Chăm sóc trẻ bị sốt khi trời lạnh, Những điều mẹ cần chú ý

Thời tiết trở lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, trong đó có vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp và tiêu hóa. Khi bị nhiễm vi khuẩn, trẻ thường bị sốt đặc biệt là sốt cao. Dưới đây là cách chăm sóc Trẻ bị sốt khi trời lạnh và bố mẹ cần chú ý một vài điều trong quá trình chăm sóc trẻ để giúp trẻ mau khỏi bệnh.

>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị sốt và những điều mẹ cần biết để tránh nguy hiểm cho con

1. Trẻ bị sốt khi trời lạnh nguyên nhân do đâu

Sốt thực chất là phản ứng sinh lý của cơ thể điều chỉnh bộ nhiệt của cơ thể tăng lên cao hơn so với bình thường khi có tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, sốt nghiêm trọng hơn với một em bé dưới 6 tháng. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh, cơn sốt có thể là dấu hiệu nguy hiểm cho sức khỏe. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sốt khi trời lạnh như:

  • – Sốt do các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus gặp trong các bệnh: Cảm lạnh, cảm cúm, các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng…), viêm tai, sốt phát ban, sốt xuất huyết, sốt do sởi, sốt do viêm não, màng não, sốt do lao, sốt virut…
  • – Sốt do tiêm chủng.
  • – Sốt do cảm nắng.
  • – Sốt do mọc răng, thay răng.
  • – Sốt do mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp quá nhiều chăn.

>>> Xem thêm: Dấu hiệu trẻ bị sốt mà mẹ nào cũng cần nằm lòng

Chăm sóc trẻ bị sốt khi trời lạnh

2. Dấu hiệu phát hiện trẻ bị sốt khi trời lạnh

Khi trời lạnh, mẹ sẽ rất khó phát hiện trẻ bị sốt nếu chỉ dựa vào cảm nhận sờ bằng tay. Khi trẻ sốt nhẹ thì tay mẹ có thể không cảm nhận được. Vì vậy, để phát hiện trẻ bị sốt khi trời lạnh mẹ cần dựa vào những dấu hiệu sau:

  • –  Trẻ thường có các biểu hiện như: Người nóng hay rét run, vã mồ hôi, khát nước, da đỏ, nóng, ẩm, trẻ không chơi… ở tình trạng nặng hơn có thể xuất hiện chân tay lạnh, tím môi, tím đầu ngón chân ngón tay, li bì hay vật vã, co giật…
  • –  Để biết chính xác trẻ có bị sốt hay không nên đo nhiệt độ cho trẻ. Có thể đo ở nhiều vị trí như: Nách, miệng, hậu môn. Nhiệt độ bình thường là khoảng 37 độ. Khi đo nhiệt độ ở nách  thấy nhiệt độ tăng từ 37,5 độ trở lên thì gọi là sốt. Dựa vào nhiệt độ đo được ở nách có thể phân độ sốt thành: sốt nhẹ (37,5 – 38 độ), sốt vừa (38 – 39 độ), sốt cao (từ 39 độ trở lên).

3. Chăm sóc trẻ bị sốt khi trời lạnh, Những điều mẹ cần chú ý

Việc chăm sóc trẻ bị sốt khi trời lạnh có thể gặp nhiều vấn đề mà các mẹ cần chú ý như sau:

  • –  Cho trẻ ở trong phòng thông thoáng, đảm bảo đủ ấm và tránh những nơi có gió lùa.
  • –  Đối với những trẻ sơ sinh đủ tháng nên để nhiệt độ phòng 22-24 độ C.
  • –  Đối với những trẻ sinh thiếu tháng, nên giữ nhiệt độ phòng ở mức 24-26 độ C.
  • –  Mẹ cần giữ ấm đúng cách cho trẻ, nhất là những vùng dễ bị nhiễm lạnh như lòng bàn chân, bàn tay, mỏ ác (thóp) và ngực. Trong đêm lạnh có thể đắp thêm mền cho trẻ nhưng không nên quấn quá chặt, có thể khiến trẻ khó thở.
  • –  Đối với trẻ sơ sinh, người mẹ nên dùng nhiệt độ của chính cơ thể mình để giữ ấm cho con bằng cách ấp bé vào ngực mỗi lần 30 phút, thay đổi tư thế cho bé bú rồi lại ấp bé vào ngực để da mẹ tiếp xúc với da bé.

Chăm sóc trẻ bị sốt khi trời lạnh1

>>> Xem thêm:

  • –  Nếu cho trẻ ra ngoài đường, cha mẹ nên mặc ấm cho trẻ, nhất là phần đầu, cổ, chân, đeo khẩu trang để trẻ tránh bụi, gió và hít phải khí lạnh. Tốt nhất là hạn chế cho trẻ ra ngoài khi trời lạnh, và hạn chế tiếp xúc với nhiều người.
  • –  Chườm ấm: Pha nước ấm như nước tắm trong chậu, lấy khăn nhúng nước, vắt nhẹ rồi chườm cho trẻ. Nên chườm, lau chủ yếu ở những vị trí như: Trán, nách, bẹn, lòng bàn tay, lòng bàn chân và không nên chườm bụng vì dễ làm trẻ đau bụng. Cũng có thể để khăn đặt lên trán, vào 2 hõm nách và 2 bẹn và 1 dùng 1 khăn khác lau toàn thân. Khi khăn nguội đi thì nhúng nước ấm rồi chườm lại. Chườm liên tục cho đến khi nhiệt độ giảm. Tuyệt đối không chườm lạnh, một số cha mẹ khi thấy con mình sốt nóng nên chườm lạnh với ý nghĩ để con mau hạ sốt nhưng như vậy hoàn toàn phản tác dụng. Khi chườm lạnh làm các mạch máu co lại và lỗ chân lông cũng co lại làm cho nhiệt không thoát ra ngoài được và trẻ sẽ càng sốt cao. Trẻ bị sốt cao 39 độ cần phải chườm ấm để cho lỗ chân lông giãn ra, nhiệt thoát ra ngoài dễ dàng hơn mới hạ sốt được.
  • –  Cung cấp đủ nước cho trẻ vì trẻ bị sốt khi trời lạnh có thể ra mồ hôi nhiều cộng với thời tiết khô hanh của mùa lạnh mà các mẹ nên phải bổ sung nước cho trẻ. Có thể dùng nước hoa quả, tốt nhất là dung dịch Osezol.
  • –  Dùng thuốc hạ sốt: Chỉ dùng thuốc hạ sốt khi chườm ấm không hiệu quả và nhiệt độ từ 38,5 độ trở lên. Tốt nhất nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian.
  • –  Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị sốt khi trời lạnh luôn đủ chất, bổ sung thêm vitamin, chất khoáng và điện giải bằng các loại hoa quả tươi…
  • –  Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ. Chú ý, không nên tắm cho trẻ quá lâu và tắm với nước có nhiệt độ vừa phải không quá nóng hay quá lạnh.

Nếu trẻ bị sốt cao khi trời lạnh, mẹ nên cho trẻ nghỉ học ở nhà để được chăm sóc tốt nhất. Khi trẻ có những biểu hiện như sốt dai dẳng nhiều ngày không đỡ, co giật, li bì… mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ nhi khoa để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Theo DS Thu Giang

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA