Tóm tắt nội dung
Thời tiết giao mùa, cơ thể trẻ sơ sinh với sức đề kháng còn non yếu không kịp thích nghi với những biến đổi môi trường xung quanh nên dễ khiến các bé khó chịu và phát sinh nhiều bệnh. Trong số đó phải kể đến triệu chứng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh là nghẹt mũi.
Với những cha mẹ có kinh nghiệm, việc trẻ bị nghẹt mũi là chuyện bình thường. Nhưng với những ai lần đầu làm cha mẹ thì bạn sẽ không khỏi lo sợ, bất an khi thấy con đột nhiên bị ốm. Bạn đã biết về bài thuốc trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh chưa?
>>> Xem thêm: Phải làm sao khi bé 1 tháng tuổi bị sổ mũi?
1. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi do đâu?
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chằng hạn như:
- Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh: Vào những mùa lạnh trong năm, trẻ sơ sinh dễ gặp phải tình trạng nghẹt mũi. Nếu không đi kèm những dấu hiệu như nóng sốt, đau họng, thường xuyên hắt hơi, các mẹ có thể hoàn toàn an tâm rằng đây chỉ là nghẹt mũi sơ sinh do chất nhầy của bào thai còn vướng lại trong đường hô hấp của trẻ.
- Dị ứng: Những dấu hiệu đặc trưng là sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa, hắt hơi và kèm theo tình trạng đỏ mắt hay đầu mũi.
- Trẻ bị cảm cảm cúm: Bệnh này sẽ xuất hiện khi trẻ sơ sinh bị các virus và vi khuẩn tấn công. Lúc này, các mẹ sẽ thấy bé có dấu hiệu mệt mỏi, lạnh run, chán ăn, chóng mặt, đau ê các cơ, khó thở…
- Không khí khô: Lớp niêm mạc ở mũi có tác dụng lọc sạch, làm ẩm không khí. Các bé mới sinh sẽ mất nhiều độ ẩm khi thở ra hơn so với người lớn. Bởi vậy trong điều kiện không khí khô, lạnh, mũi của trẻ sơ sinh sẽ tiết chất nhầy nhiều hơn để làm ẩm không khí hít vào, gây ra tình trạng nghẹt mũi.
>>> Xem thêm: Xử lý đúng cách khi bé sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Các dấu hiệu gợi ý cho thấy có thể trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là:
– Trẻ sơ sinh đang còn bú sữa mẹ, nghẹt mũi cũng làm cho trẻ khó bú, bú ngắt quãng, không dài hơi, dễ bị sặc. Bởi vậy các mẹ cũng có thể dựa vào đó để nhận ra triệu chứng của con mình.
– Trẻ thở khó khăn, khò khè, khóc do khó chịu.
– Khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
– Có thể kèm chảy nước mũi, hắt hơi, ho.
– Trẻ thấy dễ thở hơn khi được bế đứng,…
– Khó thở mũi khiến trẻ phải thở bằng miệng, dẫn tới môi, họng khô, rát.
– Ngoài ra, chất nhầy của mũi chảy xuống họng gây tắc nghẽn, kích thích vùng hầu họng, làm trẻ bị ho và hay nôn trớ.
3. Bài thuốc trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Các mẹ thường có thói quen tự ý dùng thuốc trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh như thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ mũi co mạch ngay khi bé bị nghẹt mũi, điều này không những không giúp bé nhanh khỏi mà còn gây nên tình trạng vi khuẩn kháng thuốc hoặc lệ thuộc thuốc của trẻ.
Để điều trị cho bé, trước tiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra nghẹt mũi mới có thể đưa ra cách trị chuẩn nhất khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi. Do vậy, khi phát hiện trẻ bị bệnh, đầu tiên bố mẹ nên thực hiện những cách an toàn và hiệu quả giúp điều trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh:
– Nhỏ nước muối sinh lý: Đây là một biện pháp an toàn và phổ biến để điều trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh vì nước muối sinh lý có tác dụng kháng khuẩn. Theo lời khuyên của các bác sĩ, mẹ nên chọn nước muối sinh lý NaCl 0,9% để rửa mũi cho trẻ, làm loãng dịch mũi.
– Cách nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh như sau: Mỗi lần mẹ chỉ nên nhỏ 1 giọt 1 bên mũi và không nên đưa sâu ống dẫn vào hốc mũi trẻ. Sau khi nhỏ có thể massage 2 bên mũi cho trẻ. Mẹ nên lau sạch vòi lọ nhỏ mũi sau khi nhỏ xong một bên mũi cho trẻ trước khi tiếp tục nhỏ sang bên lỗ mũi thứ hai để đảm bảo vệ sinh.
– Sử dụng tinh dầu tràm – khuynh diệp thoa vào vùng ngực, lưng, gan bàn chân trẻ, đặc biệt vừa xoa dầu tràm – khuynh diệp, vừa day huyệt dũng tuyền ở gan bàn chân trẻ không chỉ giúp làm ấm mà còn phòng ngừa virus xâm nhập và ức chế một số virus gây bệnh, điều trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Các mẹ nên nhỏ 5-7 giọt dầu tràm – khuynh diệp vào chậu nước tắm cho trẻ và thoa dầu tràm – khuynh diệp cho trẻ ngay khi tắm xong.
– Cho trẻ bú nhiều lần: Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, khó chịu nên trẻ bú kém hơn bình thường. Mẹ cần đảm bảo lượng sữa cần thiết cho bé trong ngày bằng cách cho trẻ bú nhiều lần, trẻ sẽ không bị mất nước do việc ngạt mũi. Sữa mẹ còn giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ chống chọi với các loại vi trùng cũng như chống nhiễm trùng. Do nghẹt mũi nên trẻ sơ sinh bú ngắt quãng, nên các mẹ cần cho trẻ bú nhiều lần, lúc nào trẻ muốn, để cân bằng lượng sữa đầy đủ cho trẻ. Cần làm sạch mũi cho trẻ trước khi bú để trẻ bú được nhiều và dễ dàng hơn.
Sau khi tình trạng bé không thuyên giảm hoặc nặng thêm lên, bố mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị.
>>> Mời bạn xem thêm: 6 Cách trị ho sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà siêu hiệu quả
4. Cách phòng chống nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh
Ngoài việc sử dụng thuốc trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh, các mẹ cần có biện pháp ngăn ngừa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng những cách sau:
– Tăng cường sức khỏe cho trẻ sơ sinh: Mẹ nên cho trẻ sơ sinh ngủ đúng giờ giấc, bú mẹ đầy đủ để tăng cường sức đề kháng và miễn dịch cho trẻ.
– Giữ môi trường sạch sẽ, trong lành: Phòng ngủ của trẻ sơ sinh cần thông thoáng và luôn được vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt khi trong gia đình có người bị cảm cúm, nhiễm vi khuẩn thì cần phải được cách ly khỏi trẻ sơ sinh vì trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu, nguy cơ lây nhiễm bệnh cao.
– Mặc quần áo phù hợp: Khi đi ngủ mẹ cần giữ ấm cho trẻ sơ sinh bằng cách mặc đồ ngủ liền hoặc đeo khăn vào cổ để không bị lạnh. Nếu trong phòng có dùng điều hòa hoặc quạt thì không được quay trực tiếp về phía trẻ sơ sinh.
– Sử dụng siro ho cảm thảo dược với thành phần từ quất, húng chanh, gừng, mật ong giúp bé giảm nghẹt mũi hiệu quả mà không cần dùng thuốc. Mẹ nên tìm siro thảo dược có nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng, sản xuất bởi công ty uy tín.
Theo DS.Hương Giang