Tăng sức đề kháng cho trẻ, bổ sung thế nào cho đúng? 

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ non nớt, khi thời tiết giao mùa dễ mắc bệnh về đường hô hấp, cảm, ho, sốt… Để giải quyết nỗi lo này, các bậc phụ huynh cần tăng cường đề kháng đúng cách giúp trẻ khỏe mạnh, ít ốm vặt.

Tăng đề kháng cho bé đúng cách

Sức đề kháng là “chiếc khiên” bảo vệ cơ thể và chống đỡ các tác nhân xâm nhập vào cơ thể gây bệnh như: vi khuẩn, virus, vi nấm và môi trường bên ngoài tấn công…  Tăng sức đề kháng cho trẻ sẽ giúp cơ thể chống lại bệnh tật, khỏe mạnh và lớn nhanh. Vì vậy, muốn trẻ phát triển tốt, cha mẹ cần biết cách tăng sức đề kháng một cách khoa học.

Trong những năm đầu đời, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ với hệ miễn dịch yếu, dễ bị bệnh đường hô hấp, cảm lạnh, cảm cúm với tỷ lệ mắc và tái phát cao. Theo một thống kê, trẻ nhỏ có thể mắc cảm cúm đến khoảng 10 lần/năm.

Không giống như người lớn, trẻ có sức đề kháng yếu ớt và chưa đủ khả năng chống lại các tác nhân gây hại, chỉ cần thời tiết thay đổi đột ngột, không khí ô nhiễm, khói bụi là đổ bệnh.  Đặc biệt các bệnh về đường hô hấp tấn công trẻ, với triệu chứng ho đờm, khò khè, sổ mũi, nghẹt mũi không được chăm sóc sớm nhanh chuyển biến viêm họng, viêm tiểu phế quản, viêm phổi… 

Trẻ có sức đề kháng yếu thì nguy cơ lây nhiễm bệnh cao hơn các bạn cùng trang lứa và chậm hồi phục. Mỗi lần bị bệnh, trẻ biếng ăn, hệ thống miễn dịch suy giảm, dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển, tạo thành một vòng luẩn quẩn.

Làm sao để tăng sức đề kháng cho trẻ, đặc biệt là đề kháng đường hô hấp luôn là nỗi băn khoăn không của riêng cha mẹ nào. Tuy nhiên, việc quá vội vã tìm mọi cách để tăng sức đề kháng, mà chưa tìm hiểu kỹ thông tin, chưa có kinh nghiệm chăm sóc càng khiến phụ huynh bị rối, thậm chí không tốt cho sự phát triển của trẻ.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc bổ tăng đề kháng cho trẻ. Sức đề kháng của con người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như môi trường sống, cơ địa, chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện…

Tăng đề kháng tự nhiên cho trẻ như thế nào?

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời: Trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh về đường hô hấp với triệu chứng cảm, ho đờm, khò khè, sụt sịt, nghẹt mũi và sốt. Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh là cách tăng cường sức đề kháng tự nhiên giúp bé chống lại được bệnh tật. Trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể, bảo vệ cơ thể trẻ chống lại virus, nhiễm trùng, cảm cúm và nâng cao hệ miễn dịch, giúp bé mau khỏi bệnh. 

Độ tuổi từ 6 tháng trẻ bắt đầu ăn dặm, đồng nghĩa với kháng thể từ sữa mẹ truyền cho con cạn kiệt dần. Lúc này hệ thống miễn dịch của trẻ còn non nớt, phải học cách tự chống đỡ lại các virus gây bệnh cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản… Các chuyên gia y tế khuyến cáo, cách phòng bệnh tốt nhất đối với những bệnh về đường hô hấp là tăng sức đề kháng cho trẻ. 

Cho trẻ uống đủ nước, ăn cân đối 4 nhóm thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ: Chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Duy trì lối sống lành mạnh ngủ đủ giấc, đúng giờ. Bởi giấc ngủ giúp củng cố, cải thiện sức đề kháng của bé. 

Tiêm chủng vắc xin đầy đủ và đúng lịch cũng là biện pháp hữu hiệu giúp tăng sức đề kháng cho bé.

Chỗ ở luôn sạch sẽ và thoáng để loại trừ mầm bệnh ra khỏi môi trường sống của trẻ.

Trẻ thường xuyên vận động như chạy nhảy, đạp xe, đá bóng… sẽ giúp bé năng động và tăng cường kháng thể tự nhiên. 

Hình thành thói quen tốt: Trong mùa dịch bệnh viêm đường hô hấp do virus Sars-CoV 2 cần tạo cho trẻ thói quen đeo khẩu trang, hạn chế nơi tập trung đông người, rửa tay thường xuyên… 

Tránh lạm dụng thuốc kháng sinh khi trẻ có dấu hiệu cảm, ho… gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể, khiến sức đề kháng của trẻ yếu đi, thậm chí kháng kháng sinh. Trẻ có dấu hiệu chớm cảm ho, sử dụng các vị thảo dược được đánh giá lành tính, an toàn, hạn chế cho trẻ dùng kháng sinh.

Siro thảo dược hỗ trợ tăng đề kháng hô hấp: Bí quyết chăm con khỏe

Ở nước ra có nhiều các loại cây thuốc quý, các vị dược liệu giúp tăng đề kháng tự nhiên cho cơ thể. Trong cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi có viết về công dụng tăng đề kháng có thể của một số thảo dược: 

Quất (tắc): Giàu vitamin C tăng cường đề kháng cơ thể. 

Mật ong: kháng khuẩn tốt, chứa chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và các enzym giúp tăng cường miễn dịch.

Gừng: Có tính ấm, kháng viêm, giảm viêm họng, giảm ho, điều hòa hệ miễn dịch.

Húng chanh: Giúp làm ấm, lợi phế, trừ đờm, giải cảm, chống viêm.

Trong dân gian, ông cha ta đã truyền lại rất nhiều các bài thuốc như: quất hấp húng chanh. quất chưng đường phèn, mật ong hấp gừng… dùng để chữa ho đờm, nâng cao sức đề kháng cơ thể.

Ngày nay, thừa kế từ bài thuốc dân gian kết hợp với nghiên cứu y học hiện đại, cha mẹ có thể lựa chọn sản phẩm siro ho cảm cho trẻ từ những vị thảo dược sạch: Quất, húng chanh, mật ong, gừng, cát cánh… không chỉ giúp giải cảm, giảm ho, mà còn hỗ trợ tăng đề kháng hô hấp. 

Trẻ sơ sinh có dấu hiệu ho, khò khè, sổ mũi, nghẹt mũi ba mẹ cần theo dõi sát sao các biểu hiện bệnh và thăm khám bác sĩ. Do giai đoạn này bệnh chuyển biến nhanh xuống viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản phổi, viêm phổi… Khi trẻ ho đờm, khò khè ba mẹ cần vệ sinh mũi cho với nước muối sinh lý 0,9% để làm sạch, thông thoáng đường thở. Kết hợp dùng siro ho cảm thảo dược để giảm nhẹ triệu chứng, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hạn chế tái phát bệnh về hô hấp.

Dược sĩ Lan Phương

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA