Hắt xì hơi nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi? Cách khắc phục

Khi mang bầu nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng khiến hệ miễn dịch bị giảm sút và dễ mắc nhiều bệnh lý. Khi thời tiết thay đổi thường dễ mắc hắt hơi, sổ mũi…  Nếu lâu ngày không khỏi sẽ dẫn đến bệnh cúm, nhiễm trùng đường hô hấp… đem lại hậu quả không nhỏ cho mẹ và bé sau này. Vậy hãy tìm hiểu Ảnh hưởng và cách khắc phục chứng hắt xì hơi khi mang thai qua bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Cách chữa trị dành cho các mẹ bị hắt hơi khi mang thai

1. Ảnh hưởng của hắt xì hơi khi mang thai

Nếu tình trạng hắt xì hơi xuất hiện ít và không kèm theo các dấu hiệu như ho đau họng hay sốt… sẽ không ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng. Nhưng nếu hắt xì hơi khi mang thai sẽ dẫn đến hệ miễn dịch suy giảm và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người mẹ dù ít dù nhiều.

–  Hắt xì hơi khi mang thai sẽ tác động tới tử cung, gây ra những cơn co thắt dẫn đến dọa sảy, đẻ non…

–  Hắt xì hơi cũng là một động tác gây tăng áp lực ổ bụng mạnh, ảnh hưởng không nhỏ tới thai nhi.

–  Nếu bầu bị hắt hơi, sổ mũi kèm theo việc bị sốt cao, nôn ói, đau họng, cơ thể mệt mỏi thì mẹ bầu có nhiều nguy cơ bị mắc bệnh cúm mùa. Bệnh này nếu phát triển nặng thì tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra thì có khả năng gây sảy thai sớm hay thai bị lưu. Lúc này, mẹ bầu nên theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng cách khám thai và siêu âm 2 tuần/ lần trong 2 tháng đầu và tiếp tục khám thai định kỳ sau đó. Bên cạnh đó cần thực hiện tất cả các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

>>> Xem thêm: Mẹo trị bệnh cảm cho bà bầu không dùng thuốc

Bà bầu bị hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?2

2. Nguyên nhân bị hắt xì hơi khi mang thai

–  Phần lớn nguyên nhân gây ra tình trạng hắt xì hơi khi mang thai do đường hô hấp bị ảnh hưởng bởi các tác nhân môi trường như: Bụi bẩn, thời tiết, phấn hoa.. hoặc do mắc phải các bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm xoang  mạn tính hoặc cảm cúm…

–  Tình trạng hắt hơi, sổ mũi do dị ứng thường hắt hơi dài từng cơn, xảy ra trong nhiều giờ, nước mũi có đặc điểm trong, nhiều, nhưng không hoen ố, tình trạng nghẹt mũi, cảm giác ngứa khó chịu, đầu nhức đôi khi có cảm giác căng ở vùng xoang mặt.

–  Tình trạng hắt xì hơi khi mang thai theo chu kỳ. Tình trạng này xuất hiện mỗi khi ngủ dậy, giảm đi trong ngày và xuất hiện trở lại khi gặp luồng gió, tiếp xúc với bụi bẩn. Ban đầu nước mũi trong sau đó đặc thành mủ, nước mũi chảy thành từng đợt.

–  Ngoài ra, trong suốt thai kỳ, nhau thai còn sản sinh một lượng lớn estrogen, làm tăng sản xuất chất nhầy và có thể gây ra hiện tượng sổ mũi hoặc nghẹt mũi. Estrogen xuất hiện có thể gây ra sưng, viêm ở trong mũi, cản trở quá trình thở bình thường khiến bà bầu cảm thấy rất khó chịu và hắt xì hơi.

>> Xem thêm: Cách chữa bị viêm họng khi mang thai cho các mẹ tuyệt đối an toàn

hat-xi-hoi-khi-mang-thai-01

3. Cách khắc phục hắt xì hơi khi mang thai

Để tình trạng hắt xì hơi khi mang thai được trị dứt điểm, bà bầu cần quan tâm hơn tới sức khỏe của mình để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.

Việc sử dụng thuốc trị sổ mũi trong thời kỳ mang thai rất hạn chế và cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Bởi việc uống thuốc khi mang thai 3 tháng đầu rất nguy hiểm. Các loại thuốc đều có tác dụng phụ và có thể gây dị tật thai nhi.

Dưới đây là một số biện pháp khắc phục khá đơn giản có thể thực hiện tại nhà:

–  Nước muối sinh lý: Nhỏ mũi bằng nước muối là biện pháp trị sổ mũi, hắt xì hơi khá hiệu quả cho bà bầu. Phương pháp này giúp loại bỏ các chất nhầy từ đường mũi, giảm nhẹ cảm giác khó chịu và khó thở, giúp bôi trơn niêm mạc lỗ mũi, giúp mũi làm việc hiệu quả hơn.

–  Khi xì mũi, tốt nhất mẹ nên dùng khăn giấy mềm để lau, tránh làm cọ sát vào mũi gây rát. Không được xì mũi quá mạnh để tránh làm tổn hại đến màng nhĩ (động tác này làm tăng đột ngột áp lực trong tai, dễ gây rách màng nhĩ).

–  Khi bị hắt xì hơi khi mang thai, việc bổ sung vitamin C là rất cần thiết giúp tăng cường sức khỏe. Có thể pha nước nhanh với 1 cốc nước ấm mỗi ngày giúp phòng ngừa hiệu quả cảm cúm và tăng cường vitamin. Chanh giúp giảm dịch nhày trong cổ họng giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng nước ép cam, nước ép các loại rau quả để bổ sung chất đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng chống được bệnh tật.

–   Khi trời lạnh, mẹ bầu cần giữ ấm cơ thể, tăng độ ẩm trong nhà để tránh tình trạng mũi bị khô

–  Tránh tuyệt đối các chất kích thích trong môi trường ví dụ như khói thuốc lá, bụi, lông động vật, phấn hoa,… tránh gây tổn thương niêm mạc mũi.

Nếu tình trạng hắt xì hơi khi mang thai kéo dài kèm theo những biểu hiện sốt, nhiễm khuẩn, cơ thể mỏi mệt thì mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Những ảnh hưởng và cách khắc phục chứng hắt xì hơi khi mang thai là những kiến thức không phải ai cũng biết. Hắt xì hơi tuy không quá nguy hiểm nhưng cũng là mối lo ngại của  không ít gia đình chuẩn bị làm cha làm mẹ.

DS Thu Hiền

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA