Tóm tắt nội dung
Trẻ quay trở lại trường mùa dịch, bố mẹ nào cũng lo lắng, thấp thỏm. Bên cạnh đó, thời tiết thất thường tạo điều kiện cho các virus, vi khuẩn gây bệnh hô hấp phát triển, đe dọa tấn công sức khỏe của trẻ.
Vì thế, bố mẹ cùng tham khảo những cách hiệu quả giúp bảo vệ và chăm sóc trẻ chớm ho, sổ mũi – các triệu chứng hay gặp nhất về bệnh hô hấp của bé, để con đến trường khỏe mạnh, bố mẹ yên tâm đi làm.
Theo chuyên gia Nhi khoa Nguyễn Thị Anh Xuân, thời điểm giao mùa có nhiều yếu tố môi trường bất lợi cho sức khỏe hô hấp của trẻ: Nhiệt độ giữa các thời điểm trong ngày chênh lệch cao (sáng sớm và tối đêm vẫn lạnh nhưng trưa nóng), độ ẩm không khí không ổn định (ngày khô hanh có thể xen kẽ hay tiếp nối những ngày nồm ẩm)… Những lý do này khiến trẻ rất dễ mắc các vấn đề như viêm mũi dị ứng, cảm cúm, viêm phế quản… với các biểu hiện đầu tiên là hắt hơi, sổ mũi, ho.
Khi đến trường – nơi tập trung đông người, trẻ càng dễ bị mắc hay lây các bệnh này. Hiện nay, giai đoạn dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, các bố mẹ cần chú ý chăm sóc sức khỏe cho con, phòng và hỗ trợ chăm sóc sớm ho cảm để bảo vệ sức khỏe cho con. Một trong những cách hữu hiệu nhất chính là cho trẻ sử dụng Siro ho cảm.
Siro ho cảm giúp tăng cường sức đề kháng hệ hô hấp
Chuyên gia Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 giải thích: Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp sức đề kháng tăng lên. Khi cơ thể thiếu nước, bạch cầu cũng bị thiếu nước và giảm khả năng chiến đấu với các virus từ bên ngoài xâm nhập. Nước ấm giúp giữ ấm vùng cổ họng và ngăn ngừa các virus tấn công đường hô hấp.
Tác dụng của việc uống nước ấm sẽ tăng cường khi pha cùng dịch chiết của các thảo dược sạch có tác dụng tăng cường sức đề kháng.
Bố mẹ có thể pha loãng 10ml Siro ho cảm với khoảng 30ml nước ấm, cho trẻ uống dần từng ngụm, mỗi ngày 2-3 lần. Dịch chiết chứa Vitamin C trong quất, chất dinh dưỡng, enzym tiêu hóa, acid amin và chất chống oxy hóa trong mật ong, húng chanh, gừng, bạc hà… có trong Siro ho cảm sẽ giúp bé giữ ấm họng, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Siro ho cảm giúp giảm các triệu chứng ho, sổ mũi cho trẻ
Theo PGS.TS Phùng Hòa Bình, nguyên trưởng khoa Dược cổ truyền, Đại học Dược Hà Nội, với bất cứ bệnh gì, xử trí đúng cách, ngay từ giai đoạn đầu tiên đều mang lại tác dụng tốt nhất. Điều này càng đúng với chứng cảm ho ở trẻ em.
Sách Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh, Đại danh y Lê Hữu Trác lưu ý: Cảm phải được xử lý triệt để, nếu không bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần. Nếu giải cảm sớm thì cơ thể sẽ tự khắc hồi phục. Khi cảm không được giải, phong tà sẽ lưu lại trong cơ thể, dẫn đến tổn thương phế, tỳ, vị, gây nên các triệu chứng ho, ho có đờm, viêm phế quản, cơ thể yếu, suy kiệt…
Phó giáo sư Phùng Hòa Bình cho biết, người trưởng thành, khỏe mạnh có khả năng chống đỡ khi gặp thời tiết thay đổi hoặc bị virus, vi khuẩn tấn công do hệ thống thần kinh trung ương, hệ miễn dịch, hệ nội tiết đã có khả năng điều chỉnh để thích ứng với môi trường. Ở trẻ em, với hệ thống miễn dịch còn yếu từ vài tiếng ho húng hắng ban đầu có thể dẫn đến viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi, thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài của trẻ.
Bởi vậy, ngay khi thấy trẻ chớm hắt hơi, chảy nước mũi trong, húng hắng ho, phụ huynh nên cho uống ngay Siro ho cảm. Việc này sẽ giúp các triệu chứng của trẻ mau chóng giảm, hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển nặng hay biến chứng, phải dùng tới kháng sinh hoặc nhập viện.
Siro ho cảm hỗ trợ phòng cảm cúm
Thời điểm giao mùa, cảm cúm dễ bùng phát mạnh và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho những người có sức đề kháng kém, chưa được tiêm phòng. Với cơ thể nhỏ bé, hệ miễn dịch còn non yếu, trẻ rất dễ nhiễm virus gây cảm cúm.
Việc sử dụng Siro ho cảm pha nước ấm cho trẻ uống hằng ngày hay dùng ngay cho trẻ khi chớm cảm ho là cách hiệu quả để tăng cường miễn dịch cho hệ hô hấp, ngăn ngừa và chống lại sự xâm nhập của virus và các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Từ đó, giúp trẻ giảm nguy cơ mắc cảm cúm cũng như một số bệnh lây qua đường hô hấp.
Sử dụng Siro ho-cảm sao cho hiệu quả?
Nên cho trẻ dùng siro ho-cảm khi thay đổi thời tiết, dịch bệnh hoặc những thời điểm có nguy cơ nhiễm lạnh. Việc dùng Siro ho-cảm từ sớm khi trẻ chưa có biểu hiện hoặc mới hắt hơi, sổ mũi sẽ giúp giảm tiến triển của bệnh và ngừa bệnh tái phát.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn đúng loại sản phẩm phù hợp với độ tuổi và hoàn cảnh cũng giúp tăng hiệu quả:
Với trẻ dưới 3 tuổi nên chọn dùng Siro ho-cảm 90 ml hoặc Siro ho-cảm gói – an toàn, hiệu quả với trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, cho con bú.
Với trẻ trên 3 tuổi, sử dụng Siro ho cảm khi ở nhà và mang theo Viên ngậm khi đến trường để giữ ấm cổ họng.
Trẻ đi học hoặc ở nhà nên lựa chọn Siro ho-cảm dạng gói chia liều, tiện dụng.
Ngoài việc sử dụng Siro ho cảm, để bảo vệ sức khỏe trẻ khi đến trường trong giai đoạn giao mùa, mùa dịch hiện nay, phụ huynh lưu ý một số vấn đề:
Giữ ấm cơ thể, chủ động phòng bệnh cho con
Giai đoạn tháng 2 và tháng 3, miền Bắc và miền Trung vẫn lạnh buổi sáng và đêm, mưa phùn ẩm ướt, trong khi miền Nam, nắng nóng. Bố mẹ cần mặc cho con phù hợp với thời tiết, đặc biệt giữ ấm tốt cho trẻ khi bé ra ngoài trời. Trong nhà, bạn cũng cần giữ bầu không khí sạch sẽ, thoáng đãng.
Theo chuyên gia nhi khoa Nguyễn Thị Anh Xuân, bố mẹ có thể sử dụng dầu tràm – khuynh diệp bôi vào gan bàn chân, lưng hay thoa ngoài quần áo, khăn cho con để giúp giữ ấm, kháng khuẩn cho bé.
Sức đề kháng còn yếu, hệ hô hấp của trẻ cũng rất dễ tổn thương do điều kiện thời tiết. Trong khi đó, theo bác sĩ Xuân, việc bị cảm lạnh hoặc viêm nhiễm đường hô hấp có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm virus gây bệnh khi dịch đang lan tràn. Vì thế, ba mẹ cần phòng bệnh tốt cho trẻ. Hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người, các điểm tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh như bệnh viện. Nếu bắt buộc phải đi, nhớ đeo khẩu trang đúng cách cho con và giữ sạch bàn tay bé. Để con hợp tác và tự giác thực hiện việc này, mẹ có thể giải thích cho bé hiểu lý do và làm gương trước.
Nhắc trẻ vệ sinh cá nhân để, ngăn ngừa tác nhân gây bệnh
Một trong những khuyến cáo quan trọng của Bộ Y tế nhằm ngăn ngừa nguy cơ nhiễm, lây truyền Covid-19 là tuân thủ 5K. Trẻ nhỏ thường mải chơi, hay quên, bố mẹ và thầy cô cần nhắc nhở con thực hiện việc này thường xuyên. Hãy giải thích đơn giản và dễ hiểu cho bé về việc cần rửa tay kỹ (ít nhất 20 giây) trước khi ăn, sau khi ăn xong, lúc ở ngoài về, sau khi chơi hay bất cứ lúc nào tay bẩn. Nhắc bé không sờ tay lên miệng, mũi, mắt và không chạm vào các bề mặt hay dùng chung như tay nắm cửa, bàn, ghế, phím bấm thang máy…
Ngoài ra, bạn đừng quên vệ sinh mũi họng hằng ngày cho trẻ. Việc đơn giản này có thể giúp trẻ tránh các bệnh lây lan qua đường hô hấp hiệu quả.
Người lớn cũng cần chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể cho bé sạch sẽ. Đồ chơi của trẻ nên được vệ sinh bằng xà phòng và nước ấm thường xuyên hơn. Bản thân bố mẹ mỗi khi ở ngoài về cũng cần thay quần áo và rửa sạch tay trước khi tiếp xúc với con.