Tóm tắt nội dung
Từ xưa cho đến nay, vẫn có rất nhiều sử dụng các phương thuốc dân gian để trị ho ngay tại nhà. Cách này không chỉ dễ dàng thực hiện, an toàn và lành tính hơn cho cơ thể, mà còn là một văn hóa lâu đời của người Việt đã tồn tại hàng nghìn năm nay. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú hoặc người già, các cây thuốc nam sẽ không mang lại nhiều tác dụng phụ đáng lo ngại như các loại thuốc kháng sinh trị ho khác.
Một số cây thuốc nam trị ho phổ biến nhất, đồng thời hướng dẫn mọi người vài cách sử dụng chúng để đẩy lùi cơn ho.
Thuốc nam là gì?
Y học cổ truyền hay còn gọi là Đông Y là phương pháp chữa trị chủ yếu sử dụng các dược liệu đến từ thiên nhiên thay vì các loại thuốc chứa chất hóa học như y học hiện đại.
Thuốc nam cụ thể hơn là các loài dược liệu sinh trưởng và phát triển tại Việt Nam, khác với thuốc bắc đến từ Trung Quốc. Hầu hết chúng rất phổ biến và dễ tìm, ngoài các vùng chuyên canh, quy hoạch thì còn mọc rải rác ở các vùng đồng bằng, vùng núi với điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp.
Một số loại cây thuốc nam trị ho đơn giản, hiệu quả
Rau tần dày lá/ Lá húng chanh
Lá, đôi khi là cả cành non của cây tần dày lá/ lá húng chanh là phương thuốc trị ho phổ biến nhất. Lá cây húng chanh thường to từ khoảng 5-10 cm, có lông tơ bao phủ bề mặt lá. Chúng có hình tim dễ nhận dạng và có răng cưa ở mép lá. Chúng có vị đắng, cay nhẹ và thơm mùi chanh dễ chịu. Tác dụng chữa ho của cây húng chanh bắt nguồn từ Colein và Carvacrol có tính kháng khuẩn, đẩy lùi sự phát triển của các loại virus, vi khuẩn gây ra các bệnh về đường hô hấp. Tính ấm và vị cay nhẹ còn giúp tiêu đờm, giải cảm.
Một số cách dùng lá húng chanh để trị ho ngay tại nhà:
– Giã nhuyễn lá và đem hấp cách thủy cùng với đường phèn.
– Ngậm lá trực tiếp cùng với vài hạt muối tinh vào những ngày triệu chứng ho dày đặc hơn.
– Pha nước lá bằng cách đun sôi nước cùng với lá húng chanh, cam thảo và gừng tươi đã thái sợi.
>>> Mời bạn xem thêm: Chữa ho cho trẻ bằng lá húng chanh mật ong hiệu quả tức thì
Rau diếp cá
Tên gọi rau diếp cá bắt nguồn từ vị cay và mùi hơi tanh do phát triển ở các vùng ẩm thấp. Rau diếp cá có màu sắc đặc trưng là tím hoặc tím ngả đỏ lục. Lá rau diếp cá tương tự như lá húng chanh – hình tim và mọc so le nhau.
Trong rau diếp cá có chứa các hoạt chất kháng sinh tự nhiên và một lượng vitamin C đủ để nâng cao sức đề kháng của cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài vào hệ hô hấp. Tinh chất rau diếp cá cũng có chức năng chống viêm họng, kháng khuẩn để chữa ho.
Một số cách dùng rau diếp cá để trị ho ngay tại nhà:
– Rửa lá thật sạch và đem xay nhuyễn, sau đó chắt lấy nước. Có thể pha cùng đường, mật ong hoặc muối tinh.
– Xay nhuyễn rau diếp cá cùng với nước vo gạo, bỏ bã chắt lấy nước uống.
>>> Mời bạn xem thêm: Tiết lộ cách chữa ho bo trẻ sơ sinh bằng rau diếp cá
Lá tía tô
Lá tía tô có màu tía đặc trưng, quanh mép lá có răng cưa và thường mọc đối xứng. Toàn thân cây có lông nhám bao phủ. Chúng có mùi thơm tinh dầu cực dễ nhận thấy lại có vị cay nồng đặc trưng, lá tía tô vì đó là một thực phẩm phổ biến trên nhiều mâm cơm của người Việt.
Y học cổ truyền đã chứng minh tính ấm của lá tía tô có khả năng chữa phong hàn, giải cảm tốt. Mùi vị đặc trưng dễ ăn của lá tía tô còn đặc biệt phù hợp với các mẹ bầu đang ốm nghén.
Một số cách dùng lá tía tô để trị ho ngay tại nhà:
– Dùng lá tía tô phơi khô pha trà.
– Nấu cháo trứng tía tô kết hợp với kinh giới.
>>> Xem thêm: Cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng lá tía tô
Lá hẹ
Lá hẹ dài và mọc trực tiếp từ thân cây. Chúng có màu xanh mướt, có rãnh ở giữa và hình dẹt. Lá hẹ phát triển tốt ở khí hậu nóng ẩm, lại dễ chăm và bảo quản nên hoàn toàn có thể tự trồng tại nhà.
Tương tự như các loài thuốc nam trên, tính ấm của lá hẹ cũng có tác dụng giải cảm, giúp toát mồ hôi và đẩy lùi các cơn cảm cúm, cảm lạnh. Các chất kháng khuẩn như sulfua và saponin cùng với vitamin có trong lá hẹ tăng sức đề kháng rõ rệt cho cơ thể người, đồng thời hạn chế sự phát triển của các loại virus ở bên trong niêm mạc vòm họng.
Một số cách dùng lá hẹ để trị ho ngay tại nhà:
– Đem hấp cách thủy cùng với mật ong hoặc đường phèn cùng với nghệ và chanh.
– Nấu cháo hẹ.
– Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh thì có thể dùng khăn bọc lá hẹ đã rang qua để chườm vào ngực bé để làm ấm cơ thể con, giải cảm.
>>>Xem thêm: Tiết lộ cách chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ hiệu quả
Hoa đu đủ đực
Hoa đu đủ đực chỉ mọc riêng ở các cây đu đủ đực, mọi người cần chú ý phân biệt vì chúng khác với hoa đu đủ cái có tác dụng kết trái. Hoa đu đủ thường chỉ dành để sử dụng cho các mục đích chữa bệnh.
Hoa đu đủ đực thường mọc thành từng chùm nhỏ, mỗi chuỗi hoa dài khoảng 10cm. Chúng có màu trắng, đôi khi ngả vàng hoặc xanh lục, có 5 cánh thuôn dài và kích thước nhỏ.
Beta – carotene có trong hoa đu đủ đực có thể tiêu viêm, kháng khuẩn tốt. Các vitamin tự nhiên có sẵn trong hoa đu đủ đực cũng nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
Một số cách dùng hoa đu đủ đực để trị ho ngay tại nhà:
– Hấp cách thủy cùng với đường phèn hoặc mật ong.
– Đem ngâm cùng với mật ong để ngậm trực tiếp.
>>> Xem thêm: Mẹo dùng hoa đu đủ đực chữa viêm họng cho trẻ, ít ai biết
Theo DS.Vân Anh