Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm phải làm sao?

Ngạt mũi về đêm là hiện tượng hay gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Tình trạng này thường khiến trẻ khó chịu, khó thở nên quấy khóc, bỏ bú, không chịu nằm yên. Vậy làm sao để nhận biết và xử trí đúng khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm, hãy cũng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây:

1. Làm thế nào để nhận biết bé đang bị ngạt mũi?

Triệu chứng ho, sổ mũi khá dễ dàng để nhận biết nhưng triệu chứng nghẹt mũi ở bé mới sinh lại khó nhận biết hơn rất nhiều.

Bình thường trẻ thở bằng mũi một cách chậm rãi, đều đặn, không phát ra tiếng và miệng khép lại. Trường hợp mũi bị tắc, trẻ thở khó khăn, phát ra tiếng. Muốn biết mũi có bị nghẹt không, ta có thể bịt một bên mũi và đặt mu bàn tay vào sát lỗ mũi bên kia để cảm nhận được luồng gió đi qua. Kiểm tra như vậy với từng lỗ mũi một.

Khi bị nghẹt mũi trẻ cũng thường kèm biểu hiện ho. Do trẻ phải thở bằng miệng, không khí không được làm ấm, làm ẩm khi đi qua niêm mạc mũi, khiến họng trở nên khô, rát, gây ho.

Ngoài ra, ở trẻ sơ sinh, ngạt tắc mũi làm trẻ bú khó, bú không được dài hơi như trước. Do khi bú trẻ không thở được bằng miệng nên bú một lúc phải dừng, há miệng thở để lấy thêm oxy rồi mới tiếp tục. Điều này làm trẻ dễ bị sặc.

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm phải làm sao?4 Cách chữa trị

>>> Thao khảo: 9+ Cách trị ngạt mũi cho trẻ em tại nhà hiệu quả, ít ai biết

2. Vì sao trẻ sơ sinh nghẹt mũi nhiều về đêm?

Ở tư thế nằm, lượng máu đến đầu tăng dẫn đến tăng lưu lượng máu đến mũi. Ban ngày trẻ thường xuyên ở tư thế vận động nên các chất tiết thoát ra ngoài một cách dễ dàng. Ban đêm, khi trẻ nằm, các chất tiết ứ đọng khó thoát nên khiến trẻ dễ nghẹt mũi khi ngủ.

Bên cạnh đó, lỗ mũi trẻ sơ sinh tương đối hẹp nên khi bị phù nề do cảm lạnh hay viêm mũi dị ứng cũng dễ bị nghẹt tắc hơn trẻ lớn.

Nguyên nhân nghẹt tắc mũi ở trẻ em khá đa dạng, đa phần là các bệnh liên quan tới đường hô hấp như cảm lạnh, xoang…

3. Trẻ sơ sinh bị ho, nghẹt mũi về đêm có nguy hiểm không? 

Nghẹt mũi có thể khiến bé không ngủ được, quấy khóc, khó bú, từ đó tăng nhạy cảm với các yếu tố kích thích, mệt mỏi.

Vì thế bố mẹ cần chăm sóc trẻ chu đáo, xử trí sớm các dấu hiệu chớm nghẹt mũi, ho của con, tránh để trẻ gặp phải các triệu chứng trầm trọng hơn.

>>> Mời bạn xem thêm:

4. Cách nào giúp trẻ sơ sinh hết ho, ngạt mũi về đêm

Khi dùng điều hòa hoặc thời điểm mùa hanh khô, mẹ có thể đặt máy làm ẩm hoặc bình xông hơi trong phòng để tăng độ ẩm cho không khí, giúp trẻ dễ thở hơn. Kê gối cho trẻ ngủ ở tư thế đầu cao hơn cũng giúp con dễ chịu. Đặc biệt, trước giờ ngủ, mẹ nên làm các bước sau để con ngủ ngon, không còn nghẹt mũi:

4.1. Nhỏ nước muối sinh lý 0,9% vào 2 bên lỗ mũi:

Việc này giúp làm loãng dịch mũi sau đó dùng bấc sâu kèn thấm nước mũi cho bé, theo hướng dẫn sau của bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1:

– Dùng khăn giấy sạch dai và mềm xếp dạng bấc sâu kèn

– Một tay giữ trán con, tay còn lại đưa bấc sâu kèn vào một bên mũi bé, giữ cho đến khi thấm ướt giấy rồi thay bấc sâu kèn khác.

*Lưu ý: Trước khi làm sạch mũi cho bé, các mẹ phải rửa tay sạch bằng xà phòng để tránh nhiễm trùng cho con.

4.2. Cho bé xông hơi bằng tinh dầu:

Lấy một bát nước nóng, nhỏ 2-3 giọt Dầu tràm khuynh diệp vào. Chất Cineol trong Dầu tràm-khuynh diệp giúp giảm tình trạng nghẹt mũi ở trẻ. Ngoài ra, hơi nước nóng giúp làm loãng dịch đờm trong mũi họng, khiến trẻ sơ sinh nghẹt mũi về đêm dễ chịu.

Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Phùng Hòa Bình, nguyên trưởng bộ môn Dược cổ truyền, Đại học Dược Hà Nội, nên dùng sản phẩm phối hợp cả hai loại tinh dầu tràm và khuynh diệp để có hiệu quả cao hơn.

4.3. Massage bàn chân bé bằng tinh dầu tràm-khuynh diệp:

Nhỏ vài giọt dầu tràm khuynh diệp vào lòng bàn tay mẹ, xoa cho nóng lên rồi chà xát gan bàn chân bé, kết hợp ấn vào huyệt dũng tuyền. (Co bàn chân và ngón chân lại, chỗ lõm xuất hiện ở 1/3 gan bàn chân chính là huyệt dũng tuyền). Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh này tăng cường lưu thông khí huyết xuống phía dưới, giúp giảm ho, khó thở cho trẻ.

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm phải làm sao?4 Cách chữa trị4

5. Sử dụng siro Ho cảm thảo dược cho trẻ sổ mũi, nghẹt mũi khi ngủ

Với bé sơ sinh, dù xử trí vấn đề gì, mẹ cũng cần đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu. Các bài thuốc dân gian hay sản phẩm từ dược liệu sạch chứa mật ong, quất, húng chanh được chứng minh tính an toàn và có tác dụng tốt khi chữa nghẹt mũi, sổ mũi, ho cho trẻ sơ sinh.

Trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, giáo sư Đỗ Tất Lợi cho biết, mật ong không chỉ chứa nhiều chất bổ giúp nâng cao thể trạng, tăng cường đề kháng mà còn như một loại kháng sinh tự nhiên, có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên. Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định, mật ong làm dịu, giảm kích ứng đường hô hấp.

Bên cạnh mật ong, quất, húng chanh, cát cánh… cũng là các vị thuốc nam lành tính, hữu dụng trong việc chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh.

Theo sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc”, cát cánh có công dụng thông khí phế, tiêu đờm, giúp chữa ho có đờm, khó thở…

Lá húng chanh dùng chữa cảm cúm, ho, hen, viêm họng… Với hàm lượng tinh dầu dồi dào chứa phần lớn là hợp chất Phenolic và codeine, húng chanh đóng vai trò như kháng sinh tự nhiên trên đường hô hấp.

Siro ho cảm thảo dược với các thành phần như húng chanh, quất, mật ong, cát cánh, mạch môn… giúp giải cảm, giảm ho, giảm hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, tiêu đờm, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Siro ho cảm thảo dược phù hợp cho các đối tượng:

  • Trẻ em bị ho khan, ho có đờm, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi do nhiễm lạnh, ho do dị ứng thời tiết, viêm họng, viêm phế quản
  • Trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm
  • Trẻ có sức đề kháng kém, hay bị ốm khi thay đổi thời tiết.

Dược sĩ Trần Lan Phương

Tìm hiểu thêm về sản phẩm cải thiện triệu chứng ho, sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tại đây:

 

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA