Trẻ bị nóng sốt phải làm sao? nguyên nhân & cách xử lý

Trẻ bị nóng sốt phải làm sao? Sốt vẫn là mối quan tâm phổ biến nhất của bố mẹ khi đang nuôi con nhỏ. Nếu không hạ sốt cho trẻ kịp thời thì tình trạng cứ kéo dài và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Hãy theo dõi bài viết sau đây để có những thông tin bổ ích về nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị nóng sốt để đảm bảo sự phát triển cho trẻ nhé! 

1. Bạn đã biết nguyên nhân khiến trẻ em bị nóng sốt?

Nếu một ngày, bạn thấy trẻ em bị nóng hoặc sốt ho sổ mũi bạn phải tìm hiểu ngay nguyên nhân tại sao trẻ bị nóng sốt để có những giải pháp phù hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân mà bạn cần lưu ý:

  • –  Trẻ bị nóng sốt do nhiễm trùng: Phần lớn trẻ bị sốt là do nhiễm trùng hoặc một căn bệnh nào đó gây ra. Sốt có nhiệm vụ giúp cho cơ thể chiến đấu với sự nhiễm trùng bằng cách kích thích cơ chế phòng vệ tự nhiên.
  • –  Trẻ em hay bị sốt do tiêm chủng: có rất nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tự dưng bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng. Nên bố mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề trẻ bị sốt trong trường hợp này.
  • –  Trẻ bị sốt do mặc quá nhiều quần áo: Trẻ nhỏ, đặc biệt là sơ sinh, rất dễ bị sốt nếu được ủ quá kín hoặc ở trong một môi trường nóng. Nguyên nhân là do các bé chưa thể tự điều tiết thân nhiệt.
  • –  Trẻ em bị nóng sốt do mọc răng: Khi mọc răng cũng có thể làm tăng thân nhiệt, nhưng chỉ ở mức nhẹ. Bởi thế nhiều bố mẹ lo lắng nên làm gì khi trẻ bị sốt mọc răng.

Trẻ bị nóng sốt phải làm sao? nguyên nhân & cách xử lý

2. Dấu hiệu khi trẻ em bị nóng sốt

  • –  Thân nhiệt bé trở nên nóng hơn rất nhiều.
  • –  Trẻ quấy khóc, hay dễ nổi cáu.
  • –  Mệt mỏi.
  • –  Thở gấp.
  • –  Ngủ lơ mơ.

Khi phát hiện những dấu hiệu này, bố mẹ nên đo nhiệt độ cho trẻ. Nhiều bố mẹ cũng còn thắc mắc trẻ bao nhiêu độ là bị sốt? Câu trả lời là nếu nhiệt độ thân nhiệt cao hơn 37 độ C thì trẻ em bị nóng sốt rồi đấy! Bố mẹ cần nhận biết và xử lý kịp thời tránh để đến khi trẻ bị nóng sốt co giật nhé!

3. Cách xử lý khi trẻ bị nóng sốt hiệu quả từ chyên gia

Sử dụng thuốc được kê đơn theo chỉ định của bác sĩ

Khi nhiệt độ của trẻ lên tới 38 độ C và trẻ cảm thấy khó chịu, bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng thuốc hạ sốt đã được kê đơn cho trẻ. Chỉ sử dụng thuốc khi trẻ bị sốt trong khoảng 4-6 tiếng giữa mỗi lần uống thuốc. Hãy sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ cho trẻ em bị nóng sốt với những loại thuốc hạ sốt uy tín và chất lượng.

Cho trẻ mặc đồ thoải mái

Hãy mặc cho trẻ các đồ nhẹ nhàng để tránh làm trẻ quá nóng khi trẻ em bị nóng sốt . Các đồ cotton là tốt nhất vì chúng có thể thấm mồ hôi

Phòng ngủ của bé phải thông thoáng

Giữ phòng ốc thông thoáng và mát mẻ giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể của trẻ em bị nóng sốt. Bạn có thể mở cửa sổ, mở điều hoà nhiệt độ, hoặc mở quạt ở mức độ vừa phải sẽ giúp cải thiện thân nhiệt của trẻ đấy!

Lau người trẻ bằng nước ấm

Đây là một trong những việc nên làm khi trẻ em bị nóng sốt ở thân nhiệt cao. Viêc lau chùi cho trẻ bằng nước ấm có thể giúp làm giảm sốt. Các mẹ nên lau mặt cho trẻ khi bị sốt và các vùng khác trên cơ thể như lưng, nách,… Các mẹ nên đặt trẻ ngồi trong một bồn tắm nước ấm và dùng khăn mềm dấp nước lên người trẻ trong khoảng 5-10 phút. Không nên dùng nước lạnh bởi sẽ có tác dụng không mong muốn đối với cơ thể sốt của trẻ lúc đó.

Trẻ bị nóng sốt phải làm sao? nguyên nhân & cách xử lý1

Bổ sung nước cho cơ thể trẻ hay bị sốt

Việc đổ mồ hôi trong quá trình bị sốt giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, nó cũng sẽ dẫn tới việc mất nước của cơ thể trẻ. Cố gắng cho trẻ uống thêm nhiều nước để bổ sung lượng đã mất đi. Đối với những trẻ nuôi bằng sữa mẹ, hãy cho trẻ bú nhiều lần để cung cấp đủ nước và dinh dưỡng cho trẻ khi bị nóng sốt.

Hạ sốt bằng chanh tươi

Cách hạ sốt cho trẻ bằng chanh khá đơn giản và hiệu quả. Bởi chanh tươi có khả năng giảm nhiệt rất hiệu quả.

  • Nguyên liệu: Quả chanh
  • Cách thực hiện: Mẹ dùng dao cắt chanh thành những lát mỏng. Sau đó dùng miềng chanh này chà sát vào trán, dọc xương sống và khủy tay, khủy chân của trẻ. Khi chà chanh lên người trẻ nhớ tránh các vết trầy xước, những chỗ bé bị ngứa. Trường hợp bé kêu sót, mẹ cố gắng để trong vòng 2-3 phút rồi lau đi. Dùng chanh hạ sốt là một cách rất hữu hiệu cho trẻ bị nóng sốt cao từ 39 -40 độ.

Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ

Khi bị sốt, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, hãy để trẻ nghỉ ngơi. Bị sốt cũng sẽ làm giảm các hoạt động tiêu hoá của dạ dày, vì thế hãy cố gắng tránh cho bé ăn những đồ ăn khó tiêu hoá, không có lý do nào để giảm bữa ăn thường ngày khi trẻ không từ chối ăn.

Chăm sóc bé bị sốt có thể là công việc mệt mỏi và khó khăn đối với nhiều bố mẹ. Khi trẻ em bị nóng sốt phải làm sao? Nên làm gì? đã trở thành một vấn đề được nhiều người quan tâm. Hy vọng bài viết đã giải đáp được những thắc mắc cho những bố mẹ đang nuôi con trẻ khi gặp phải tình trạng như trên.

Theo DS Thu Giang

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA