Không ít những bà mẹ đặt ra câu hỏi “Trẻ sơ sinh bị ho có nên tắm không?”. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên của các bà mẹ.
Trẻ sơ sinh có hệ hô hấp rất non nớt và dễ bị tấn công bởi các mầm bệnh ở môi trường xung quanh, đặc biệt là trẻ đẻ non, trẻ thấp cân, trẻ có miễn dịch yếu do không được bú sữa mẹ, trẻ có các bệnh lý hô hấp bẩm sinh … Khi trẻ sơ sinh bị ho, cha mẹ nên quan sát các triệu chứng ho của trẻ. Những dấu hiệu của cơn ho có thể cho cha mẹ biết được nhiều hơn về nguyên nhân gây ho cho trẻ.
1. Trẻ sơ sinh có những đặc điểm gì?
Trẻ sơ sinh là giai đoạn được tính từ lúc trẻ ra đời cho đến khi trẻ tròn 4 tuần lễ (28 ngày).
Đặc điểm sinh lý chủ yếu của thời kỳ này là sự thích nghi của đứa trẻ với cuộc sống bên ngoài tử cung. Ngay sau khi ra đời, cùng với tiếng khóc chào đời, trẻ bắt đầu thở bằng phổi, vòng tuần hoàn chính thức bắt đầu hoạt động thay cho vòng tuần hoàn rau thai, trẻ bắt đầu bú, hệ tiêu hoá bắt đầu làm việc, thân bắt đầu đảm nhiệm việc điều hoà môi trường bên trong cơ thể (nội môi). Tất cả các nhiệm vụ này, trước đây đều do rau thai đảm nhiệm.Cơ thể trẻ lúc này còn rất non yếu, cấu tạo và chức năng của các cơ quan chưa được hoàn thiện đầy đủ. Hệ thần kinh của trẻ luôn trong tình trạng bị ức chế, cho nên trẻ ngủ suốt ngày.
Ho không phải là bệnh mà thực chất là một triệu chứng thường gặp của các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Ho có thể là dấu hiệu của việc bị cảm lạnh thông thường hoặc giúp cơ thể tống khứ chất nhầy và vi khuẩn ra khỏi đường thở, từ đó bảo vệ họng và phổi của trẻ.
2. Trẻ sơ sinh bị ho có nên tắm không?
Nhiều người cho rằng khi trẻ bị ho sổ mũi không nên tắm gội, bởi có thể làm ho nước ngấm vào người khiến trẻ bị cảm lạnh, ốm nặng hơn hoặc lâu khỏi hơn.
Quan điểm này không phải là không có cơ sở, nhưng điều này chỉ xảy ra khi trẻ tắm nước lạnh hoặc tắm trong phòng không kín, có gió lạnh lùa vào hoặc là bé ngâm mình quá lâu mà thôi.
Việc kiêng tắm rửa nhiều ngày khi bị ho, sổ mũi hoặc bị sốt thậm chí còn khiến bé dễ mắc các bệnh như nhiễm trùng.
Nếu trẻ tắm nước ấm, tắm trong phòng kín thì không sao cả, thậm chí trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn, mồ hôi tiết ra nhiều hơn và được làm sạch hơn, từ đó nhanh khỏi bệnh hơn.
Tóm lại, khi trẻ sơ sinh bị ho nên tắm cho trẻ. Có thể tắm cho trẻ 2-3 lần một tuần, còn vẫn lau người cho trẻ hàng ngày. Theo các chuyên gia sức khỏe về nhi khoa, dù trẻ bị ho sổ mũi do viêm họng, cảm cúm hay cảm lạnh thì bố mẹ vẫn nên tắm cho con hàng ngày. >>> Xem thêm: 6 Cách trị ho sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà siêu hiệu quả
3. Những điều cần lưu ý khi tắm cho trẻ để tránh những rủi ro là
- – Thời điểm thích hợp nhất để tắm là từ 10h-11h hoặc 13h-16h. Vì lúc này là lúc nhiệt độ môi trường cao và thân nhiệt của trẻ ổn định. Không nên tắm lúc trưa vì gần với thời gian ăn, ngủ của trẻ sẽ không tốt.
- – Tắm trong phòng kín gió, luôn tắm bằng nước ấm.
- – Bật máy sưởi nếu có, hoặc cho nước ẩm chảy trong phòng tắm mọt lúc trước khi đưa trẻ vào tắm để phòng tắm ấm hơn.
- – Tắm nhanh trong khoảng 5 – 10 phút.
- – Khi tắm nên chú ý thao tác phải nhẹ nhàng, mềm mại, tránh làm xây xát da trẻ.
- – Sau tắm, lau khô người trẻ bằng khăn mềm, sạch, và giữ trẻ trong phòng ấm
- – Không nên cho trẻ ra ngoài trời ngay khi vừa tắm xong, nhất là vào mùa lạnh.
- – Với trẻ sơ sinh, mẹ không nên cho trẻ sử dụng xà bông tăm, các loại xà phòng tắm hay dầu gội dễ gây kích thích da.
- Cách chăm sóc trẻ sơ sinh để phòng ngừa các cơn ho:
- – Nếu có thể, cho trẻ bú ngay sau đẻ càng sớm càng tốt
- – Giữ vê sịnh cho trẻ sơ sinh: Rốn, da, tã lót sạch sẽ.
- – Giữ ấm cho trẻ về mùa lạnh, thoáng mát về mùa nóng.
- – Hướng dẫn cho bà mẹ về cách cho con bú.
- – Giáo dục bà mẹ về chế độ ăn của mẹ và con, cho trẻ uống Vitamin K liều dự phòng xuất huyết não – màng não.
- – Hướng dẫn để bà mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng kỳ hạn.
- – Hướng dẫn cho bà mẹ biết theo dõi, phát hiện các hiên tượng sinh lý của trẻ và biết khi nào phải đưa trẻ đi khám.
>>> Mời bạn xem thêm: Bé bị cảm phải làm sao? +Cách trị cảm trẻ em ít ai biết
Trẻ vừa mới chào đời, chưa kịp thích nghi với những thay đổi của môi trường sống từ trong buồng tử cung của mẹ ra ngoài môi trường. Do vậy những yếu tố môi trường không thuận lợi đều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Nhất là chức năng hô hấp, khi trẻ bắt đầu làm quen với việc thở bằng phổi nên còn nhiều bỡ ngỡ. Để giúp trẻ có một sức khỏe tốt các mẹ cần trang bị những kiến thức cần thiết như trên để phòng ngừa cũng như xử trí khi trẻ bị bệnh. Bài viết trên có thể giúp các mẹ trả lời câu hỏi “Trẻ sơ sinh bị ho có nên tắm không” và bổ sung cho các mẹ các thông tin về đặc điểm cơ bản của trẻ sơ sinh để các mẹ nâng cao kiến thức của mình.
Theo DS.Hương Giang