Để chăm sóc trẻ được tốt mẹ cần biết trẻ 6 tháng bị ho do đâu và đặc điểm của cơn ho. Trẻ 6 tháng tuổi là giai đoạn “cửa sổ miễn dịch”, cơ thể trẻ cũng bắt đầu thay đổi cách chống đỡ với các yếu tố gây bệnh.
Từ khi sinh ra đến khi trẻ tròn 4 tháng, trẻ được bảo vệ bởi các yếu tố miễn dịch mà mẹ truyền cho bé trong quá trình mang thai, bắt đầu từ tháng thứ 5 trở đi, trẻ bất đầu ăn dặm và cơ thể trẻ đang tự hình thành khả năng miễn dịch riêng của chúng khi tiếp xúc với các yếu tố môi trường. Vì thế trẻ hay bị ho vào giai đoạn này.
1. Nguyên nhân dẫn đến trẻ 6 tháng bị ho
Ho không phải là bệnh mà chỉ là một triệu chứng thường gặp của các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Ho có thể là dấu hiệu của việc trẻ bị cảm lạnh thông thường hoặc giúp cơ thể tống khứ chất nhầy và vi khuẩn ra khỏi đường thở, từ đó bảo vệ họng và phổi của trẻ. Trẻ 6 tháng tuổi bị ho có thể do một số nguyên nhân sau:
- – Dị ứng với thời tiết: Trẻ 6 tháng tuổi có thể bị ho do dị ứng với thời tiết. Đó là do thời tiết thay đổi đột ngột, mưa nắng thất thường, giao mùa mà cơ thể trẻ chưa kịp thích nghi gây kích thích ở vùng họng, khí quản nên cơ thể trẻ sẽ phản ứng lại bằng các cơn ho.
- – Do dị ứng với môi trường: Những tác động từ bên ngoài như khói bụi, thuốc lá, xăng xe, lông thú vật,… đều có thể khiến cho hệ thần kinh phó giao cảm của bé hoạt động mạnh và gây các cơn ho.
- – Trẻ bị ho do trào ngược dạ dày: Chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh cũng là 1 nguyên nhân gây nên trẻ 6 tháng tuổi bị ho. Căn bệnh gây nên do cơ giữa thực quản và dạ dày của bé còn yếu, dẫn đến axit bị chảy ngược lên. Trẻ có thể đã hít phải dịch từ dạ dày trào ngược lên thực quản và phổi, dẫn đến việc viêm thanh quản và phế quản.
- – Trẻ bị ho do sức đề kháng kém : Cơ thể và hệ miễn dịch của trẻ còn chưa được hoàn thiện nên những tác động từ vi khuẩn, virut khiến trẻ dễ bị ho. Bố mẹ nên chú ý nguyên nhân này để cung cấp cho trẻ những chất dinh dưỡng để cải thiện hệ miễn dịch của trẻ.
>>> Mời bạn xem thêm: 3Tiêu chí giúp mẹ chọn được loại siro trị ho tốt nhất cho bé
2. Trẻ có thể bị ho trong một số bệnh như
- – Cảm lạnh thường do tác động của vi khuẩn lây nhiễm qua đường mũi, viêm xoang, cổ họng và đường hô hấp chính của phổi. Cơn ho thường kéo dài với cả đợt cảm lạnh của bé (thông thường từ 7 đến 10 ngày), cũng có trường hợp kéo dài hơn gấp đôi nhưng bệnh lại giảm nhẹ từng ngày.
- – Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn là một bệnh hô hấp mạn tính. Bệnh xảy ra khi đường hô hấp bị thu hẹp và sưng lên, đồng thời tiết ra nhiều chất nhờn khiến cho việc hít thở trở nên khó khăn.
Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân của bệnh viêm tiểu phế quản do nhiễm trùng đường hô hấp nhỏ phía dưới phổi gọi là tiểu phế quản. Virus hợp bào hô hấp là thủ phạm chính gây nên tình trạng nhiễm trùng trên và thường những con virus đáng ghét này tác oai tác quái vào thời điểm cuối mùa đông và đầu mùa xuân. Các mẹ đừng nên nhầm lẫn với bệnh viêm phế quản ở người lớn và trẻ em lớn hơn nhé, trẻ sơ sinh và trẻ đang tập đi hay bị nhiễm căn bệnh viêm tiểu phế quản này. - – Bệnh viêm tắc thanh quản do virus lây lan gây bệnh khiến cho cổ họng và khí quản bị sưng và thu hẹp lại. Phần lớn trẻ em từ sáu tháng đến ba tuổi rất dễ nhiễm căn bệnh này.
- – Ho gà: Vi khuẩn lây nhiễm khiến cho cổ họng, khí quản và phổi của bé bị viêm gây nên căn bệnh ho gà. Trẻ em chưa được tiêm chủng phòng ngừa căn bệnh này có khả năng bị nhiễm nhiều hơn. Thường trẻ em được tiêm chủng lúc 2 tháng, 4 tháng và 6 tháng, tiêm mũi tiếp theo trong khoảng từ 12 đến 18 tháng và được nhắc lại trong độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi.
>>> Mời bạn xem thêm: Trẻ 6 tháng bị sổ mũi phải làm sao? Uống thuốc gì nhanh khỏi
3. Đặc điểm của cơn ho ở trẻ nhỏ
Ho có các đặc điểm như sau:
- – Ho khan thường phát ra do thanh quản bị viêm và phản ứng của khí quản khi nhiệt độ thay đổi trong đêm, do đó trẻ em thường thở khò khè. Trẻ dưới 3 tuổi thường dễ mắc bệnh này và hay xảy ra vào ban đêm.
- – Ho xuất hiện đột ngột có thể do trẻ đã nuốt thức ăn hoặc nước uống nhầm đường hô hấp thay vì chúng xuống thực quản thì nó lại chui vào khí quản của trẻ.
- – Ho lúc nửa đêm thường xuất hiện do trẻ bị dị ứng, hen suyễn, nhiễm lạnh…
- – Ho kèm theo tiếng khò khè là do đường thở phía dưới của bé bị tăng tiết dịch nhầy, thường do nhiễm vi khuẩn hay virus hoặc một vật nào đó mắc trong khí quản của trẻ.
- – Ho kèm theo sốt, trường hợp này nếu trẻ bị ho, sổ mũi, sốt nhẹ thì thường là do cảm lạnh, nhưng nếu trẻ ho và kèm theo sốt 39 – 40 độ hay cao hơn thường là bé bị viêm phổi, viêm họng cấp hay viêm phế quản phổi.
Ho là một dạng đặc biệt của thở ra gắng sức. Đó là phản xạ bình thường và có lợi cho cơ thể. Ho nhằm mục đích tống đẩy các thành phần không có lợi ra khỏi đường hô hấp, giúp bảo vệ đường thở. Tuy nhiên, khi trẻ 6 tháng bị ho cũng cần được tìm hiểu nguyên nhân, xử trí đúng cách và kịp thời đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa để được tư vấn và điều trị trong trường hợp cần thiết.
DS.Hương Giang