Tóm tắt nội dung
Thông thường khi gặp phải tình trạng cảm cúm, nhiều mẹ bầu sẽ băn khoăn không biết phải làm thế nào và nên áp dụng điều trị những phương pháp gì để đem tới những chuyển biến tích cực cho sức khỏe.
Trong kho tàng dân gian Việt Nam nhiều bài thuốc dân gian đơn giản đã được các cụ xưa sử dụng trong điều trị bệnh cảm cúm, trong đó có phương pháp sử dụng lá xông để xông hơi. Các mẹ bầu cũng có thể tham khảo phương pháp dùng lá xông để trị cảm cúm trong bài viết này nhằm tăng cường những thông tin, hiểu biết của mình về việc chăm sóc sức khỏe trong quá trình mang thai.
1. Xông hơi là gì?
Từ xa xưa, xông hơi đã được biết tới là phương pháp dân gian hiệu nghiệm giúp giải cảm hiệu quả. Xông hơi là phương pháp điều trị bệnh dựa trên hình thức tự điều tiết thân nhiệt bằng cách ra mồ hôi của cơ thể, điều này được thực hiện do sự điều khiển tự động của hệ thần kinh. Cơ chế ra mồ hôi và giãn nở các mạch máu ngoại biên trong quá trình xông hơi có tác dụng tích cực trong việc giải cảm, hạ sốt, giúp cơ thể loại bỏ các chất độc hại trong nhiều trường hợp khác nhau. Bên cạnh đó xông hơi còn giúp tiêu thủng tán thấp và hạ cao huyết áp rất hiệu quả.
Chính vì vậy khi bị cảm cúm, nếu những dấu hiệu bệnh còn nhẹ và mới hình thành, các mẹ bầu có thể áp dụng phương pháp xông hơi bằng các loại lá xông phổ biến trong tự nhiên để giảm thiểu tình trạng bệnh.
Tuy nhiên cũng không khuyến khích lạm dụng hình thức này quá nhiều lần trong quá trình mang thai để điều trị bệnh cảm cúm, vì khi sử dụng lá xông để xông hơi sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể, điều này có thể dẫn đến một số những ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi. Do đó các mẹ cũng cần lưu ý và chỉ nên áp dụng phương pháp này trong những trường hợp phù hợp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.
2. Nên sử dụng các loại lá tự nhiên nào để xông hơi?
Việt Nam được mệnh danh là xứ sở của các loài cây thuốc nam quý với những công dụng và tính năng đặc biệt trong việc điều trị nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh cảm cúm. Bên cạnh việc dùng để đun và chắt nước uống một số loại cây tự nhiên còn được dân gian ưa chuộng trong quá trình xông hơi giúp giải cảm, hạ sốt, loại bỏ các độc tố gây hại trong cơ thể.
Khi bị cảm cúm, nếu lựa chọn hình thức xông hơi để điều trị, các mẹ bầu nên sử dụng một số những loại lá cây tự nhiên sau để kết hợp trong nồi nước xông của mình: lá bưởi, tía tô, gừng, rau bạc hà, sả, hương nhu, ngổ, húng quế, chanh riềng…
Các loài cây nói trên khi sử dụng để xông hơi sẽ giúp lưu thông đường thở, tạo giãn nở các mạch máu, giúp cơ thể tiết ra mồ hôi và loại bỏ các độc tố ra ngoài cơ thể, giúp thuyên giảm tình trạng cảm cúm ở bà bầu.
>>> Có thể bạn quan tâm: Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Điều trị thế nào hiệu quả
3. Một số cách dùng lá xông để xông hơi trị cảm cúm cho bà bầu 6 tháng
Mẹ bầu có thể sử dụng các loại lá tự nhiên để xông mũi hoặc xông mặt trong quá trình điều trị các triệu chứng của bệnh cảm cúm. Dưới đây sẽ là một số cách mà mẹ bầu có thể áp dụng khi thực hiện xông hơi trị cảm cho bà bầu tại nhà:
– Xông mũi bằng lá cây tự nhiên:
Để thực hiện xông mũi, giải cảm, mẹ bầu chỉ cần áp dụng các bước đơn giản sau: Đầu tiên, mẹ hãy lựa chọn các loại lá cây tự nhiên như lá bưởi, vỏ quả bưởi, lá sả, lá tía tô, hương nhu, bạch đàn… đem các loại lá trên rửa sạch với nước và cho tất cả vào nồi và đun sôi lên trong khoảng từ 5-6 phút. Sau đó khi thấy nồi nước sôi bắt đầu có dấu hiệu sủi bọt tăm, các mẹ hãy nhấc nồi nồi nước đun ra vì lúc này các tinh chất, hợp chất trong lá cây đã được tiết ra tối đa. Tiếp theo mẹ lấy một chiếc khăn trùm qua đầu và tiến hành xông mũi trong vòng 7-10 phút.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể sử dụng một bát nước nóng, nhỏ thêm vào đó từ 2-3 giọt tinh dầu khuynh diệp tự nhiên và trùm một chiếc khăn mỏng vừa phải trùm lên đầu, hít hơi đều đặn, thực hiện trong khoảng 10 phút sẽ đem lại những hiệu quả tích cực trong việc chữa cảm cúm.
– Xông mặt bằng lá cây tự nhiên:
Để thực hiện phương pháp này, mẹ bầu cần chuẩn bị một nồi nước xông với thành phần các loại lá cây, lá thuốc tự nhiên sau: lá bưởi, lá húng quế, bạc hà, rau tần, ngổ, gừng, lá tía tô, hành, chanh riềng. Đem rửa sạch các lá trên và cho vào nồi đun, đun sôi trên bếp lửa khoảng 4-5 phút. Sau đó nhấc ra và sử dụng một chiếc khăn sạch, không quá dày để tiến hành xông mặt. Lưu ý hít thở thật đều trong quá trình xông, nên ngồi xông trong khoảng 8-10 phút cho tới khi mồ hôi ở mặt toát ra, tiếp đó dùng một chiếc khăn khô khác lau sạch mồ hôi trên mặt.
Cùng với đó mẹ bầu nên uống thêm một cốc chanh muối ngay sau khi xông hơi nhằm đảm bảo cân bằng lại lượng nước vừa thoát ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên các mẹ bầu nên lưu ý và cân nhắc kỹ trước khi thực hiện phương pháp xông hơi, nếu dấu hiệu bệnh cảm cúm chuyển nặng mẹ cần đến ngay trung tâm y tế để nhận được các tư vấn hữu ích từ chuyên gia nhằm đảm bảo áp dụng các biện pháp điều trị an toàn, phù hợp.
Ngoài các biện pháp trên, để dứt tình trạng cảm cúm, khó chịu, mẹ bầu nên dùng thêm siro ho cảm Thảo dược với các thành phần lành tính như gừng, quất (tắc), húng chanh (tần dày lá), không ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ.
Theo: DS.Vân Anh