Trẻ đi du lịch bị ho đờm, sổ mũi, phải làm sao?

Chuyến đi chơi của bé mang nhiều trải nghiệm thú vị khi mẹ chủ động theo dõi thời tiết, chuẩn bị thuốc dự phòng và giờ giấc sinh hoạt hợp lý. 

Hè tới, các gia đình rục rịch lên kế hoạch cho bé về quê chơi thăm ông bà, du lịch, picnic…. Mỗi chuyến đi cho bé học hỏi được bao điều thú vị, nhưng cũng khiến con dễ bị bệnh, mệt mỏi trong và sau chuyến đi. 

Trẻ ho, sổ mũi có nên cho đi du lịch?

Gia đình anh Hoàng Minh (Hà Nội) dự định cho hai con (bé 3 tuổi và 7 tuổi) đi chơi biển Vũng Tàu làm phần thưởng khi vừa kết thúc năm học. Tuy nhiên, đợt gần đây các bé đang bị ho và sổ mũi, cứ tái hoài không dứt, anh rất băn khoăn có nên cho con đi chơi, tắm biển.

Tương tự chị Hồng Liên (Thanh Hóa) “Cho con đi chơi, liên tục thay đổi môi trường, đi ngoài trời nắng nóng lại vào phòng điều hòa, khiến các bé dễ sốc nhiệt, cảm. Khi đi chơi mệt, con lại đòi ăn kem, uống nước đá liên tục gây ho, đau họng. Sau mỗi chuyến đi là các bé nhà tôi lại ốm vặt thêm vài ngày”.

Theo TS.BS Nguyễn Thị Anh Xuân (Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Việt Nam – Cuba): Cho trẻ đi chơi, nhất là du lịch biển sẽ giúp bé có thêm hoạt động thể chất, được hít thở không khí trong lành, tốt cho phổi. Nhưng các hoạt động diễn ra liên tục ngoài trời, bữa ăn thất thường dinh dưỡng không phù hợp, trẻ vui chơi nơi công cộng đông người nguy cơ tiếp xúc với nhiều mầm bệnh(virus, vi khuẩn..), khiến trẻ dễ mắc: cảm lạnh, cảm cúm, sốt virus, sốt… Cha mẹ cần chọn thời điểm trẻ có sức khỏe tốt và chuẩn bị kỹ lưỡng các loại thuốc hỗ trợ điều trị mang theo cho trẻ. 

Giúp trẻ khỏe mạnh khi đi du lịch

Gia đình nhỏ của chị Thu Trang (Hà Nội) đam mê du lịch và muốn cho con đi nhiều nơi để tăng trải nghiệm. Chị cũng chuẩn bị tinh thần, đi chơi con sẽ ăn uống, ngủ nghỉ thất thường sẽ bị mệt, ốm sốt, bù lại con sẽ mạnh dạn, rắn giỏi hơn.

Đằng sau một đứa trẻ khỏe mạnh, tinh nghịch khi đi chơi, cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng của người mẹ. Đây là những điều chị Trang tích lũy được và muốn chia sẻ với các mẹ qua mỗi chuyến du lịch cùng con.

Theo dõi thời tiết

Có lịch trình di chuyển rõ ràng và theo dõi sát sao thời tiết khi bước vào hành trình của mỗi chuyến đi. Xem trước thời tiết nơi chuẩn bị đến sẽ giúp phụ huynh chủ động phòng tránh khu vực thời tiết xấu và con cũng không bị mệt khi phải di chuyển nhiều. Trong chuyến đi cũng cần mang theo mũ, ô dù, tránh cho bé dính nước mưa rất dễ gây cảm lạnh, viêm phế quản…

Ăn, ngủ, nghỉ theo giờ giấc

Chuyến đi du lịch với lịch trình dày đặc cho trẻ trải nghiệm được khám phá vùng đất mới, vui đùa cùng anh em, bạn bè. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý đến việc cho con ăn uống đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hạn chế đồ ăn vỉa hè, ăn vặt. Bé đi dưới trời nắng và mệt rất háo nước, nhưng ăn nhiều kem đá lạnh, nước ngọt giải khát gây viêm họng. Phụ huynh cần nhắc nhở trẻ không thức quá khuya, cần đảm bảo ngủ đủ giấc để cơ thể phục hồi và tăng miễn dịch.

Mang theo thuốc thiết yếu

Một số thuốc cơ bản cha mẹ có thể chuẩn bị khi cho trẻ đi du lịch: nhiệt kế, hạ sốt paracetamol, oresol, men tiêu hóa, bông băng

Đặc biệt mẹ đừng quên mang theo sản phẩm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ hữu ích:

       –  Siro ho cảm thảo dược: Giúp bảo vệ con khỏi ho, cảm, sổ mũi do hơi lạnh của điều hòa hoặc cảm lạnh khi tắm biển.

  • Dầu Tràm Khuynh diệp : Giúp phòng bệnh cảm lạnh, phòng chứng hắt hơi, sổ mũi ở trẻ. Thoa dầu vào gan bàn chân, lưng, ngực ngay khi trẻ gặp lạnh: Ngủ điều hòa lạnh, tắm gặp lạnh….
  • Siro ăn ngon: Bổ sung dưỡng chất giúp con ăn ngon – tăng cường sức đề kháng.
  • Kem bôi da thảo dược bảo vệ da cho bé khỏi dị ứng, muỗi đốt, côn trùng cắn. 
  • Các loại kẹo dẻo cho bé vừa măm măm và tăng cường đề kháng tự nhiên cho cơ thể.

Cách phòng và chăm trẻ bị ho, cảm, sổ mũi khi đi du lịch

Vệ sinh bàn tay: Luôn nhắc nhở trẻ rửa tay bằng nước sát khuẩn để nâng cao khả năng phòng bệnh.

Cách phòng cảm lạnh: Cho trẻ đi bơi, đi biển tránh tắm quá nhiều lần trong ngày hoặc tắm quá lâu. Không nên lau khô da trẻ bằng khăn tắm, vì nước bốc hơi từ da là cách làm mát cơ thể. Trẻ chơi đùa về phòng không tắm ngay, nằm trước gió điều hòa, để nhiệt độ phòng quá lạnh hoặc gió thốc thẳng để tránh cảm lạnh. 

Giải cảm, giảm ho, sổ mũi: Trẻ có dấu hiệu đau họng, ho đờm, sổ mũi, cha mẹ cho dùng Siro ho cảm thảo dược.

Siro ho cảm là trợ thủ đắc lực của của ba mẹ khi chăm sóc con bị bệnh. Kế thừa bài thuốc dân gian, chứa dịch chiết từ các thành phần như  húng chanh (tần dày lá), quất (tắc), cát cánh, gừng… siro ho cảm hỗ trợ giải cảm, giảm ho, tiêu đờm, từ nguồn dược liệu sạch đạt tiêu chuẩn GACP-WHO.

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA