Cách chăm sóc trẻ sau nạo VA bố mẹ nào cũng cần biết

Với mỗi bậc cha mẹ, niềm vui lớn nhất có lẽ là được nhìn thấy con vui chơi và phát triển khoẻ mạnh. Thế nhưng ở mỗi thời điểm, mỗi giai đoạn, bé đều có thể gặp phải những loại bệnh khác nhau tuỳ theo sức đề kháng của mỗi bé và điều kiện môi trường, thời tiết thay đổi. Trong đó “viêm VA” là một trong những loại bệnh thường gặp nhất ở trẻ, viêm VA cũng là điều mà không ít bậc phụ huynh lo lắng mỗi khi con mình mắc phải loại bệnh này.

Vậy làm thế nào để có thể chữa viêm VA?

Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị viêm VA ở trẻ nhỏ như: cho trẻ sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm; tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin, chất dinh dưỡng để bổ sung dưỡng chất nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ; giữ vệ sinh vùng họng bằng cách súc họng với nước muối sinh lý…


Cách chăm sóc trẻ sau nạo VA bố mẹ nào cũng cần biết 

Bên cạnh các biện pháp điều trị nội khoa nói trên thì nhiều bố mẹ lại lựa chọn biện pháp điều trị ngoại khoa cho con mình nhằm mục đích điều trị dứt điểm tình trạng viêm VA. Trong đó “nạo VA” là biện pháp điều trị ngoại khoa được nhiều phụ huynh lựa chọn để điều trị viêm VA cho trẻ. Hiện nay, nhờ có hệ công nghệ tiến tiến cùng với các trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ có tay nghề và chuyên môn cao nên phương pháp nạo VA cho trẻ ngày càng trở nên phổ biến hơn. 

Thế nhưng chắc hẳn nhiều bố mẹ vẫn còn đang băn khoăn chưa biết phải chăm sóc trẻ như thế nào sau khi bé vừa nạo VA? Nên thực hiện chế độ chăm sóc ra sao để vừa đảm bảo an toàn cho trẻ, vừa giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất? 

Các bố mẹ hãy yên tâm vì đã có chuyên gia Ích Nhi ở đây để giúp bố mẹ giải đáp những băn khoăn về việc chăm sóc trẻ sau khi nạo VA. Dưới đây sẽ là một số những thông tin giúp bố mẹ rõ hơn về VA cũng như các phương thức để chăm sóc bé sau quá trình nạo bỏ VA.

Những điều cần biết về VA

VA có thể hiểu là hai chữ cái đầu tiên được viết tắt của cụm từ tiếng Pháp “Végétations Adénoides’’ hay còn gọi là amidan vòm. Đây là một tổ chức lympho nằm ở vòm họng, đồng thời cũng là một tổ chức bạch huyết hình tam giác thuộc vòng bạch huyết Waldeyer. 

Thông thường VA sẽ phát triển mạnh ở trẻ nhỏ từ giai đoạn sơ sinh và bắt đầu có dấu hiệu thoái triển trong giai đoạn trẻ 5-6 tuổi.

Đặc biệt VA có vai trò cực kỳ quan trọng đối với trẻ, nhất là các bé trong độ tuổi từ 6 tháng đến 4 tuổi. VA đảm nhiệm chức năng tạo ra kháng thể giúp chống lại các tác nhân gây hại cho trẻ khi chúng có xu hướng tấn công vào cơ thể của trẻ thông qua đường hô hấp. Bên cạnh chức năng tạo ra kháng thể chống lại các vi khuẩn xâm nhập, VA còn có thể tiêu diệt các vi khuẩn khi chúng tái xâm nhập vào cơ thể của trẻ. 

Tuy nhiên vì VA nằm ở vòm họng và là nơi tiếp xúc trực tiếp với nhiều loại vi khuẩn, nhiều tác nhân gây hại đi vào từ môi trường bên ngoài nên VA cũng chính là nơi dễ bị viêm nhiễm nhất. Tuỳ theo cơ địa và sức đề kháng của mỗi trẻ mà mức độ và tình trạng viêm nhiễm VA cũng sẽ khác nhau. Do đó phải căn cứ vào mức độ và tình trạng viêm nhiễm VA ở trẻ diễn ra nặng hay nhẹ để đưa ra những giải pháp điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn và hiệu quả. 

Cách chăm sóc trẻ sau khi nạo VA

Những ngày đầu tiên sau khi bé nạo VA là khoảng thời gian quan trọng mà bố mẹ cần lưu tâm và đặc biệt chú ý trong quá trình chăm sóc trẻ. Bố mẹ nên cho con uống nhiều nước và ăn các thức ăn được chế biến dưới dạng lỏng để bé dễ dàng nuốt, đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước có thể xảy ra sau quá trình bé thực hiện nạo VA. Thông thường sau khi nạo VA, trẻ sẽ có cảm giác đau, mỏi và cứng cổ do tư thế nằm khi phẫu thuật gây ra, bố mẹ có thể mát xa, chườm ấm hoặc thực hiện một số bài tập xoay vùng cổ để giúp bé giảm nhanh các cảm giác đau, mỏi.

Cách chăm sóc trẻ sau nạo VA bố mẹ nào cũng cần biết1

Ngoài ra trong khoảng thời gian chăm sóc trẻ sau khi nạo VA, bố mẹ cần đặc biệt lưu tâm một số điều quan trọng sau:

– Chế độ dinh dưỡng: 

Sau khi nạo VA, bố mẹ hãy cho trẻ uống nhiều nước và duy trì lượng nước uống thường xuyên mỗi ngày, nước sẽ giúp trẻ làm dịu các cơn đau và loại bỏ những tạp chất có hại cho sức khoẻ ra ngoài cơ thể.

Thời gian đầu sau khi nạo VA, trẻ sẽ thường bị đau họng nên bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm, có dạng lỏng như: cháo, súp,… tuyệt đối không cho trẻ ăn những thức ăn cứng, có vị nóng hoặc cay, chua. Thực phẩm cần phải nấu chín, mềm đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ.

Bổ sung cho trẻ đầy đủ các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể (vitamin A, vitamin B1, vitamin C…) nhằm giúp trẻ nâng cao sức đề kháng và nhanh chóng đưa cơ thể trở lại trạng thái bình thường sau khi phẫu thuật.

– Giữ gìn vệ sinh:

Đảm bảo giữ vệ sinh vùng khoang miệng sạch sẽ cho trẻ sau khi nạo VA nhằm tránh quá trình xâm nhập của các vi khuẩn gây hại, giúp vết thương tại vùng mới phẫu thuật nhanh lành lại. Bố mẹ có thể giúp con vệ sinh khoang miệng bằng cách: cho trẻ súc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý, đánh răng hai lần mỗi ngày…

Bố mẹ cũng lưu ý không cho trẻ súc họng mà chỉ súc miệng để tránh gây ra những tác động mạnh tại vùng mới phẫu thuật.

Giữ không cho trẻ xì mũi trong thời gian một tuần sau khi nạo VA. Khi trẻ có hiện tượng chảy nước mũi bố mẹ nên dùng khăn bông ẩm chấm nhẹ nước mũi cho trẻ.

– Tránh các hoạt động mạnh:

Không cho trẻ chạy nhảy hoặc tham gia vào các hoạt động mạnh trong thời gian một tuần sau khi thực hiện nạo VA. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ, giúp vết thương ở vùng mới phẫu thuật nhanh lành hơn, đồng thời tránh được các tác nhân gây hại có thể xâm nhập vào cơ thể từ môi trường bên ngoài.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bạn có biết? Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Theo: DS.Vân Anh

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA