Tại sao trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi?

Với những bậc phụ huynh lần đầu đảm nhiệm thiên chức làm bố, làm mẹ có lẽ ai cũng có những xúc cảm bồi hồi rất riêng. Và chắc hẳn bố mẹ nào cũng mong muốn nắm bắt thật nhiều kiến thức bổ ích về sức khỏe để có thể chăm sóc con tốt hơn, giúp bé phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, nhất là các bé sơ sinh.

Sơ sinh là giai đoạn trẻ mới chào đời cho đến khi bé đủ 4 tuần tuổi, đây là khoảng thời gian hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của bé sau này. Do đó bố mẹ cần đặc biệt lưu ý tới sức khoẻ của trẻ cũng như các dấu hiệu thay đổi trên cơ thể bé. Trong giai đoạn sơ sinh, bé thường hay gặp phải các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: sốt, ho, nghẹt mũi,… 

Nhiều bố mẹ thắc mắc không hiểu nguyên nhân do đâu mà trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng lại không chảy nước mũi? Điều này có gây nguy hiểm hay ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ của trẻ hay không?

1. Những nguyên nhân gây ra nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi ở trẻ sơ sinh

Nghẹt mũi là triệu chứng tự nhiên thường gặp ở hầu hết các lứa tuổi, hay gặp vào thời điểm giao mùa hoặc do các nguyên nhân, tác động khác từ môi trường bên ngoài.

Với trẻ sơ sinh, nghẹt mũi là tình trạng khoang mũi của trẻ bị tắc nghẽn do các đờm nhớt và dịch nhầy bịt kín bên trong, điều này làm cho sự di chuyển của không khí vào đường thở bị hẹp lại dẫn đến việc hít thở của trẻ trở nên khó khăn. Lúc này trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, cơ thể mệt mỏi, uể oải hay quấy khóc vì gặp khó khăn khi thở. Trong trường hợp này trẻ bị nghẹt mũi nhưng sẽ không xuất hiện hiện tượng chảy nước mũi do các dịch nhầy tồn tại trong mũi bé ở dạng đặc chứ không phải dạng lỏng.

Những nguyên nhân gây ra nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi ở trẻ sơ sinh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi:

– Sự thay đổi của nhiệt độ, thời tiết và môi trường xung quanh khiến bé chưa thể thích nghi ngay nên dễ mắc phải tình trạng nghẹt mũi khi các khí ẩm, các nhân tố gây hại không may đi vào cơ thể.

– Khi độ ẩm và nhiệt độ trong không khí đột nhiên giảm mạnh, điều này có thể gây ra tình trạng sốc nhiệt ở trẻ dẫn đến việc trẻ bị nghẹt mũi.

– Bé bị cảm cúm, cảm lạnh, đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị sốt và nghẹt mũi.

– Bé tiếp xúc với các chất kích thích có hại như: các loại bụi, khói thuốc lá, khói đốt rác, các loại nước hoa…

– Khi nhiệt độ môi trường oi ả, nóng bức, bé toát mồ hôi nhiều và liên tục nhưng lại nằm lâu trong không gian phòng có sử dụng điều hoà, điều này gây ra sự mất cân bằng trong thân nhiệt của trẻ dẫn đến sự thay đổi trong quá trình hô hấp, gây nên tình trạng trẻ bị nghẹt mũi.

– Trẻ bị mắc viêm xoang mũi.

– Ngoài ra, tình trạng nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi ở trẻ sơ sinh cũng có thể xảy ra khi trẻ bị dị ứng với các loại phấn hoa, các mùi lạ từ món ăn, thức uống…

>>> Có thể bạn quan tâm: Sử dụng thuốc trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh như thế nào?

2. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi có nguy hiểm đến sức khỏe hay không?

Tuỳ thuộc vào tình trạng và mức độ nghẹt mũi ở trẻ nặng hay nhẹ để đưa ra những dự đoán về tình hình sức khoẻ của trẻ nhằm có những biện pháp kịp thời, phù hợp để cải thiện và điều trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh.

Có thể thấy nghẹt mũi là một triệu chứng thường gặp, không phải là một bệnh cấp tính nguy hiểm ngay đến sức khỏe con người. Thế nhưng với trẻ nhỏ, nghẹt mũi ảnh hướng rất nhiều đến sức khoẻ của bé.

tai-sao-tre-so-sinh-bi-nghet-mui-nhung-khong-chay-nuoc-mui1

Nếu trẻ bị nghẹt mũi thông thường và có thể điều trị khỏi bằng các phương pháp dân gian thì các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng. Tuy nhiên bố mẹ cần đặc biệt lưu ý các dấu hiệu sau khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi, vì đây có thể là biểu hiện thông báo sức khoẻ của trẻ đang gặp nguy hiểm:

– Người trẻ nóng ran, sốt cao trong nhiều giờ và quấy khóc liên tục.

– Trẻ bị nghẹt mũi, cùng với đó là sự xuất hiện của các dấu hiệu sưng, phù nề ở vùng trán, mũi, mắt và hai bên má của bé

– Trẻ khó thở hoặc thở gấp với nhịp thở rất nhanh.

– Trẻ mệt mỏi, không chịu ăn uống, mất ngủ nhiều ngày.

– Tình trạng nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi ở trẻ đã diễn ra trên 2 tuần nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm.

Khi gặp phải các biểu hiện trên, bố mẹ cần nhanh chóng đưa con đến ngay các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để trẻ được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

Để giúp trẻ thuyên giảm tình trạng này, bố mẹ hãy cho con dùng siro ho cảm thảo dược. Siro ho cảm  với những thành phần thảo dược lành tính như quất (tắc), húng chanh (tần dày lá), gừng… sẽ giúp bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi… Thuốc ho có thể dùng cho các bé ngay từ sơ sinh.

Theo: DS.Vân Anh

 

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA