Tóm tắt nội dung
Các bậc cha mẹ luôn băn khoăn “Trẻ bị viêm phế quản co thắt có nguy hiểm không?”. Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi này và chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị viêm phế quản co thắt.
Thời tiết là một yếu tố tác động rất nhiều tới sức khỏe của trẻ, nhất là hệ hô hấp. Việc “nắng mưa thất thường”, thời tiết “ẩm ương” nhất là khi khí lạnh đang bắt đầu về nhưng cái nóng oi của hè chưa kịp dứt tạo điều kiện thuận lời cho vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm phế quản co thắt cho trẻ. Đây là một bệnh về phế quản và càng để lâu, biến chứng càng khó lường.
1. Trẻ bị viêm phế quản co thắt là gì ?
Đây là một bệnh riêng biệt, có thể gặp phải ở cả người lớn và trẻ nhỏ, tuy nhiên gặp nhiều hơn ở trẻ nhỏ do sức đề kháng của trẻ còn chưa hoàn thiện .
Phế quản là đường ống dẫn khí từ khí quản đi vào đến tận phổi, lúc đầu là phế quản gốc ở bên trái và bên phải, sau đó đến các phế quản nhỏ hơn rồi tiếp đến các tiểu phế quản nhỏ thêm tiếp giáp với các phế nang .
Bệnh viêm phế quản co thắt là bệnh của đường dẫn khí nhỏ cụ thể là các tiểu phế quản. Đây cũng là một thể của bệnh viêm phế quản, đây không phải là một triệu chứng của hen như nhiều người vẫn lầm tưởng.
2. Trẻ bị viêm phế quản có thắt có nguy hiểm không ?
Đây là một bệnh rất nguy hiểm, bởi nếu không phát hiện hoặc điều trị sai cách sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề. 20% số trẻ bị viêm phế quản co thắt gặp biến chứng viêm tai giữa. Không những thế, rất nhiều trẻ còn gặp phải các biến chứng nguy hiểm khác như suy hô hấp, viêm phổi .
Sau khi trẻ bị viêm phế quản co thắt đường thở của trẻ sẽ trở nên nhạy cảm hơn và rất dễ chuyển biến thành hen phế quản, vì vậy đòi hỏi chăm sóc chu đáo ngay cả khi đã khỏi bệnh.
Cũng bởi những biến chứng nguy hiểm của bệnh này nên cha mẹ hãy thật sự lưu ý và tìm hiểu kĩ hơn về bệnh cũng như cách phòng tránh nhé !
3. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phế quản co thắt là gì:
Nguyên nhân chính khiến bé bị viêm phế quản co thắt là do các loại virus gây ra. Thông thường virus gây viêm phế quản là virus RSV gây hẹp tiểu phế quản trong phổi của trẻ .
Các loại vi khuẩn như phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn,… cũng có thể là nguyên nhân gây ra viêm phế quản co thắt cho trẻ .
Nguyên nhân tiếp theo được kể đến đó là do các ký sinh trùng, hóa chất và các dị vật .
4. Dấu hiệu:
- – Dấu hiệu đầu tiên đó là trẻ bị cảm trong 2 đến 3 ngày kèm các triệu chứng như sốt nhẹ, sổ mũi và ho .
- – Các cơn ho của trẻ kéo dài và liên tục như hiện tượng ho gà, kèm theo đờm đặc, lúc hít vào không nhận thấy ồn ào, đôi khi lẫn với những cơn ho có tiếng rít .
- – Cảm giác ngứa họng nhiều. Đối với những trẻ nhỏ tuổi, chúng sẽ khóc quấy nhiều hơn, bỏ ăn hoặc hay nôn khi ăn .
- – Khó thở, thở thanh, gấp hay nghe khò khè .
- – Lồng ngực có hiện tượng hóp lại khi thở .
- – Trẻ có dấu hiệu bỏ bú, thậm chí cơ thể trở nên tím đi khi bệnh trở nặng hơn .
Khi xuất hiện các dấu hiệu trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến những cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị .
5. Kinh nghiệm chăm sóc hạn chế tái phát ở trẻ bị viêm phế quản co thắt
Viêm phế quản co thắt ở trẻ em là bệnh rất dễ tái phát, song cha mẹ hoàn toàn có thể hạn chế tái phát cho trẻ bằng những cách thức sau đây :
- – Thực hiện hút mũi cho trẻ thường xuyên bằng các loại dung dịch nước muối để đường thở được thông thoáng và không trôi dịch xuống làm viêm đường hô hấp dưới .
- – Đảm bảo không khí trong phòng trẻ luôn có độ ẩm lý tưởng để hạn chế bớt độ đặc của đờm và dịch mũi . Cha mẹ có thể bổ sung bằng việc sử dụng máy giữ ẩm để có độ ẩm ổn định và dọn dẹp vệ sinh để phòng trẻ luôn thoáng mát .
- – Uống nhiều nước ( từ 8 đến 10 cốc/ ngày) cùng với nước canh ấm giúp trẻ không bị tắc nghẽn xung huyết.
- – Hạn chế tối đa việc để trẻ phải tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi ,… rất ảnh hưởng tới đường hô hấp, gây ho cho trẻ .
- – Và giải pháp được cho là lâu dài , cha mẹ cần lưu ý đó là nâng cao sức đề kháng , hệ miễn dịch cho trẻ qua chế độ dinh dưỡng ổn định và bổ sung thêm sữa .
Mời bạn xem thêm:
Bạn có biết? Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Chắc hẳn qua bài viết trên đây, các bậc cha mẹ đã có những thông tin hữu ích và giải tỏa được nỗi băn khoăn “ Trẻ bị viêm phế quản co thắt có nguy hiểm không?” . Hãy luôn luôn là người chủ động để đảm bảo cho trẻ khỏe mạnh, cha mẹ nhé !
DS Thu Hiền