Trẻ bị cảm – ho được chăm sóc ngay lúc mới khởi phát bằng các vị thuốc dân gian sẽ nhanh khỏi và không gây tác dụng phụ. Không phải tìm đâu xa chính là thảo mộc được trồng xung quanh nhà mẹ có thể tận dụng ngay cho bé khi bị bệnh.
1. Cảm mạo: Cần chữa ngay khi mới khởi phát
Theo Đông y, cảm mạo xảy ra khi ngoại tà (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa) xâm nhập vào cơ thể. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cảm là phong hàn. Các triệu chứng khởi phát bao gồm: Hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, ho, sốt.
Thuốc Tây y thường chỉ tập trung giảm các triệu chứng như ho, sổ mũi – như vậy coi như mới chữa phần ngọn, mà không trị được phần gốc bệnh.
Đông y nhấn mạnh: Nếu không điều trị dứt điểm, cảm mạo xâm nhập vào sâu trong cơ thể có thể trở thành đầu mối của nhiều loại bệnh khác nhau như viêm phổi, cảm thương hàn…
Trong sách Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh, Đại danh y Lê Hữu Trác cũng nêu rõ: cảm phải được điều trị triệt để, nếu không bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần. Nếu giải cảm sớm thì cơ thể sẽ tự khắc hồi phục. Khi cảm không được giải, phong tà sẽ lưu lại trong cơ thể, dẫn đến tổn thương phế, tỳ, vị, gây nên các triệu chứng ho, ho có đờm, viêm phế quản, cơ thể yếu, suy kiệt…
2. Bài thuốc trị ho, cảm, sổ mũi cho trẻ em
Khí hậu Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á điển hình của khối khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa và ẩm nhiều. Tỷ lệ mắc cảm hàng năm tại khu vực này cao vượt trội so với phần còn lại của thế giới. Một trẻ Việt Nam có thể bị viêm đường hô hấp 6-8 lần trong một năm.
Dựa trên nguyên tắc điều trị cảm mạo của Hải Thượng Lãn Ông thì bài thuốc trị dứt điểm các chứng ho, hắt hơi sổ mũi cần dùng các thảo dược có tác dụng giải cảm hàn: sinh khương (gừng), trần bì (quất), húng chanh (tần dày lá)….
Với các triệu chứng khác như ho, đờm thì có thể sử dụng: Cát cánh, trần bì để tuyên phế, hóa đờm. Mạch môn, mật ong có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, nâng cao thể trạng, giảm ho.
3. Siro ho-cảm thảo dược – Bài thuốc dân gian được chuẩn hóa theo công nghệ hiện đại
Nếu như trẻ em ở vùng núi phía Bắc ưa chuộng Cát cánh hấp mật ong trị ho, trẻ em vùng đồng Bằng Bắc bộ và duyên hải miền Trung dùng Quất ngâm mật ong, đường phèn thì trẻ em Nam bộ lại tin dùng Húng chanh (Tần dày lá) hấp đường phèn. Các sản phẩm Siro ho-cảm có thành phần húng chanh, quất, đường phèn, gia giảm thêm cát cánh, mạch môn giúp giải cảm, giảm ho, tiêu đờm, hiệu quả cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong đó:
Húng chanh (Tần dày lá): Vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, giải cảm. Theo sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, cao nước húng chanh có tác dụng ức chế sự phát triển của phế cầu khuẩn.
Tinh chất Gừng tươi: Nếu như can khương (gừng khô có vị cay, tính nóng) thì sinh khương vị ôn có tính ấm, tác dụng phát tán phong hàn, được dùng chữa cảm mạo, phong hàn, ho do cảm hàn. Dùng an toàn cho cả phụ nữ mang thai.
Quả quất (Tắc): Vị ngọt chua, tính ấm giúp hóa đảm, trị ho, dùng tốt trong các trường hợp cảm mạo phong hàn. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, quả quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu và các vitamin, có tác dụng chống viêm, long đờm, giảm ho, kháng khuẩn.
Mật ong: Tác dụng như kháng sinh tự nhiên, kích thích tái tạo tế bào mới, giúp làm lành nhanh các tổn thương niêm mạc họng. Các nghiên cứu tại Mỹ cho thấy tác dụng giảm ho của mật ong vượt trội hơn cả Dextromethorphan.
Các thành phần kể trên đều là nguyên liệu “thuần Việt” dựa trên triết lý “thiên nhân hợp nhất”. Theo đó, chính mảnh đất và khí hậu gây nên bệnh tật cho con người sẽ sinh ra các loại cỏ cây, hoa trái… có tác dụng điều hòa lại âm – dương, hàn – nhiệt, lấy lại cân bằng cho cơ thể và chữa khỏi bệnh cho con người.
Song song với việc lựa chọn các sản phẩm có thành phần an toàn, hiệu quả, các mẹ nên lựa chọn các sản phẩm được sản xuất trên quy trình chuẩn hóa từ nguyên liệu tới sản xuất. Đặc biệt, khi đối tượng sử dụng là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai nên tìm các sản phẩm đã được bộ y tế cấp giấy chứng nhận và chuyên gia tin dùng.
Dược sĩ Trần Lan Phương
Tìm hiểu thêm về sản phẩm cải thiện triệu chứng ho, sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tại đây.