hiệu bệnh lý? Vì sao trẻ sơ sinh thở khò khè. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Cách nhận biết trẻ sơ sinh thở khò khè
Trẻ bị khò khè khó thở thường tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ). Đặc biệt, tình trạng này thường gặp ở trẻ dưới 2-3 tuổi vì phế quản (cuống phổi) có kích thước còn nhỏ lại dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm (30-40% trẻ còn bú mẹ có triệu chứng này).
Mẹ có thể kiểm tra có phải bé thở khò khè không bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ. Tiếng thở khò khè gần giống tiếng ngáy. Khi tình trạng trẻ thở khò khè, khó thở nặng hơn có thể thấy trẻ thở ra kéo dài, gắng sức.
Trong nhiều trường hợp khó có thể nghe được trẻ bị khò khè bằng tai thông thường. Khi đó, bác sĩ có thể phát hiện dễ dàng triệu chứng này hơn bằng cách dùng ống nghe (theo y học gọi là tiếng ran ngáy, ran rít).
Mẹ cần phân biệt tiếng khò khè với tiếng khịt khịt – tiếng thở do tắc mũi ở trẻ.
- Khò khè là triệu chứng ít gặp nhưng thể hiện tình trạng bệnh nặng, thường là viêm nhiễm ở đường hô hấp dưới.
- Khịt khịt (hay khụt khịt) – là triệu chứng rất hay gặp và thường không phải triệu chứng của bệnh nặng. Tình trạng này thường xảy ra do kích thước mũi của trẻ còn nhỏ, dễ bị tắc khi bé bị cảm, ho. Chỉ cần nhỏ nước mũi sinh lý, thay đổi tư thế cho con (từ bế nằm sang bế đứng), là có thể giúp bé thở bình thường.
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè
Tình trạng thở khò khè thường xảy ra khi trẻ có bệnh lý gây tắc nghẽn đường hô hấp dưới.
Các nguyên nhân thường gặp nhất là: bệnh hen suyễn (hen phế quản), viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi. Đặc biệt, với các bé dưới 6 tháng, nguyên nhân thường gặp nhất là viêm tiểu phế quản. Với các bé trên 18 tháng tuổi, hen suyễn lại là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ khò khè.
Ngoài ra, một số vấn đề sau cũng có thể khiến bé sơ sinh thở khò khè, nhưng thường hiếm gặp hơn:
- Dị vật đường thở
- Lao, phù phổi
- Phế quản bị một số dị tật bẩm sinh
- Mềm sụn thanh quản hoặc vùng thanh quản bị chèn ép bởi các mạch máu lớn (thường xảy ra với trẻ dưới 1 tuổi)
- Trẻ bị tim bẩm sinh (thường kèm bú kém, thường xuyên khó thở).
>>>Có thể bạn quan tâm: Mẹo hút đờm đúng cách cho trẻ sơ sinh, bé hết khò khè
3. Trẻ thở khò khè có nguy hiểm không?
Tùy tiếng thở mà có thể đánh giá mức độ nguy hiểm của tình trạng khò khè ở trẻ khác nhau:
Trẻ thở khò khè có âm thanh phát ra như tiếng huýt sáo: Tình trạng tắc nghẽn ở mũi sẽ làm trẻ bị khò khè khó thở, tiếng thở gần giống tiếng huýt sáo.
Nguyên nhân: Mũi của trẻ thường có lỗ thông khí nhỏ nên chỉ cần có một ít nước nhầy hay sữa lọt vào cũng có thể làm cho lỗ thông khí thu hẹp lại, cản trở không khí ra vào đường thở và gây ra những âm thanh lạ như tiếng huýt sáo.
Nên làm gì: Vệ sinh mũi, thông mũi sạch sẽ cho bé, tiếng thở khò khè như huýt sáo sẽ không còn. Trong trường hợp đã làm cách trên nhưng tình hình không cải thiện, nên đưa trẻ đi khám.
Trẻ thở khò khè có âm thanh phát ra như tiếng khàn khàn
Tình trạng tắc nghẽn ở thanh quản do nước nhầy thường khiến trẻ bị khò khè phát ra âm thanh khàn khàn. Đây thường là dấu hiệu của bệnh viêm thanh khí phế quản – chứng bệnh gây phù nề thanh quản, khí quản, làm cho đường dẫn khí dưới dây thanh âm bị hẹp đi, khiến hơi thở trở nên nặng hơn.
Nên làm gì: Cho trẻ đi khám để được bác sĩ xác định rõ nguyên nhân và hướng dẫn cách xử trí.
Trẻ thở khò khè
Trẻ sơ sinh thở khò khè thường là dấu hiệu của tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp dưới hay những căn bệnh như viêm phế quản, viêm phổi hay hen suyễn. Ngoài ra, những trường hợp trẻ bị khò khè dai dẳng có thể do dị vật đường thở, dị tật bẩm sinh ở phế quản hay phế quản bị chèn ép.
Nên làm gì: Cho trẻ đi khám để được xác định nguyên nhân và can thiệp kịp thời.
Trẻ thở dốc
Trẻ bị viêm phổi có thể thở nhanh và thở dốc bất thường. Bệnh này do các virus hay vi khuẩn gây nên sự tích tụ các chất lỏng bên trong các phế nang. Khi bé bị viêm phổi, đôi khi bạn sẽ thấy bé thở dốc kèm theo các triệu chứng như xanh tím và ho dai dẳng.
Nên làm gì: Cho bé đi khám ngay vì tình trạng bệnh có thể diễn biến nhanh và nguy hiểm.
4. Cách xử trí khi bé sơ sinh bị khò khè hiệu quả từ chuyên gia
Theo các bác sĩ, nếu mẹ thấy con khò khè nhưng không ho, không khó thở, vẫn bú và ăn tốt, tăng cân bình thường, không sốt thì có thể chỉ là bé bị nghẹt mũi và mẹ có thể áp dụng một số cách sau giúp bé dễ thở hơn:
- Vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên giúp mũi trẻ thông thoáng.
Sử dụng nước muối sinh lý dạng phun sương hay nhỏ mũi (khoảng 2-3 giọt), giúp làm sạch dịch nhầy và bụi bẩn ở niêm mạc mũi, giúp thông thoáng đường thở.
- Tăng cường cho trẻ bú mẹ.
- Sử dụng Siro ho cảm thảo dược với thành phần từ Húng chanh, quất, cát cánh, mạch môn… giúp trẻ giảm nghẹt mũi, tiêu đờm nhớt.
Trong quá trình chăm sóc bé, nếu thấy tình trạng khò khè của con không dứt, có biểu hiện nặng hơn, kèm sốt hay nôn ói… bố mẹ cần cho con đi khám để xác định rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời. Mẹ không nên tự ý dùng các loại thuốc kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đờm, kháng viêm,… để điều trị bệnh cho trẻ vì có thể sẽ không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ bị khò khè khó thở nhiều hơn, bệnh nặng hơn.
Để được tư vấn về bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, cho con bú vui lòng gọi về tổng đài 1900 636468
Dược sĩ Nguyễn Thị Hiền
Tìm hiểu thêm về sản phẩm cải thiện triệu chứng ho, sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tại đây