Tóm tắt nội dung
Cơ thể trẻ sơ sinh vô cùng non nớt và yếu kém, bởi vậy trẻ thường dễ mắc phải các bệnh lý về đường hô hấp như ho và sổ mũi. Khi gặp trường hợp này thì bố mẹ nên làm gì? Hãy theo dõi bài viết sau đầy để biết được những điều cần thiết trong cách điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho và sổ mũi.
1. Trẻ sơ sinh ho và sổ mũi do nguyên nhân nào?
- – Trẻ mắc những bệnh thông thường: viêm mũi họng, sốt do cảm cúm, virus… thường bị sốt kèm theo những dấu hiệu như trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho, phát ban… Với những bệnh thông thường này, trẻ sốt từ 3 – 4 ngày và dù sốt nhưng vẫn tỉnh táo và bú mẹ được
- – Hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu nên chỉ cần bị các nhân tố bên ngoài tác động sẽ dễ làm trẻ bị ốm, cảm. Từ đó tình trạng hắt hơi sổ mũi xuất hiện là điều không thể tránh khỏi.
- – Dị ứng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này ở trẻ sơ sinh.
- – Trẻ có mũi khá nhạy cảm và yếu nên nguyên nhân môi trường với nhiều nhân tố tác động như bụi bẩn, phấn hoa,…cũng dễ khiến bị sổ mũi.
- – Trong nhiều trường hợp rất có thể trẻ bị sổ mũi do dị vật vào trong mũi bé mà bố mẹ không hề biết.
2. Cách chữa trị hiệu quả khi Trẻ sơ sinh ho và sổ mũi
Khi trẻ sơ sinh bị ho và sổ mui, bố mẹ hãy nhanh chóng giữ ấm, vệ sinh mũi cho trẻ và tham khảo một số bí quyết đơn giản sau đây:
- – Cho Trẻ sơ sinh ho và sổ mũi bú mẹ thường xuyên để cung cấp đủ nước cho cơ thể. Luôn giữ cho mũi trẻ sơ sinh bị sổ mũi và ho sạch và khô bằng cách hút, rửa 3 -4 lần/ngày hoặc xịt nước muối biển để rửa mũi cho trẻ. Nhưng bố mẹ cần lưu ý không hút mũi và xịt mũi cho trẻ quá nhiều vì dễ khiến mũi trẻ bị tổn thương.
- – Song song với việc rửa mũi, bố mẹ nên cho con uống siro ho trẻ em để giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi…, giúp con có hơi thở nhẹ nhàng, nhanh chóng dễ chịu. Sau cùng, bố mẹ mát xa bàn chân, bàn tay và vùng cổ, gáy của con bằng dầu tràm hoặc dầu cho Trẻ sơ sinh bị ho và sổ mũi.
- – Khi trẻ sơ sinh bị Trẻ sơ sinh ho và sổ mũi thì việc giữ ấm là tối quan trọng. Việc giúp trẻ sơ sinh giữ ấm và khai thông đường thở, để trẻ bớt khó chịu và ăn, ngủ ngon hơn. Kiên trì thực hiện các bước này trong vài ngày, bố mẹ sẽ thấy trẻ đỡ sổ mũi mà không cần dùng kháng sinh. Việc giữ ấm, giữ vệ sinh giúp nước mũi không chảy vào cuống họng, tạo thành đờm làm trẻ ngứa cổ và ho. Nếu không nhanh chóng giảm các triệu chứng khó chịu này thì trẻ sơ sinh bị sổ mũi và ho sẽ phải thở bằng miệng dẫn tới việc bị nôn, ói khi ăn.
3. Những lưu ý mà bố mẹ cần biết
- – Trong nhà luôn phải có sẵn các vật dụng y tế cần thiết: nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%) để rửa mũi và súc miệng; dụng cụ hút mũi; nhiệt kế; siro giảm triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi; máy tạo độ ẩm. Để trong trường hợp Trẻ sơ sinh ho và sổ mũi, bố mẹ không bị mất thời gian ra ngoài để mua những vật dụng này, và tất nhiên là thời gian dành cho trẻ nhiều hơn.
- – Không gian gia đình, cách sinh hoạt của bố mẹ và các thành viên trong gia đình cũng ảnh hưởng đến việc trẻ sơ sinh bị sổ mũi và ho hay không. Bởi vậy, cần luyện tập cho cả gia đình thói quen giữ vệ sinh: rửa tay bằng xà phòng/nước rửa tay và súc miệng nước muối nhiều lần trong ngày; sau khi đi đến những nơi công cộng nhiều người – nhiều nguồn bệnh.
- – Nếu trẻ sơ sinh có dấu hiệu bệnh nặng, hãy gọi cho bác sĩ ngay khi trẻ có dấu hiệu cảm, cúm và không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào.
- – Khi Trẻ sơ sinh ho và sổ mũi, cơ thể trẻ bị háo nhiều nước. Mẹ nên cho trẻ bú liên tục để tăng cường hệ miễn dịch.
Mời bạn xem thêm:
Trẻ 7 tháng tuổi bị sổ mũi phải làm sao? +3 Cách xử lý hiệu quả
Chưa làm bố mẹ thì chưa hiểu hết được những khó khăn và vất vả trong việc chăm sóc trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Một bệnh lý nhỏ như Trẻ sơ sinh ho và sổ mũi, nếu không được chữa trị kịp thời và đúng đắn sẽ đem lại những biến chứng khó lường và gây hại đến sức khỏe của trẻ sau này. Hãy là những ông bố bà mẹ thông thái trong việc chọn lựa cách chăm sóc trẻ khi bị ốm nhé!
Dược sĩ Nguyễn Hiền