Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về bé sơ sinh bị viêm phổi

Thời tiết chuyển mùa nhiệt độ thay đổi đột ngột rất dễ khiến trẻ mắc các bệnh đường hô hấp trong đó có viêm phổi. Viêm phổi chủ yếu gặp ở người già và trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh gây ra những biến chứng rất nguy hiểm nếu không phát hiện và xử lý kịp thời. Không giống với các trẻ lớn, bé sơ sinh bị viêm phổi khó nhận biết hơn. Ở nước ta, theo thống kê của chương trình phòng chống viêm phổi thì trung bình mỗi năm 1 trẻ nhỏ có thể mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp 3 – 5 lần trong đó khoảng 1 – 2 lần viêm phổi.

>>> Xem ngay: Trẻ bị viêm phổi đáng sợ như thế nào?

1. Những đặc điểm của bé sơ sinh bị viêm phổi :

Trẻ sơ sinh là giai đoạn được tính từ lúc trẻ ra đời cho đến khi trẻ tròn 4 tuần lễ (28 ngày).

Đặc điểm sinh lý chủ yếu của thời kỳ này là sự thích nghi của đứa trẻ với cuộc sống bên ngoài tử cung. Ngay sau khi ra đời, cùng với tiếng khóc chào đời, trẻ bắt đầu thở bằng phổi, vòng tuần hoàn chính thức bắt đầu hoạt động thay cho vòng tuần hoàn rau thai, trẻ bắt đầu bú, hệ tiêu hoá bắt đầu làm việc, thân bắt đầu đảm nhiệm việc điều hoà môi trường bên trong cơ thể (nội môi). Tất cả các nhiệm vụ này, trước đây đều do rau thai đảm nhiệm. Cơ thể trẻ lúc này còn rất non yếu, cấu tạo và chức năng của các cơ quan chưa được hoàn thiện đầy đủ. Hệ thần kinh của trẻ luôn trong tình trạng bị ức chế, cho nên trẻ ngủ suốt ngày.

tre-so-sinh-bi-viem-phoi

2. Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh và dấu hiệu nhận biết:

Viêm phổi là bệnh lý viêm đường hô hấp lây truyền qua tiếp xúc, thường gặp ở trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, đông đúc, tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá hoặc chăm sóc không đúng cách sẽ có nguy cơ mắc viêm phổi cao hơn nhiều so với trẻ bình thường.

Có nhiều tác nhân gây viêm phổi nhưng chủ yếu là do vi khuẩn và virus, đôi khi là do chăm sóc trẻ chưa đúng cách để trẻ bị sặc thức ăn, nôn, trớ, hít phải hóa chất…

Khi bị viêm phổi, trẻ bị viêm các phế quản nhỏ, các phế nang và các tổ chức xung quanh phế nang. Tổn thương viêm rải rác 2 phổi làm rối loạn trao đổi khí dễ gây suy hô hấp, ở trẻ sơ sinh bệnh hay tiến triển nặng, có thể gây tử vong.

Có thể nhận biết bệnh dựa vào:

–        Khó thở: do sau khi trẻ ho làm tăng trình trạng thiếu oxy nên trẻ khó khăn trong việc hô hấp. Để phát hiện tình trạng khó thở bố mẹ có thể dùng đồng hồ bấm giờ, đếm nhịp thở của bé khi đang nghỉ ngơi hoặc đang ngủ để đánh giá tình trạng bệnh.

Dưới 2 tháng: ≥ 60 lần/phút
Từ 2 tháng đến 12 tháng: ≥ 50lần/phút
Từ 1-5 tuổi: ≥ 40lần/phút
Từ 5 tuổi trở lên: > 30 lần/phút

Ở trẻ sơ sinh, suy dinh dưỡng khó thở biểu hiện không rõ ràng, nên cần chú ý dấu hiệu cánh mũi căng, đùn bọt mép, rối loạn nhịp thở, trẻ thở không đều.

–          Rút lõm lồng ngực: Cách quan sát triệu chứng này là khi trẻ hít vào thì phần dưới lồng ngực lõm vào. Với trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi thì lồng ngực còn mềm nên triệu chứng này không có giá trị đánh giá cao vì khi thở bình thường lồng ngực trẻ cũng có thể hơi rút lõm. Tuy nhiên, nếu biểu hiện này rõ ràng hơn, lồng ngực lõm sâu dễ quan sát thấy thì trẻ chắc chắn bị viêm phổi.

–          Tím tái: trẻ có thể xuất hiện tím tái ở quanh môi, đầu chi, nếu nặng có thể tím toàn thân. Tím là do khó thở dẫn đên tình trạng thiếu oxy ở cơ quan, tổ chức

Ngoài ra trẻ có thể bị sốt do nhiễm khuẩn hoặc rối loạn chuyển hóa.Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh thường không sốt mà có thể hạ  thân nhiệt. Trẻ mệt mỏi, ít hoạt động, nằm một chỗ, da xanh tái, ra nhiều mồ hôi, nổi vân tím trên người.

Khi bố mẹ phát hiện thấy những dấu hiệu trên thì cần bình tĩnh và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nên vì lo lắng mà tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

>>> Xem thêm: Phải làm sao khi bé bị ho có đờm vào buổi sáng

tre-so-sinh-bi-viem-phoi-01

3. Chăm sóc bé sơ sinh bị viêm phổi

–        Luôn giữ ấm cho bé, mình luôn cho bé mang vớ khi trời lạnh, và 100% vào ban đêm. Khi ra đường thường xuyên đội nón, vào trời lạnh thì nón len che tai, trời ấm thì nón vải.

–         Bé bị mồ hôi trộm thì lau mồ hôi cho bé liên tục, nếu không mồ hôi thấm ngược trở lại, hoặc quạt làm mồ hôi bay hơi thì bé dễ nhiễm lạnh.

–         Bé bị trào ngược dạ dày thực quản nên cho bé nằm đầu cao.

–        Sặc sữa: Thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý cho bé trước khi bú sữa để làm thông đường thở. Khi cho bé bú bình, nên đưa bình sữa góc miệng trước rồi mới để lại vị trí bình thường, nếu để bình sữa trực tiếp, có bé háu ăn sẽ nút mạnh và dễ sặc.

–        Không nên tắm cho bé quá lâu.

–        Không nên dùng máy lạnh và quạt chĩa thẳng vào chỗ bé nằm, nên cho quạt quay vào góc tường.

–        Đối với bé bú bình, nên cho bé uống nước ấm sau khi uống sữa để sạch miệng, nhớ rơ lưỡi cho bé.

Mặc dù đã hết sức cẩn thận nhưng đôi khi có những nguyên nhân nằm ngoài hiểu biết của chúng ta. Những bé sơ sinh bị viêm phổi thường bệnh triển rất nhanh, trong trường hợp bé bị ho, sốt, thở khò khè phải đưa bé đi khám ngay để tránh biến chứng nặng nề. Cha mẹ không nên sử dụng bất cứ loại thuốc nào cho trẻ khi chưa có sự tư vấn của thầy thuốc vì như vậy là bạn đang làm nặng thêm tình trạng bệnh của bé.

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA