Trẻ sơ sinh bị ho nên làm gì? nguyên nhân &phác đồ điều trị

Trẻ sơ sinh bị ho có nguy hiểm không? “Câu hỏi vạn người hỏi” Trị ho cho trẻ sơ sinh tưởng đơn giản nhưng lại không. Bởi rất nhiều bậc cha mẹ đã lầm tưởng rằng ho ở trẻ là một triệu chứng bình thường. Bất cứ trẻ em nào cũng gặp phải trong đời và những lúc thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, nếu những cơn ho của trẻ không được chữa trị đúng cách và dứt điểm. Trẻ sẽ có những biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ.

Để hiểu rõ được việc trị ho trẻ em thì chúng ta cần nắm rõ được nguyên nhân gây nên ho. Bài viết về 7 nguyên nhân gây ho ở trẻ sau sẽ cho cha mẹ được hiểu rõ thêm vì sao trẻ sơ sinh bị ho. Và tìm cách chữa trị hợp lý và hiệu quả nhất dành cho trẻ. Tránh được những biến chứng và hậu quả để lại khiến trẻ bị ảnh hưởng cũng như chậm phát triển.

Trẻ sơ sinh bị ho nên làm gì? nguyên nhân &phác đồ điều trị

7 nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho cha mẹ cần biết

1. Trẻ sơ sinh bị ho do viêm mũi – họng cấp

Hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn rất thấp. Nhất là trong những ngày cuối năm khi thời tiết dần chuyển lạnh. Lúc này trẻ sẽ dễ mắc phải các vấn đề về đường hô hấp. Gây ra những cơn ho dai dẳng không dứt nếu không được chữa trị đúng cách.

Những biểu hiện ban đầu của việc ho ở trẻ em:

  • Ho
  • Chảy nước mũi
  • Sổ mũi
  • Nôn trớ khi ho
  • Có thể sốt nhẹ hoặc không

Nếu bệnh nhẹ thì trẻ có thể tự hết từ 5 – 7 ngày khi được chăm sóc đúng cách. Khi trẻ có dấu hiệu ho kéo dài và không khỏi thì cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và phát hiện nguyên nhân trẻ ho không dứt.

>>> Xem thêm: Trẻ em bị nóng sốt nên làm gì?

1. Trẻ sơ sinh bị ho do viêm mũi - họng cấp

2. Trẻ bị ho do viêm thanh khí quản

Trong quá trình trẻ em bị ho, cha mẹ nếu phát hiện tiếng ho của bé có dấu hiện bất thường thì nên chú ý. Khi tiếng ho phát ra có dạng ông ổng thì có thể bé đã bị viêm thanh khí quản.

Nguyên nhân mắc phải:

  • Nhiễm virus
  • Cảm lạnh do thay đổi thời tiết

Điểm đặc biệt lưu ý ở nguyên nhân thứ 2 này chính là nó rất nguy hiểm. Nếu việc trẻ bị viêm thanh khí quản và không được chữa trị sẽ gây ra viêm thanh khí quản cấp tính. Đường hô hấp khi bị viêm sẽ dẫn đến sưng và co hẹp lại. Lúc này bé rất dễ bị tìm tái và tắc nghẽn hô hấp dẫn đến tử vong.

Những dấu hiệu cơ bản dễ nhận thấy:

  • Ho với cường độ nhiều
  • Thở rít khi nằm nghiên
  • Trẻ bị khó thở nặng

Cha mẹ cần lưu ý theo dõi trẻ. Vì nếu để trẻ chuyển qua viêm thanh khí quản cấp tính sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

3. Trẻ sơ sinh ho do viêm tiểu phế quản

Có một căn bệnh mà các trẻ hay mắc phải đó là viêm tiểu phế quản. Cùng điểm qua những tổn thương cơ bản mà viêm tiểu phế quản gây ra:

  • Viêm xuất tiết
  • Phù niêm mạc tiểu phế quản lan rộng…

Hậu quả là khiến đường hô hấp của trẻ bị tắc hẹp. Gây khó thở, tím tái và nếu không phát hiện điều trị kịp thời. Trẻ có thể gặp nguy hiểm và tử vong vì suy hô hấp cấp.

Rất nhiều nhà nghiên cứu đã xác định được viêm tiểu phế quản là do virus hợp bào hô hấp ( gọi tắt là RSV ) gây ra. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác:

  • Virus á cúm
  • Á cúm type 3
  • Virus Adeno
  • Virus Entero
  • Virus Rhino
  • V.v…

Những triệu chứng khởi đầu:

– Viêm long đờm

– Hô hấp trên ( chảy nước mũi, hắt hơi, ho nhẹ )

Sau những triệu chứng khởi đầu, trẻ sẽ bắt đầu các triệu chứng chuyển nặng khác:

– Ho nhiều hơn

– Ho từng cơn dữ dội giống ho gà

– Sốt cao 38-39 độ

– Trẻ sẽ rất mệt

– Trẻ bị kích thích vật vã, khó chịu, lơ mơ

– Ngủ nhiều, chán ăn, bỏ bú và buồn nôn

Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi.     

4. Trẻ bị ho do viêm phổi

Chỉ cần nghe đến 2 chữ “Viêm phổi” thì bạn cũng đoán được phần nào sự nguy hiểm của nó. Đây có thể nói là một trong những nguyên nhân nguy hiểm nhất trong các nguyên nhân. Nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời và chữa trị cho trẻ thì hậu quả sẽ rất nặng nề.

Các bác sĩ đã nói căn bệnh viêm phổi là căn bệnh rất nghiêm trọng về đường hô hấp. Đạc biệt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ sơ sinh, trẻ đẻ non, trẻ nhẹ cân hoặc trẻ em. Vì hệ miễn dịch của trẻ tại thời điểm này rất yếu và chưa phát triển hết. Cho nên bệnh sẽ diễn biến và có tốc độ tiến triển cực kì nhanh chóng.

Việc trẻ bị viêm phổi có thể do trước, trong hoặc sau khi sinh. Do thay đổi về môi trường hoặc do hít phải phân su.

Chú ý cho cha mẹ khi thấy các triệu chứng sau phải đưa trẻ đi viện gấp:

  • Thở nhanh ( đây là triệu chứng sớm nhất của trẻ bị viêm phổi và nhịp thở trên 60 lần/phút )
  • Trẻ bị sốt
  • Ho khàn
  • Ho có đờm
  • Khó thở
  • Rút lõm mạnh lồng ngực
  • Ngủ li bì và bú kém

5. Trẻ bị ho gà

Căn bệnh đặc biệt nguy hiểm tiếp theo chính là căn bệnh ho gà. Đây là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 12 tháng tuổi. Ho gà là căn bệnh đặc biệt có thể lây lan và bùng phát thành dịch bệnh.

Nguyên nhân chính và duy nhất gây ra căn bệnh này là loại vi khuẩn Bordetella Pertussis. Khi xâm nhập vào cơ thể của trẻ sẽ khiến hệ hô hấp tiết ra nhớt gây tắc nghẽn. Trải qua từ 7-10 ngày ủ bệnh trẻ sẽ có những triệu chứng:

  • Nhảy mũi
  • Ho nhẹ
  • Nước mũi chảy nhiều

Và trải qua 1-2 tuần sau:

  • Ho nhiều và dài hơn
  • Ho từng cơn sặc sụa

Khi ho nhiều trẻ sẽ không đủ thời gian hít không khí vào. Chính vì vậy mà trẻ sẽ ráng hít mạnh sau mỗi cơn ho. Lúc này không khí tràn vào nhanh và mạnh qua đường hô hấp. Do hệ hô hấp tiết ra nhiều chất nhầy nên lúc này sẽ tạo ra những tiếng rit như tiếng rù của gà.

Cơn ho dữ dội và lâu sẽ làm trẻ nôn ói, mệt và dần dần khó thở. Khi nôn ói nhiều quá trẻ dễ bị mất nước, thiếu chất dinh dưỡng. Đáp ứng điều trị tốt với kháng sinh nhóm Macrolid. Để phòng tránh bệnh ho gà thì tiêm vaccine là cách hữu hiệu nhất.

6. Trẻ ho do dị ứng

Khi thời tiết chuyển mùa, thay đổi liên tục từ nóng sang lạnh rồi từ lạnh sang nóng. Trong vài ngày, thậm chí từ sáng đến chiều, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Trẻ sơ sinh hệ hô hấp còn yếu ớt, sức đề kháng cũng kém là đối tượng dễ phản ứng với điều kiện thời tiết thất thường nhất và có thể biểu hiện bằng ho.

Trẻ bị ho do dị ứng thường ho thành cơn, nhất là vào lúc trước khi bé đi ngủ, sau khi thức dậy, hay lúc chuyển tư thế, đang từ nằm sang ngồi hay ngược lại (do thay đổi áp lực trong cơ thể). Khác với ho do viêm nhiễm thường là trẻ hay sốt, có thể có đờm đục, đờm xanh, trẻ ho do kích ứng thời tiết thường sẽ có rất nhiều đờm nhưng là đờm trong, không sốt, khi xét nghiệm thì bạch cầu không tăng.

Những trường hợp ho do dị ứng với điều kiện của thời tiết, cần được điều trị bằng thuốc dị ứng (các loại kháng histamin), thuốc giảm tiết chảy nước mũi, thuốc giảm mẫn cảm kết hợp siro trị ho cho bé. Ngoài ra, vì trẻ thường nhiều đờm, nên cần làm cho các bé sổ được đờm ra, có thể bằng siro ho long đờm hay bằng vỗ rung.

7. Trẻ bị ho do trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày (hay còn gọi là GERD – gastroesophageal reflux disease) là căn bệnh gây nên do cơ giữa thực quản và dạ dày của bé còn yếu, dẫn đến axit bị chảy ngược lại. Đôi khi các loại nước kích thích có thể xâm nhập vào phổi và gây ra các cơn ho mãn tính ở trẻ.

Tiếng ho khàn, khò khè, lách cách đứt quãng và bé ho dai dẳng sau khi ăn xong. Cơn ho thậm chí trở nên tệ hơn khi bé nằm xuống. Ở những bé sơ sinh có thể bị đau bụng và khó chịu, khiến trẻ quấy khóc, nôn trớ sau ăn. Bác sỹ khuyên các mẹ nên giữ cho bé ngồi thẳng ít nhất 30 phút sau khi ăn, để bé gối cao đầu trong lúc ngủ.

Mẹ hãy đưa bé đi khám nếu cơn ho khò khè kéo dài hơn 2 tuần, trẻ nôn trớ nhiều sau ăn.

Hiểu thêm về các nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho giúp cho các bậc cha mẹ có hướng chăm sóc đúng cách cũng như đưa trẻ đi khám kịp thời. Chúc bé yêu của bạn mau khỏe!

Phác đồ điều trị trẻ sơ sinh bị ho

Việc trẻ bị ho có rất nhiều nguyên nhân và cũng có rất nhiều phương thuốc trị ho khác nhau. Từ việc sử dụng thuốc tây cho đến sử dụng các loại thảo dược để điều trị cho trẻ.

Hiện nay thì việc trị ho cho trẻ bằng thuốc tây dần được hạn chế. Và thay vào đấy là kết hợp điều trị bằng thảo dược. Vì thuốc tây khi điều trị sẽ gây những tác dụng phụ không tốt cho trẻ nhỏ. Cũng như việc sử dụng thảo dược trong điều trị rất tốt. Hiện nay cả thế giới đang khuyến khích sử dụng thảo dược và phương pháp tự nhiên trong trị bệnh.

Phác đồ điều trị trẻ sơ sinh bị ho

>>>Xem thêm: Cảnh báo tác dụng phụ của thuốc trị ho, cảm ở trẻ dưới 6 tuổi

1. Bài thuốc trị ho từ lá húng chanh và đường phèn

a. Nguyên liệu:

– 50 gram lá Húng Chanh tươi (khoảng 15 –16 ngọn). Mẹ nên chọn lá Húng Chanh tươi vì nó chứa nhiều tinh dầu, làm tăng hiệu quả trị ho.
– 3 – 4 thìa café đường phèn. (Nên lựa chọn cục đường trong bởi chỉ khi được chế biến từ những nguyên liệu sạch và các khâu chế biến đạt yêu cầu thì mới cho ra những viên đường tinh khiết, trong và sạch).

b. Thực hiện:

– Bước 1: Rửa sạch lá Húng Chanh.
– Bước 2: Giã dập hoặc xay nát Húng Chanh cùng với 10ml nước sôi rồi gạn lấy nước.
– Bước 3:  Thêm vào nước cốt lá Húng Chanh 2 thìa đường phèn, khuấy đều
– Bước 4: Cho vào nồi hấp cách thủy trong 20 phút.

Sau đó, đều đặn cho bé uống 1 – 3 lần/ ngày (Mỗi lần 1 – 3 thìa cà phê, tùy theo độ tuổi của trẻ). Uống cho tới khi trẻ hết hẳn ho, sổ mũi thì ngưng.

Lưu ý: Nếu không có thời gian hấp cách thủy, mẹ có thể cho hỗn hợp nước Húng Chanh, đường phèn vào nồi cơm (khi vừa cạn nước) hấp chừng 15- 20 phút. (Nhớ dùng đĩa đậy hỗn hợp này khi hấp để tránh cho mùi của hỗn hợp không ảnh hưởng đến cơm). Trước bữa ăn, mẹ cho bé uống hỗn hợp này để nếu bé có trớ cũng không ảnh hưởng đến lượng thức ăn bé đã ăn và giúp con nhanh khỏi ho hơn.

Đây là bài thuốc dùng để chữa ho nhiệt, viêm họng, khàn tiếng rất hữu hiệu cho trẻ. Khi được kết hợp với nhau đúng tỷ lệ, chế biến đúng cách, Tần dày lá (Húng Chanh), đường phèn không chỉ làm dịu họng, giảm ho nhanh mà còn tăng khả năng tiêu đờm, giảm đau, rát họng rất tốt.

2. Bài thuốc từ lá húng chanh cho trẻ ho có nhiều đờm

Trong trường hợp trẻ ho, có nhiều đờm, ngoài Tần dày lá và đường phèn mẹ cần chuẩn bị thêm 4 – 5 quả quất xanh đế tăng tác dụng kép – giảm ho – long đờm cho trẻ.

Cách làm như sau:

  • Quất bỏ hạt, sau đó cắt nhỏ đem xay nhuyễn cùng Tần dày lá.
  • Đem Quất và Tần dày lá hấp cách thủy với 20g đường phèn trong 15- 20 phút.
  • Cho trẻ uống 2- 3 lần/ngày tới khi hết ho thì ngưng.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho có đờm

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho có đờm

Đờm hay còn gọi là đàm, đó là chất tiết của đường hô hấp. Đờm bao gồm:

  • Chất nhầy
  • Hồng cầu, bạch cầu mủ
  • Dị vật xâm nhập vào đường hô hấp trên (vi sinh vật, bụi…)

Các chất này được tiết ra từ khí phế quản, phế nang, họng, các xoang hàm trán, các hốc mũi. Khối lượng tiết dịch đờm khoảng 100ml/24 giờ. Đờm sẽ được nuốt hoặc chảy qua thực quản rồi đào thải theo đường tiêu hóa theo phân ra ngoài.

Đờm là một trong những dịch tiết của đường hô hấp. Có tác dụng bám dính vi khuẩn, virus, sau đó nhờ hệ thống lông mao và phản xạ ho đẩy ra ngoài.

Bản chất đờm là phản ứng có lợi của cơ thể. Tuy nhiên, khi đờm quá nhiều sẽ gây ho dữ dội và kéo dài. Thêm vào đó, đờm tích tụ cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển, gây bội nhiễm đường hô hấp.

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm phải làm sao?

Theo PGS, TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa nhi BV Bạch Mai. Thuốc ho thực chất là để giảm ho, chữa triệu chứng, vấn đề là cần tìm nguyên nhân gây bệnh để chữa tận gốc.

Trường hợp ho đơn thuần thì không cần dùng thuốc, quan trọng là vệ sinh mũi sạch sẽ. Trường hợp trẻ ho nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe thì sử dụng một số bài thuốc dân gian như:

Húng chanh hấp đường phèn

Quất hấp mật ong, lá hẹ, cát cánh…

Các bài thuốc kể trên sẽ không làm mất phản xạ ho cũng như không gây ứ đọng đờm dịch.

Theo đông y, ho suyễn thường kèm có đờm. Đờm rất dễ phát sinh ho suyễn, cho nên cần phối hợp 3 loại thuốc hóa đàm, chỉ khái, bình suyễn với nhau. Với trẻ em, nguyên nhân gây ho thường do ngoại cảm nên cần phối hợp vị thuốc giải biểu.

Hướng cách điều trị ho có đờm cho trẻ

Trẻ em dưới 30 tháng tuổi và phụ nữ có thai, cho con bú

Theo khuyến cáo của FDA, các nhóm thuốc giảm ho – long đờm hạn chế dùng cho trẻ dưới 30 tháng tuổi.

Với trẻ dưới 30 tháng tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú. Các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng các bài thuốc dân gian có cát cánh, quất, húng chanh để giảm ho, long đờm. Nếu đờm ảnh hưởng tới hô hấp hay giấc ngủ của trẻ/ phụ nữ mang thai, có thể sử dụng Acetylcystein.

Liều dùng:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi uống 200mg/ ngày, chia 2 lần
  • Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi uống 200mg, hai lần mỗi ngày

Không nên lạm dụng thuốc giảm ho – long đờm cho nhóm này.  Vì trẻ chưa có phản xạ khạc đờm, sử dụng thuốc long đờm tây y , gây long đờm ồ ạt có thể khiến trẻ suy hô hấp.

Trường hợp có biểu hiện viêm, có thể sử dụng kết hợp với kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Trẻ trên 30 tháng tuổi và người lớn

Giai đoạn đầu chớm ho, sổ mũi chưa cần sử dụng thuốc giảm ho, long đờm tây y. Nên sử dụng các bài thuốc dân gian an toàn, lành tính.

Khi trẻ ho nặng tiếng, 3-5 ngày dùng các bài thuốc dân gian chưa đỡ. Có thể sử dụng các nhóm thuốc long đờm như Acetyl cystein

Trẻ 30 tháng – 6 tuổi: 200mg x 2 lần/ ngày

Kết hợp với các biện pháp chăm sóc đã nêu để rút ngắn thời gian mắc bệnh ở trẻ.

Biện pháp chăm sóc trẻ bị ho có đờm

Cho bé bú mẹ và bổ sung thêm nước

Khi con có biểu hiện ho có đờm, mẹ cần cho con uống nhiều nước. Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, bình thường dưới 6 tháng không cần uống thêm nước hàng ngày. Nhưng khi trẻ ho có đờm, dù là bú mẹ hoàn toàn và dưới 6 tháng cũng nên cho con uống thêm nước (cho vào bình sữa cho con mút hay đút thìa). Đây là biện pháp giúp làm loãng đàm rất hiệu quả. Nước còn làm dịu cơn rát họng, giúp trẻ giảm ho.

Cho bé bú mẹ và bổ sung thêm nước

>>>Xem thêm: Trẻ bị viêm họng – 11 điều quan trọng mẹ cần ghi nhớ

Vỗ rung long đờm

Mẹ thường xuyên vỗ lưng cho bé sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, giúp đờm trong phế quản long và dễ thải ra.

Cách vỗ: cho con nằm nghiêng, mẹ chụm 5 ngón tay hơi cong thành nửa vòng tức là nắm tay hờ, vỗ nhẹ vào lưng trẻ (sức vỗ không mạnh, vỗ lần lượt từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, nằm nghiêng sang phải vỗ lưng bên trái, nằm nghiêng sang trái vỗ lưng bên phải, hai bên thay nhau).

Mỗi lần vỗ độ vài phút, ngày 2-3 lần. Khi mẹ nhìn thấy đờm trong họng con thì lấy khăn sữa sạch bọc vào đầu ngón tay móc nhẹ đờm ra cho con.

Có thể đờm sẽ không loãng ra ngay và mẹ không nhìn thấy không lấy được ra từ miệng con. Nhưng biện pháp ngày sẽ giúp thông phổi, giảm khò khè và hô hấp tốt hơn nhất là với trẻ đang bị ho có đờm. Khi con mới bắt đầu có dấu hiệu HO – SỔ – MŨI, trước tiên mẹ cần làm ngay các bài thuốc thảo dược bên trên cho con uống cho uống kết hợp luôn với các loại sirô trị cảm ho bằng thảo được cho con mau hết.

Vỗ rung long đờm

Lưu ý đặc biệt khi điều trị trẻ bị ho có đờm

Trong quá trình điều trị ho cho trẻ, cha mẹ nên lưu ý những điểm quan trong bên dưới đây. Những điều lưu ý này sẽ giúp cha mẹ điều trị cho trẻ đúng cách và mau khỏi bệnh.

– Sử dụng thuốc không đúng độ tuổi của trẻ

– Sử dụng thuốc ức chế ho ngay lập tức

– Ngưng sử dụng thuốc khi đã đỡ ( không điều trị dứt điểm )

– Ủ ấm trẻ quá kĩ

Với những triệu chứng, nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho bên trên. Mong rằng những chia sẻ đó sẽ giúp cho cha mẹ có thêm thật nhiều kiến thức. Chăm sóc các bé cho thật khoẻ mạnh và phát triển nhanh chóng.

Theo DS.Hương Giang

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA