Tóm tắt nội dung
- 1 Nguyên nhân ho khan ở trẻ
- 2 Những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị ho khan
- 3 Cách chữa trị trẻ bị ho khan bằng bài thuốc dân gian
- 4 Cách phòng tránh ho khan cho trẻ
- 5 Những câu hỏi thường gặp khi trẻ bị ho khan
- 5.1 a, Trẻ 2, 3, 4, 5, 6 tháng tuổi bị ho khan có đáng sợ không?
- 5.2 b, Trẻ bị ho khan nhiều, liên tục kéo dài, có nguy hiểm không?
- 5.3 c, Mẹ phải làm gì khi bé bị ho khan lâu ngày không khỏi?
- 5.4 d, Bé bị ho khan nên uống thuốc gì?
- 5.5 e, Bé bị ho khan và sốt cần phải làm sao?
- 5.6 f, Trẻ bị ho khan và ho có đờm khác nhau như thế nào?
Ho khan nói chung và trẻ bị ho khan nói riêng là một trong những bệnh lý về đường hô hấp do ảnh hưởng từ bên ngoài và nội tố bên trong gây ra. Bệnh này xuất hiện ở bất kì ai, ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là ở trẻ em. Vì vậy, Trẻ bị ho khan nhiều phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào hiệu quả? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây:
Nguyên nhân ho khan ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ho khan ở trẻ em, trong đó chủ yếu xảy ra do các bệnh lý và một số tác động của môi trường và thời tiết xung quanh.
- – Ho do các bệnh như: hen suyễn, cảm lạnh, cảm cúm, trào ngược dạ dày thực quản, viêm tắc tiểu phế quản, do ho gà, do viêm họng, viêm phế quản, do mắc dị vật trong cổ.
- – Ho do môi trường sống và yếu tố thời tiết không thuận lợi: ô nhiễm không khí, có nhiều chất độc hại xung quanh, thời tiết thay đổi thường xuyên.
Những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị ho khan
- – Trẻ bị ho khan về đêm, trẻ bị ho khan kèm sổ mũi, bé bị ho khan liên tục, bé bị ho khan và sốt, bé bị ho khan từng cơn…
- – Khi ho về đêm, trẻ thường có cảm giác ngứa rát cổ họng.
- – Nếu bị ho do viêm phế quản thì xuất hiện đờm màu xanh, hơi thở mệt.
- – Nếu ho do có dị vật mắc ở cổ họng thì sắc mặt tím tái…
Nguyên nhân và triệu chứng ho khan về đêm ở trẻ:
Ho khan về đêm không phải bệnh, cũng vì vậy mà không có loại thuốc nào thích hợp hoàn toàn để có thể trị tận gốc loại bệnh này. Ho còn được biết đến như một triệu chứng về đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ, xuất hiện nhiều về mùa đông và mùa xuân. Nhưng tình trạng ho và nôn về đêm thì không phải là triệu chứng thông thường.
Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị ho khan về đêm có thể là:
- – Đầu tiên phải kể đến chính là do hiện tượng ho khan và ho có đờm đặc lâu ngày gây nên. Khi trẻ ho đêm và ho có đờm đặc liên tục, cơ bụng co thắt dễ gây ra tình trạng nôn chớ mất kiểm soát. Tình trạng này hay gặp ở trẻ dưới 1 tuổi. Đặc biệt sau khi ho và nôn xong trẻ sẽ gần như không buồn ăn uống vì cổ họng có lẫn dịch chua và đắng từ dạ dày, nên mẹ lưu ý nên cho trẻ uống nước để làm sạch khoang miệng chứ không nên bù bữa ăn luôn.
- – Nguyên nhân tiếp theo có thể là do dị ứng. Trẻ bị ho và nôn về đêm có thể là một triệu chứng cơ bản của việc bị dị ứng.
- – Trẻ ho và nôn về đêm cũng có thể do hiện tượng trúng gió hoặc nhiệt độ trong phòng quá lạnh gây rối loạn hệ tiêu hóa, khiến cho axit trào người làm trẻ ho và nôn mửa.
- – Trẻ bị hen suyễn cũng có thể là một nguyên nhân nhưng nhiều mẹ nghĩ rằng, dấu hiệu đầu tiên của hen suyễn là khó thở, tức ngực và thở hổn hển chứ việc trẻ bị ho khan về đêm không liên quan gì đến hen suyễn. Tuy nhiên để biết rõ hơn và tìm hiểu đúng nguyên nhân gây ho có phải do trẻ bị mắc bệnh hen, mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ để có những chuẩn đoán chính xác nhất.
>>>Có thể bạn quan tâm: +99 Cách trị ho sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà ít ai biết
Nguyên nhân và triệu chứng ho khan kèm sổ mũi ở trẻ
Trẻ bị ho khan sổ mũi là hiện tượng hay gặp do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, nhất là những khi thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột:
- – Ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể. Chính nhờ ho biểu hiện bằng sự thở ra rất mạnh giúp làm sạch đường hô hấp, tống hết đờm, dịch tiết, vật lạ rơi vào đường hô hất ra ngoài. Ở trẻ chỉ dùng thuốc trị ho khi trẻ ho khan, ho nhiều quá mức, gây mệt, nôn trớ nhiều và những cơn ho về đêm ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của trẻ.
- – Sổ mũi là hiện tượng trẻ chảy dịch trong hoặc nhầy qua lỗ mũi trước ra ngoài hoặc chảy qua lỗ mũi sau xuống họng. Đây là phản xạ giúp đào thải vi sinh vật gây bệnh, bụi bẩn ra ngoài nhưng lại khiến cha mẹ vô cùng lo lắng nếu con chảy nước mũi nhiều.
- – Khi trẻ bị ho khan kèm sổ mũi, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc Tây y về dùng cho trẻ, nhất là tự ý dùng kháng sinh. Đối với trẻ sơ sinh thì tốt nhất nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh để chậm sẽ gây biến chứng nặng như viêm phế quản, viêm phổi… Với trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà và áp dụng cách chăm sóc dưới đây để bé mau khỏi bệnh. Trường hợp ho khan, sổ mũi kéo dài trên 7 ngày hoặc trẻ xuất hiện thêm các triệu chứng sốt cao, li bì, bỏ ăn, nôn trớ nhiều thì cũng nên khẩn trương hẹn khám bác sĩ để được tư vấn và chữa trị thích hợp.
Cách chữa trị trẻ bị ho khan bằng bài thuốc dân gian
Trị ho khan cho trẻ bằng lá húng chanh
Húng chanh còn gọi là tần dày lá hay lá thơm lông. Theo y học cổ truyền, húng chanh có vị cay, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, có tác dụng giải cảm, chữa ho khan, chữa cảm cúm, sốt không ra mồ hôi.
Nguyên liệu: Lá húng chanh, đường phèn
Cách thực hiện lá húng chanh trị ho:
- Cách 1: Giã dập 5-10 lá húng chanh (trẻ dưới 6 tháng 5 -7 lá, trên 6 tháng 8 -10 lá), sau đó trộn với 2 thìa cafe nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống, ngày uống 2 lần.
- Cách 2: 10 – 15 lá húng chanh và 10 hạt chanh giã nát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 2 lần/ngày đến khi hết ho khan. Cách này hiệu quả nhất nhưng đắng khó uống hơn. Mẹ cho con uống hỗn hợp đã pha, sau khi con uống trong vòng 20 phút tuyệt đối không cho ăn hoặc uống gì thêm để hỗn hợp siro ho trẻ em nói trên ngấm vào họng giúp con giảm ho và tan đờm nhanh hơn. Cho con uống từ 2-3 ngày liên tiếp.
- Cách 3: 10-15 lá húng chanh, 4 quả quất xanh và đường phèn. Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 2 lần/ngày đến khi hết ho.
Trị ho khan cho trẻ bằng quất xanh
Quất có chứa nhiều chất pectin, tinh dầu, đường và các vitamin, có tác dụng chống viêm, long đờm giảm ho, bình suyễn, kháng khuẩn và kháng vi-rút. Trường hợp trẻ 3 tháng tuổi ho khan mẹ có thể dùng quât xanh để giảm ho, tiêu viêm cho con cũng rất hiệu quả.
- – Nguyên liệu: 2 – 3 quả quất xanh, mật ong hoặc đường phèn
- – Cách thực hiện: Quất xanh rửa sạch, cắt ngang để nguyên hạt (sẽ thêm tác dụng làm tiêu đờm, ấm thanh quản trẻ) và vỏ trộn chung với mật ong hoặc đường phèn sau đó mang đi hấp cách thủy chừng 30 phút là có thể dùng được. Cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.
Dầu tràm – khuynh diệp
Thoa dầu tràm-khuynh diệp vào lòng bàn chân giúp hỗ trợ trị ho khan cho trẻ Khi con vừa có biểu hiện ho khan, hắt hơi, sổ mũi, mẹ có thể xoa dầu tràm- khuynh diệp vào lòng bàn chân cho con, day day lòng bàn chân (huyệt dũng tuyền) chừng 1 phút mỗi bên, sau đó đeo tất (vớ) vào..
Chữa ho khan cho trẻ bằng gừng và muối
Ngâm chân bằng gừng và muối: giã 1 củ gừng và ngâm với nước ấm khoảng 40 độ, vừa ngâm vừa massage chân cho bé. Sau khi ngâm xong thì lau khô chân rồi đi tất cho bé để giữ ấm chân. Cứ thực hiện đều đặn sẽ giúp bé khỏi ho nhanh chóng.
Cách chữa trẻ bị ho khan bằng siro ho cảm thảo dược
Siro ho cảm Thảo Dược chiết xuất từ các loại thảo dược quý, sản phẩm có chứa các thành phần hoàn toàn lành tính có tác dụng ức chế mạnh các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp gồm: Quất – Húng Chanh – Mật Ong – Cát Cánh, giúp giải cảm, giảm ho, trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đồng thời nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
Cách phòng tránh ho khan cho trẻ
Để tránh bệnh ho khan, đầu tiên bố mẹ phải thường xuyên vệ sinh tay chân sạch sẽ cho trẻ
- – Chú ý không cho trẻ mút tay hoặc ngậm các loại đồ vật nhỏ vì trẻ sẽ dễ nuốt và mắc ở cổ họng.
- – Không nên cho trẻ nằm ở phòng điều hòa, cũng như không bật quạt quá to và để gần trẻ, không để trẻ trực tiếp với hướng gió thổi.
- – Luôn để trẻ ở trong không gian thoáng mát, tránh để trẻ nóng và ra nhiều mồ hôi, bởi nếu ngấm mồ hôi có thể sẽ khiến bé bị cảm lạnh gây ho khan.
- – Hạn chế cho trẻ ăn và uống các đồ lạnh như kem, nước đá.
Những câu hỏi thường gặp khi trẻ bị ho khan
a, Trẻ 2, 3, 4, 5, 6 tháng tuổi bị ho khan có đáng sợ không?
Trong 6 tháng đầu đời của trẻ mẹ thực sự rất lo lắng nếu trẻ bị ho khan, đôi khi trẻ ho nhiều gây nôn trớ, ảnh hưởng giấc ngủ và sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, đây là 6 tháng quan trọng do hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện nên nếu trẻ mới chớm bị ho khan trong một vài ngày đầu mẹ hãy chăm sóc trẻ theo 3 cách sau nhé:
- – Vệ sinh mũi cho con 1-2 lần một ngày thường xuyên để làm sạch bụi bẩn, tránh viêm nhiễm. Sử dụng nước muối sinh lý nhỏ 1-2 giọt mỗi bên mũi, day nhẹ cánh mũi. Nếu mũi đặc nhầy, chảy nhiều thì mẹ có thể nhỏ nước muối sau đó dùng dụng cụ hút mũi hút sạch cho trẻ.
- – Tăng cường cho trẻ bú mẹ bởi sữa mẹ không chỉ là thức ăn hoàn hảo cung cấp các chất dinh dưỡng với tỉ lệ cân đối giúp trẻ nhỏ dễ hấp thu mà nó còn chứa các chất diệt khuẩn giúp hỗ trợ trị bệnh, giảm ho khan cho trẻ. Hãy cho bé yêu của bạn bú theo nhu cầu, cả ngày lẫn đêm.
- – Phòng trẻ cần sạch sẽ, thoáng khí, nhưng tránh gió lùa. Mẹ nên mặc quần áo có khả năng thấm mồ hôi tốt, đủ ấm nhưng không quá nóng sẽ khiến trẻ khó chịu. Trẻ 2. 3 tháng tuổi bị ho khan cũng không kiêng tắm, chỉ cần mẹ tắm cho con trong phòng ấm, nhiệt độ nước thích hợp, thời gian nhanh hơn ngày bé khỏe và chú ý ủ ấm cho trẻ ngay sau khi tắm xong.
Nếu trong vong 1 tuần mà trẻ vẫn không khỏi mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác si hoặc cơ sở y tế gần nhất để được bác sỹ tư vấn.
>>>Có thể bạn quan tâm: Trẻ bị ho thở khò khè – Giải đáp những điều bố mẹ quan tâm
b, Trẻ bị ho khan nhiều, liên tục kéo dài, có nguy hiểm không?
Ở hầu hết trẻ bị ho khan liên tục kéo dài là dấu hiệu cảnh báo con bạn đang mắc các căn bệnh đường hô hấp, điển hình là các căn bệnh dưới đây:
- – Cảm cúm: Trẻ em hệ miễn dịch yếu nên dễ bị các loại virus tấn công, trong đó có virus cúm. Đặc biệt khi trong gia đình có người bị cảm cúm thì trẻ rất dễ bị lây bệnh. Căn bệnh này có thể gây ra nhiều biểu hiện nghiêm trọng khiến trẻ mệt mỏi, rét run, bỏ bú, khó thở, hay quấy khóc, dễ bị nôn trớ khi ăn. Đặc biệt là sau khi khỏi bệnh cảm cúm, trẻ có thể ho khan kéo dài.
- – Viêm họng cấp: Nguyên nhân hay gặp là do virus, phế cầu, Hemophilus Influenza, liên cầu,…
- – Viêm mũi xoang: Trẻ ho khan kéo dài, hay biểu hiện vào ban đêm là vì vào ban ngày, trẻ đang ở tư thế vận động, các chất tiết thoát ra ngoài 1 cách dễ dàng. Còn ban đêm, hay khi nằm ngủ, các dịch tiết ứ đọng lại trong cổ, không thoát ra được gây kích thích ho, thậm chí có thể khiến trẻ bị nghẹt thở.
- – Trào ngược dạ dày – thực quản
- – Viêm tiểu phế quản, viêm phổi: Trẻ ho khan kéo dài, sổ mũi kèm theo các biểu hiện sốt cao, thở nhanh, rút lõm lồng ngực mạnh, phập phồng cánh mũi, tím tái, rối loạn nhịp thở, li bì, bỏ bú,… Trường hợp này trẻ cần được khám và điều trị tại bệnh viện.
- – Lao phổi: ở trẻ em hay gặp là lao sơ nhiễm, trẻ có biểu hiện sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm, gầy sút cân, ho khan kéo dài, sau có thể ho ra máu…
- – Bệnh phổi ác tính: ung thư cũng là một trong những nguyên nhân gây ho khan kéo dài, tuy nhiên tỉ lệ gặp ở trẻ em thấp hơn người trưởng thành và người già.
Vì vậy, để xác định nguyên nhân và có cách chữa trị kịp thời mẹ hãy đưa trẻ đến bác sỹ hoặc cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn chính xác
c, Mẹ phải làm gì khi bé bị ho khan lâu ngày không khỏi?
Khi trẻ bị ho, cha mẹ cần thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ. Thông thường, một số phụ huynh nghĩ rằng một khi con bị ốm, hay bị ho là phải uống thuốc nhưng lại không biết rằng việc vệ sinh đường mũi họng sạch sẽ cũng là một cách đơn giản giúp bé nhanh khỏi ho. Nên dùng nước muối sinh lý để rửa mũi họng cho trẻ.
Nếu trẻ bị ho khan lâu ngày không khỏi thì có thể áp dụng những cách sau:
- – Sử dụng máy tạo độ ẩm cho phòng của bé, hoặc cũng có thể đun một ấm nước sôi để trong phòng ngủ của bé ít phút, mở nắp ấm ra cho hơi nước bốc lên, sẽ giúp bé thông đờm.
- – Nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào mặt sau gối của bé sẽ giúp bé dễ thở
- – Không nên thay đổi nhiệt độ đột ngột vì sẽ khiến cho cơn ho của trẻ nặng hơn.
- – Đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tư vấn và hỗ trợ
d, Bé bị ho khan nên uống thuốc gì?
Nhiều ông bố bà mẹ có thắc mắc rằng trẻ bị ho khan nên uống thuốc gì, và còn lạm dụng thuốc kháng sinh với hy vọng rằng con sẽ khỏi bệnh. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, nếu sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách sẽ làm giảm sức đề kháng và những vi khuẩn có lợi ở đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa và tăng cơn ho khan, khiến cho trẻ bị biếng ăn và chậm lớn. Vì vậy, khi trẻ bị ho khan hay sử dụng các phương pháp dân gian và theo dõi trẻ trong vòng 3-5 ngày nếu có triệu chứng trẻ bỏ ăn, bú, li bì hoặc sốt cao thì hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để khám và uống thuốc ho cho bé theo đơn.
e, Bé bị ho khan và sốt cần phải làm sao?
Khi bé bị ho khan kèm theo sốt trong 2 ngày đầu thì mẹ có thể áp dựng các phương pháp phòng và chăm sóc trẻ ở trên, hạ nhiệt cho trẻ bằng thuốc hạ sốt cho trẻ khi sốt trên 38,5 độ nhưng nếu trẻ vẫn ho khan nhiều, kèm theo khò khè, khó thở, sốt cao khó hạ hay nặng hơn là bỏ bú, nôn trớ nhiều, li bì thì các mẹ hãy đưa ngay con đến trung tâm y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.
f, Trẻ bị ho khan và ho có đờm khác nhau như thế nào?
Xét về nguyên nhân thì trẻ bị ho có đờm hoặc ho khan đều có thể do vi khuẩn hoặc virut gây ra. Tuy nhiên, ho khan có thể gây khan giọng hoặc mất giọng. Điểm khác biệt rõ nhất chính là ho có đờm người bệnh khạc ra chất nhầy và đờm. Còn ho khan thì không có.
Khi trẻ bị ho khan, mẹ đừng quá lo lắng mà hãy xem các biểu hiện của con để nhận biết đang ở mức độ nào, từ đó có cách chữa trị trẻ bị ho khan hiệu quả phù hợp hơn. Chúc bé sớm khỏi bệnh!
Theo: DS Thu Giang