Tóm tắt nội dung
Các bé sơ sinh thường có sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như mũi, họng… dẫn tới hiện tượng khò khè, đờm ở cổ. Vì không có khả năng đẩy đờm ra ngoài nên các bé sẽ khó chịu, dễ nôn trớ, chán ăn.
Vì vậy khi con gặp hiện tượng này, cha mẹ phải biết cách vỗ rung đờm cho con. Cách này có thể áp dụng cho các bé sơ sinh, từ 0 tới 12 tháng tuổi.
Vỗ rung long đờm sẽ làm thay đổi áp suất trong đường dẫn khí, để làm thông đường thở. Nó làm phổi giãn nở tốt, tăng cường hô hấp, đẩy đờm nhớt ra ngoài, khiến con trở nên dễ chịu, giảm khò khè, nôn ói, bú mẹ và ăn được tốt hơn.
Kỹ thuật vỗ rung không gây hại gì cho bé bởi ngoài tác dụng đẩy đờm ra, nó còn giúp khí huyết lưu thông, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và thích thú.
Có thể áp dụng phương pháp này đối với các bệnh như viêm tiểm phế quản, trẻ bị nghẹt mũi, viêm xẹp thuỳ phổi và các bệnh lý về đường hô hấp khiến con bị ứ đọng đờm nhớt, tắc nghẽn đường hô hấp, xẹp phổi do ứ đọng đàm nhớt, sau phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật lồng ngực.
Mẹ có thể nhận biết trẻ bị ho có đờm khi:
– Trẻ ho nhiều, khi ho thường có chất nhầy và đờm, bé có cảm giác nghẹt thở và khó thở.
– Khi mẹ áp tai vào ngực trẻ thì nghe rõ tiếng khò khè, hay nôn trớ.
>>> Mời bạn xem thêm: Cách trị ho có đờm cho trẻ bằng dân gian siêu hiệu quả
Hướng dẫn cách vỗ rung đờm cho bé sơ sinh từ 0 đến 12 tháng tuổi
Đây là một trong những phương pháp làm loãng đờm cho trẻ khá hiệu quả. Mẹ hãy thực hiện theo các bước sau:
– Bước 1: Mẹ đặt con nằm nghiêng trên một mặt phẳng, không cho trẻ gối đầu, dùng khăn bông mềm kê dưới mông trẻ để mông với đầu trẻ tạo góc khoảng 15 độ.
– Bước 2: Mẹ chụm năm ngón tay lại với nhau, vỗ lên vùng lưng của trẻ ở khu vực giữa cổ và phổi (ngang lưng trở lên) trong vòng 3 phút, vỗ đều đặn, dứt khoát. Dùng lực cổ tay vỗ rung cho trẻ tạo thành tiếng “bộp, bộp”. Khi đó mẹ sẽ có cảm giác lồng ngực của trẻ sẽ rung lên từng nhịp theo nhịp vỗ tay. Nhớ là phải vỗ từ dưới vỗ lên để dẫn lưu đờm từ dưới lên miệng.
Cách này sẽ tạo ra lực đẩy khiến đờm mắc kẹt từ cổ họng lên. Khối đờm khi đó đã rung và loãng ra nên dễ đi ra ngoài.
-Bước 3: Bước tiếp theo mẹ hãy đặt bé ngửa trên tay, rồi dùng ngón tay day nhẹ ở phần cổ để kích thích trẻ ho bật hết đờm ra ngoài.
Ba mẹ cần lưu ý kỹ thuật này chỉ áp dụng khi trẻ ho có đờm, không áp dụng với những trẻ ho khan.
>>> Mời bạn xem thêm: Trẻ sơ sinh bị ho nên làm gì? nguyên nhân &phác đồ điều trị
Lưu ý khi vỗ rung đờm cho trẻ
– Trong quá trình vỗ lồng ngực trẻ sẽ bị ho, mẹ không phải qúa lo lắng về việc này. Phản xạ ho làm thông thoáng đường thở, đẩy chất xuất tiết ra khỏi phổi.
– Thời điểm vỗ rung long đờm cho trẻ tốt nhất là buổi sáng sớm khi trẻ ngủ dậy bởi lúc đó trẻ chưa ăn gì, sẽ tránh làm trẻ nôn trớ thức ăn. Sau một đêm, lượng đờm ở cổ cũng sẽ nhiều hơn, lấy ra được sạch hơn. Hoặc mẹ có thể vỗ rung đờm sau khi cho bé khí dung.
– Trước và sau khi vỗ rung lồng ngực bố mẹ phải hút đờm dãi khỏi mũi họng của trẻ, cởi bớt quần áo cho trẻ thoải mái.
– Một điều cần lưu ý đó là mẹ cần xem đờm của con là trắng hay vàng, xanh đặc, để có thể báo lại cho bác sĩ khi khám, chẩn đoán chính xác bệnh của trẻ.
Những lưu ý giúp trẻ sơ sinh bớt đờm ở cổ
– Mẹ nên vệ sinh mũi bé thường xuyên bằng cách nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ 4-5 lần/ngày. Cách này sẽ khiến mũi bé sạch, ít gây hiện tượng khó thở, khò khè.
– Mẹ nên cho bé bú sữa, uống thêm nước để đờm trong cổ bé loãng ra.
– Khi bé có hiện tượng ho nên cho bé nằm nghiêng, đặt đầu bé cao hơn một chút.
– Không nên dùng một chiếc khăn lau đi lau lại gỉ mũi, nước mũi, cho con vì nó có chứa nhiều vi khuẩn, có thể khiến bé bị nặng hơn.
– Tuyệt đối không dùng phương pháp dân gian dùng miệng hút mũi cho con, bởi trong khoang miệng của mẹ chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh.
– Không được tự ý dùng thuốc kháng sinh nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
Ngoài việc vỗ rung đờm, mẹ có thể kết hợp dùng thêm siro ho cảm thảo dược có thành phần như quất (tắc), húng chanh (tần dày lá), cát cánh, đường phèn..để ngăn chặn những cơn ho, làm dịu cổ họng của bé. Siro với những thành phần tự nhiên, lành tính, an toàn cho cả các bé sơ sinh.
Trong trường hợp mẹ đã áp dụng tất cả các hướng dẫn trên mà trẻ sơ sinh ho có đờm kéo dài nhiều ngày, không , mẹ nên đưa bé tới bác sĩ tìm ra nguyên nhân cụ thể.
Theo DS Thu Hiền