Tóm tắt nội dung
- 1 Nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản
- 2 Biểu hiện, dấu hiệu, triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em
- 3 Làm gì khi trẻ bị viêm phế quản? – Cách chăm sóc và điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ em
- 4 Cách phòng tránh viêm phế quản ở trẻ nhỏ
- 5 Những điều cần biết về viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
- 6 Một số câu hỏi thường gặp khi trẻ nhỏ bị viêm phế quản
Viêm phế quản là một bệnh nhiễm trùng cấp gây tổn thương niêm mạc phếquản. Ước tính có khoảng trên 70% trẻ bị viêm phế quản trong vòng 2 năm đầu đời. Tuy bệnh khổ biến nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết về bệnh viêm phế quản, thậm chí còn sử dụng những cách chữa bệnh vô lý và hời hợt khiến bệnh của trẻ ngày càng nặng. Vậy thực hư chuyện trẻ bị viêm phế quản do đâu? dấu hiệu ra sao và cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản như thế nào an toàn hiệu quả? hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản
Viêm phế quản là căn bệnh viêm nhiễm đường hô hấp dưới xuất phát từ viêm nhiễm đường hô hấp trên như cảm lạnh, viêm họng, cúm, ho gà, viêm xoang,…Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, người thường xuyên hút và hít phải khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm là các đối tượng có nguy cơ mắc viêm phế quản cao nhất. Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có thể do những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân chính:
– Do virus: Chiếm 60-70%, gây bệnh theo mùa, có thể phát triển thành dịch. Thường gặp: virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, á cúm, Adeno virus, Cytomegalo virus…
– Do vi khuẩn: Thường gặp: Phế cầu (Streptococcus pneumoniae), Hemophilus influenzae, tụ cầu, liên cầu, E.coli, Klebsiella pneumoniae… Mycoplasma thường gặp ở trẻ trên 3 tuổi.
– Do nấm: thường xảy ra khi bé bị tưa ở miệng do nấm candida albicans do dùng nhiều kháng sinh hoặc do bé bị suy giảm miễn dịch. Thường gặp ở trẻ nhỏ. Ngoài ra còn có kí sinh trùng (Pneumocystic carinii)…
– Do dị ứng: Niêm mạc phế quản rất nhạy cảm với tình trạng dị ứng, vì vậy khi có một số kích thích nhỏ ở đường hô hấp, niêm mạc phế quản trẻ nhỏ thường có một đáp ứng qua mức và dễ gây viêm nhiễm.
Viêm phế quản ở trẻ em thường xảy ra khi gặp những điều kiện thuận lợi sau:
– Thời tiết, khí hậu lạnh và ẩm.
– Trẻ có cơ địa dị ứng, thể trạng tiết dịch, còi xương, suy dinh dưỡng.
– Không khí bị nhiễm bẩn: bụi khói…
– Trẻ có nhiễm khuẩn mạn tính đường hô hấp như viêm VA, viêm amidal, viêm xoang…
Biểu hiện, dấu hiệu, triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em
a, Viêm phế quản phổi ở trẻ em
Có rất nhiều bố mẹ không hề hay biết đến bệnh lý này thường hay xuất hiện ở trẻ, nên khi trẻ bị viêm phế quản phổi lúc nào cũng không hay biết.
Theo y học, viêm phế quản phổi là bệnh viêm cấp tính các phế quản nhỏ, phế nang và tổ chức quanh phế nang trong cơ thể. Khi mắc bệnh lý này, cơ thể trẻ thường bị viêm ở cả hai phổi kéo theo tình trạng bệnh tình nặng hơn và gây suy hô hấp ở trẻ nhỏ. Đây là loại bệnh thường xuất hiện vào mùa đông, nếu tiến triển nặng sẽ kéo theo ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ. Bởi sức đề kháng yếu, bố mẹ cần hết sức lưu ý để vi khuẩn, vi rút không xâm nhập cơ thể khiến trẻ bị viêm phế quản phổi.
Bố mẹ cần chú ý một số dấu hiệu sau để biết được trẻ có bị viêm phế quản phổi hay không:
– Trẻ có dấu hiệu như ho, đau họng, cúm, hay viêm xoang, sổ mũi, sốt nóng, sốt lạnh,… do vi rút gây nên. Nếu trẻ không được điều trị thì trẻ sẽ bị ho có đờm trong họng, nặng hơn là trẻ sẽ bị nôn ói khi trẻ ho.
– Trẻ có cảm giác đau ngực,bị khó thở, thở khò khè.
– Với những bé bị viêm phế quản phổi nặng thì sẽ bị tím tái ở các vùng quanh môi, đầu ngón chân, ngón tay và có thể là toàn thân.
– Ngoài ra, trẻ bị viêm phế quản phổi có thể kèm theo các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, nôn chớ, tiêu chảy, bỏ ăn, …
b, Viêm phế quản cấp ở trẻ em
Viêm phế quản cấp là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp mà rất nhiều bố mẹ đang nuôi con nhỏ biết đến. Đây là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc phế quản trong cơ thể. Phế quản là cấu trúc dẫn khí của phổi gồm 2 phế quản gốc chia thành các phế quản thùy, phế quản phân thùy đến tiểu phế quản và kết thúc ở tiểu phế quản hô hấp, có chức năng dẫn khí. Nếu các cấu trúc này bị viêm, thì niêm mạc phế quản sẽ bị phù nề, xung huyết, xuất tiết, bong các biểu mô phế quản, làm hẹp đường dẫn khí, tạo nhiều đờm mủ bao phủ niêm mạc phế quản, khó thông khí dẫn đến trẻ ho đờm nhiều, dai dẳng, khó thở, có thể dẫn đến viêm phổi.
Muốn điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ em được nhanh chóng thì việc phát hiện ra dấu hiệu của bệnh ở những giai đoạn chớm bệnh là càng sớm càng tốt:
– Khi trẻ bị viêm phế quản cấp thông thường sẽ có biểu hiện như sốt cao, sỗ mũi, hắt hơi, sốt, ho dai dẳng có đờm, cơ thể trẻ mệt mỏi, biếng ăn,nôn trớ…
– Trong giai đoạn khởi phát: trẻ thường bị sốt từ 38 – 39 độ C, có thể bị đau nhức đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi trong khó chịu, khó thở và các cơn ho kéo đến nhất là về đêm.
– Trong vài ngày tiếp theo, trẻ sẽ có các biểu hiện như sốt nóng 38 – 39 độ C, đau rát họng, ho có đờm và các cơn ho kéo đến liên tục, đờm thường có mủ màu trắng đục hoặc xanh vàng, đau vùng thành ngực mỗi khi ho. Bởi thế phát hiện dấu hiệu ở mỗi giai đoạn giúp bố mẹ có cách điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ em đúng đắn và hiệu quả hơn.
Nếu viêm phế quản cấp biến chứng thành viêm phổi thì sẽ cực kỳ nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Bố mẹ không xử lý kịp thời có thể dẫn tới khó thở, suy hô hấp…. thậm chí là tử vong.
Chính vì thế, bố mẹ cần hết sức lưu ý đến việc điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ em. Khi các triệu chứng ho sốt trở nên nặng hơn hoặc khi có dấu hiệu sốt cao, đau ngực, khó thở hãy tìm đến bác sĩ để có giải pháp đúng đắn nhất.
c, Viêm phế quản dạng hen ở trẻ em
Dạng bệnh này thường gặp nhiều ở trẻ từ 2-6 tuổi, vì vậy cha mẹ cần chủ động quan tâm và chú ý quan sát những biểu hiện bệnh để điều trị kịp thời.
Biểu hiện khi trẻ bị viêm phổi hen là: trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, kèm chứng ho liên tục. Sau khi hạ sốt, các cơn ho bắt đầu kéo đến nhiều hơn, kèm đờm đặc. Mỗi lần ăn xong trẻ sẽ có cảm giác ngứa họng hoặc buồn nôn, quấy khóc, mặt tím tái…Những cơn hen đầu tiên của trẻ sẽ kéo đến biểu hiện qua những cơn ho dài. Bên cạnh đó, khi thở, lồng ngực của trẻ bị hóp lại.
d, Viêm phế quản co thắt ở trẻ em
Viêm phế quản co thắt ở trẻ có các triệu chứng như ho có đờm, khó thở, thở khò khè,… Tuy nhiên, khi trẻ mắc viêm phế quản co thắt sẽ kèm theo các biểu hiện đó là khi ho sẽ xuất hiện những cơn co ở vùng ngực, bụng gây hiện tượng đau, khó thở, cảm giác như rít lên để thở được.
Viêm phế quản co thắt có triệu chứng giống với của hen nên một số trường có thể bị chẩn đoán nhầm. Đối với người lớn, việc chẩn đoán có dễ dàng hơn vì có thể khai thác một số triệu chứng có giá trị giúp cho việc xác định bệnh chính xác hơn. Nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt ở trẻ có thể do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, hóa chất, mắc dị vật, thời tiết thay đổi, chế độ dinh dưỡng kém.
Điều trị viêm phế quản co thắt ở trẻ em bằng cách:
– Thực hiện hút mũi cho trẻ thường xuyên bằng các loại dung dịch nước muối để đường thở được thông thoáng và không trôi dịch xuống làm viêm đường hô hấp dưới .
– Đảm bảo không khí trong phòng trẻ luôn có độ ẩm lý tưởng để hạn chế bớt độ đặc của đờm và dịch mũi. Cha mẹ có thể bổ sung bằng việc sử dụng máy giữ ẩm để có độ ẩm ổn định và dọn dẹp vệ sinh để phòng trẻ luôn thoáng mát .
– Uống nhiều nước ( từ 8 đến 10 cốc/ ngày) cùng với nước canh ấm giúp trẻ không bị tắc nghẽn xung huyết.
– Hạn chế tối đa việc để trẻ phải tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi ,… rất ảnh hưởng tới đường hô hấp, gây ho cho trẻ .
– Và giải pháp được cho là lâu dài , cha mẹ cần lưu ý đó là nâng cao sức đề kháng , hệ miễn dịch cho trẻ qua chế độ dinh dưỡng ổn định và bổ sung thêm sữa .
e, Viêm phế quản mãn tính ở trẻ em
Viêm phế quản mãn tính ở trẻ nhằm để chỉ những trường hợp có tình trạng viêm đường hô hấp mãn tính. Tổn thương trong viêm phế quản mãn tính chủ yếu khu trú ở niêm mạc đường thở. Bệnh thường khởi phát do các đợt nhiễm trùng đường hô hấp, gây viêm, phù nề, tăng tiết và thắt hẹp đường thở. Khi không được điều trị phù hợp, hoặc các đợt nhiễm trùng đường hô hấp tái đi, tái lại nhiều lần, khi đó bệnh phát triển thành viêm phế quản mãn tính.
Làm gì khi trẻ bị viêm phế quản? – Cách chăm sóc và điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ em
Cách chăm sóc bé bị viêm phế quản bao gồm đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ và điều trị những dấu hiệu gây khó chịu ở trẻ (giảm sốt, giảm ho, an thần…).
Chế độ ăn uống nghỉ ngơi:
– Đảm bảo cho trẻ ăn đủ, ăn nóng, chế độ ăn có nhiều vitamin, muối khoáng như ăn nhiều hoa quả tươi, sạch, uống đủ nước.
– Nằm nơi thoáng mát, có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp: nhiệt độ từ 18 – 20 độ, độ ẩm 50%, cũng là mẹo chữa viêm phế quản cho trẻ.
– Vệ sinh toàn thân cho bé hàng ngày, sạch sẽ.
– Loại bỏ những yếu tố kích thích niêm mạc phế quản: Không hút thuốc lá trong phòng có bé nằm, tránh khói bụi ẩm thấp. Loại trừ các ổ viêm nhiễm mũi họng, vệ sinh mũi họng sạch sẽ bằng cách nhỏ mũi hàng ngày bằng argyrol 1% nhất là khi có viêm đường hô hấp trên.
Khắc phục triệu chứng:
– Có thể dùng các loại thảo dược giảm ho đông y như hoa hồng hấp đường, nước sắc cây rẻ quạt, chanh, quất hấp mật ong… khi trẻ bị ho nhiều.
– Hạ sốt khi bé bị sốt trên 38,5 độ nên dùng thuốc hạ sốt. Nếu trẻ sốt từ 37,5 – 38 độ, mẹ có thể hạ sốt bằng cách chườm ấm cho trẻ tại các vị trí như trán, nách, bẹn, tay, chân…là một trong những cách chữa bệnh viêm phế quản ở trẻ em.
– Làm thông thoáng mũi cho trẻ dễ thở bằng cách dùng giấy thấm quấn thành hình sâu kèn hoặc hút.
Lưu ý: Hiệu quả/ Công dụng có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn.
Cách phòng tránh viêm phế quản ở trẻ nhỏ
Để phòng tránh viêm phế quản cho trẻ em, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
– Cho trẻ vui chơi và sinh hoạt trong môi trường lành mạnh, không có khoi bụi và các chất độ hại.
– Giữ gìn, bảo vệ đường thở cẩn thận đặc biệt nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất.\
– Hạn chế tối đa việc hút thuốc hay đun bếp trong phòng có trẻ nhỏ và không sử dụng các chất kích thích khác, tránh các tác nhân gây dị ứng khác như: lông chó mèo, phấn hoa,…
– Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh nhất là khi thời tiết đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh, thường xuyên giữ ấm trẻ (ấm ngực, chân tay; quần áo, tã lót ướt cần được thay ngay).
– Bổ sung dưỡng chất, cho trẻ nhỏ bú sữa đầy đủ, đối với trẻ từ 2 – 4 tuổi thì cần tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C, D và uống nhiều nước để tăng sức đề kháng, đẩy lùi các vi khuẩn xâm nhập.
– Cho trẻ vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Đồng thời, dùng nước muối sinh lý cho trẻ súc miệng mỗi ngày hai lần vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy.
– Hạn chế tiếp xúc với những người bị sốt hoặc cảm lạnh. Nếu trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh sinh ra sớm, tránh tiếp xúc với người bị cảm lạnh trong hai tháng đầu tiên của cuộc sống.
– Giữ cho phòng tắm, nhà bếp, bàn trong nhà sạch sẽ. Hãy đặc biệt cẩn thận nếu một thành viên khác trong gia đình bị cảm lạnh. Để khử trùng các khu vực, có thể sử dụng dung dịch thuốc tẩy và nước, được thực hiện với một muỗng canh thuốc tẩy cho mỗi gallon nước lạnh. Không được trộn lẫn bất kỳ hóa chất khác, vì điều này có thể tạo ra một phản ứng hóa học độc hại. Luôn luôn lưu trữ hỗn hợp tự chế trong bao bì có nhãn ra khỏi tầm với của trẻ nhỏ.
– Sử dụng vật dụng chỉ một lần. Bỏ khăn giấy đã dùng kịp thời, sau đó rửa tay hoặc sử dụng chất rửa tay.
– Sử dụng ly uống riêng. Không dùng chung ly với những người khác.
– Hãy chuẩn bị từ nhà. Chất rửa tay tiện dụng cho chính mình và cho trẻ khi đang xa nhà, rửa tay. Thường xuyên rửa tay, cả người lớn và trẻ.
– Khi thấy bé có biểu hiện ho nhẹ, nóng sốt và mệt mỏi, cần sử dụng nhiệt kế Domotherm để đo nhiệt độ cơ thể trẻ. Nhiệt kế này sẽ đưa ra kết quả nhanh chóng và chính xác, có thể lưu giữ kết quả mỗi lần đo. Dựa vào đó, bạn hãy xem xét nhiệt độ của trẻ tăng hay giảm để biết được bé có dấu hiệu bị viêm phế quản hay không.
– Điều trị kịp thời các căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, bởi chúng là tác nhân gây bệnh chủ yếu.
Những điều cần biết về viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
a, Dấu hiệu, triệu chứng viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ đẻ non và trẻ dưới 2 tháng tuổi, bệnh thường rất nặng, trong khi triệu chứng lâm sàng lại rất sơ sài, có thể không thấy các biểu hiện bệnh ở phổi. Do vậy, khi thấy trẻ bú kém hoặc bỏ bú, sụt cân, rối loạn tiêu hóa (nôn trớ hoặc tiêu chảy), khó thở, có những cơn ngừng thở, tím tái, sùi bọt mép, cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay.
Thông thường, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị tích cực thì sau vài ngày sẽ hết sốt, đỡ khó thở, hết tím tái… rồi khỏi
b, Cách chữa viêm phế quản cho trẻ sơ sinh
Nguyên tắc điều trị là giữ ấm, cho uống nhiều nước ấm để giúp bé không bị tắc nghẽn sung huyết, chữa bệnh viêm phế quản cho trẻ sơ sinh làm sạch các đường phế quản nghĩa là giúp tống đàm nhớt ra khỏi cuống phổi để trẻ dễ thở hơn. Bác sĩ có thể cho thuốc làm loãng đàm.
c, Viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh
Bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh thường rất nặng nhưng dấu hiệu ban đầu lại không rõ rệt. Theo các bác sĩ nhi khoa thống kê, những dấu hiệu sớm nhất đầu tiên của bệnh là trẻ bỏ bú, khó thở…
Một số câu hỏi thường gặp khi trẻ nhỏ bị viêm phế quản
a, Bé bị viêm phế quản nên ăn gì?
– Khi trẻ bị viêm phế quản nên ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu như: gạo, bột mì, ngũ cốc, các thực phẩm khác như đậu Hà lan, sữa đậu nành, sữa bò, đậu phụ, trứng gà.
– Nên ăn nhiều trái cây và rau xanh để cung cấp lượng vitamin cần thiết cho cơ thể, cũng như bổ sung năng lượng hàng ngày. Ngoài ra các loại vitamin như vitamin C, E, A, có tác dụng làm giảm tình trạng viêm ở phế quản, tình trạng khó thở của trẻ. Các loại hoa quả, rau xanh giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt tốt cho các bé viêm phế quản được bác sĩ khuyên dùng: dâu tây, các loại quả mọng, bông cải xanh, rau xanh và cà rốt. Tuy nhiên mẹ cũng phải nấu các món ăn này thật khéo để cho trẻ có cảm giác thích thú muốn ăn, vì thông thường trẻ em đều không thích có quá nhiều rau trong bữa ăn của mình.
– Nên ăn các sản phẩm từ sữa vì các sản phẩm này đều rất giàu vitamin D, canxi, và protein là nguồn dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Trẻ em bị viêm phế quản nên tiêu thụ nhiều các sản phẩm từ sữa (tuy nhiên cần chú ý các sản phẩm sữa đó phải có hàm lượng chất béo thấp). Bé bị viêm phế quản tốt nhất nên được cho ăn nhiều sữa chua vì sữa chua chứa nhiều vi khuẩn thân thiện có lợi cho hệ thống tiêu hóa và cũng có tác dụng tốt đối với các bé bị viêm phế quản.
– Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể đào thải các độc tố khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn. Trẻ em bị viêm phế quản thường dễ bị mất nước hơn so với những người bình thường, uống nhiều nước sẽ giúp giảm tình trạng viêm, tình trạng khô họng của bé.
b, Trẻ bị viêm phế quản có nên tắm không?
Bé bị viêm phế quản có nên tắm không là thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ, vì nhiều bà mẹ thấy con ho, sổ mũi, sợ con nhiễm lạnh nên càng không tắm, tuy nhiên việc không tắm trẻ lại càng dễ nhiễm bệnh nặng hơn.
Đặc biệt đối với trẻ bị viêm đường hô hấp, việc vệ sinh và tắm rửa sạch sẽ cho trẻ là quan trọng. Tuy nhiên, cha mẹ lưu ý không nên để trẻ bị nhiễm lạnh thêm, lúc đó bệnh tình sẽ trở nên nặng hơn. Sau đây là những lưu ý khi tắm cho trẻ bị viêm phế quản: Khi tắm cho trẻ phải chọn chỗ tắm kín gió. Tăng nhiệt độ phòng tắm bằng cách xả nước nóng ra sàn trước khi tắm làm cho nhiệt độ không khí cả phòng tăng lên. Nước tắm cho trẻ vừa đủ ấm. Thời gian tắm nhanh chỉ cần đủ sạch. Tắm lần lượt chứ không cởi hết quần áo trẻ ra tắm luôn vì trẻ chưa thể thích nghi với nhiệt độ của nước tắm ngay lập tức.
c, Trẻ bị viêm phế quản uống thuốc gì?
Viêm phế quản là bệnh do virus gây nên, bởi vậy không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh khi không được bác sỹ khuyên dùng. Với trẻ nhỏ, thông thường viêm phế quản do vius, bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày, cha mẹ chỉ cần chú ý hạ sốt, chăm sóc và bổ sung đầy đủ nước, vitamin và chất dinh dưỡng,…trẻ sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Chỉ trong một số trường hợp, xác định bệnh do vi khuẩn gây nên sẽ được bác sĩ chỉ định để điều trị hiệu quả.
d, Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày phải làm sao?
Điều trị viêm phế quản trong trường hợp có sốt thì cần dùng thuốc hạ sốt giảm đau. Tuy nhiên, chỉ khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C mới nên dùng. Thường sử dụng nhất là thuốc hạ sốt có chế phẩm chứa Paracetamol như: panadol, efferalgan, paracetamol,…
e, Nên làm gì khi bé bị viêm phế quản ho nhiều?
Khi thấy trẻ có dấu hiệu ho kéo dài, khó thở hoặc xuất hiện biến chứng (suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi…) thì cần đưa bé tới bệnh viện ngay.
f, Trẻ 6 tháng bị viêm phế quản có nguy hiểm không?
Đối với trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi bị viêm phế quản thì rất nguy hiểm bởi vì sức đề kháng của trẻ còn yếu. Vì thế bố mẹ cần chú ý để hạn chế bệnh xảy ra ở trẻ.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản mà chúng tôi muốn chia sẻ cho các bậc cha mẹ, chúc bé có một sức khoẻ tốt.
Theo: DS Thu Hiền