Trẻ bị ho khàn tiếng phải làm sao? + Cách chữa hiệu quả

Đối với các mẹ, chuyện bé bị ốm và ho trước nay đã thành “đặc sản” khi nuôi con. Mặc dù có phòng tránh kĩ đến đâu, các mẹ cũng không thể lường trước được các nguy cơ gây ra ho ở trẻ hoàn toàn. Vậy khi bé bị ho khàn tiếng phải làm sao? và liệu căn bệnh này có gây nguy hiểm nghiêm trọng gì đến cơ quan hô hấp của bé hay không?

1. Các biểu hiện khi trẻ bị khàn tiếng.

Trẻ ho khản tiếng có thể xuất hiện một trong những triệu chứng và biểu hiện ra bên ngoài như sau, tùy theo nguyên nhân và mức độ của bệnh:

Giọng nói của bé sẽ có những thay đổi rõ rệt như âm thanh bỗng dưng thô hơn, trầm hơn, khan hơn, đôi khi cố nói nhưng chỉ có thể ư ư trong miệng không thể phát ra tiếng.

Trẻ bị ho khàn tiếng phải làm sao? + Cách chữa hiệu quả

Nhịp thở của bé bị ho khàn tiếng thường không đều đặn và nhanh. Việc thở sẽ trở nên khó khăn hơn và chậm hơn đặc biệt lúc bé ngủ.

Trường hợp nặng hơn, nếu trẻ bị khàn tiếng và ho lâu ngày có thể mất giọng nói và khó nói ra tiếng hơn bình thường. Lúc này cổ họng bé đã khô rát, đau khi cố nói chuyện và giao tiếp với bạn. Đối với các bé nhỏ, các bé sẽ quấy khóc nhiều hơn nhưng không thành tiếng.

>>> Xem thêm: Trẻ bị ho có đờm nên làm gì? +6 Cách trị ho có đờm cho trẻ

Các bé bị ho khàn tiếng thường mất luôn khả năng lên nốt cao khi nói chỉ trong vòng 1 ngày khi bệnh xuất hiện. Hiện tượng này sẽ biến mất dần dần khi tình trạng ho của bé được cải thiện.

Thường thì khi ho khản tiếng từ 1 – 3 ngày, trẻ sẽ bị ho kèm theo đờm đặc kèm sốt nếu như bị nhiễm lạnh. Các cơn sốt thường xuất hiện về đêm khiến bé quấy khóc và mất ngủ, trẻ nhỏ sẽ từ chối ăn sữa và bữa đêm.

Dù hiện tượng bé bị ho khan tiếng không hề hiếm tuy nhiên các mẹ cũng không được chủ quan để trẻ tự khỏi hay chữa bằng các loại thuốc không theo đơn của bác sĩ.

2. Nguyên nhân trẻ bị ho khàn tiếng

Nguyên nhân chính :

  • Khác với các nguyên nhân gây ra hiện tượng ho có đờm, nguyên nhân chính gây nên hiện tượng bé bị ho khàn tiếng là do thói quen giao tiếp và nói chuyện của bé, Có thể do bé nói quá to, vui chơi quá nhiều trong thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Có thể trẻ đã có một đêm quên không đắp chăn và bật điều hòa nên việc khô họng, dừng họng gây ho khan tiếng là điều hoàn toàn có thể giải thích. Cũng vì vậy mà các mẹ cần phải chú ý hơn tới việc kiểm tra phòng của bé trước khi đi ngủ.

>>> Xem thêm: Trẻ bị ho khan phải làm sao? Nguyên nhân, +4 Cách chữa

Nguyên nhân khác:

  • Các nguyên nhân này hầu hết là nguyên nhân ít gặp ở trẻ. Có thể nói đến như trẻ vốn dĩ đã có giọng nói to bẩm sinh, di truyền theo các thế hệ gia đình vậy nên thường xuyên bị ho khan tiếng.
  • Tiếp đến, trẻ có thể đã bị mắc một số bệnh như hen suyễn mãn tính, viêm sung phế quản trước đó, hay dị ứng vời một số loại nguyên liệu như len, bụi, phấn hoa…vậy nên xảy ra hiện tượng ho khàn kéo dài.
  • Bé bị ho khan tiếng do nhiễm trùng đường hô hấp. do bệnh viêm amidan, viêm xoang, đau họng lâu ngày… tuy nhiên thường xảy ra nhất ở trường hợp trẻ bị nhiễm cảm lạnh, cúm….
  • Trẻ sơ sinh cũng có thể bị ho khàn tiếng nếu trước đó phải thở bằng ống thở hỗ trợ hoặc khi cho trẻ ăn xông, tổn tương dây thần kinh gây ra hiện tượng thanh âm và vòm họng bị ảnh hưởng, do stress hoặc mệt mỏi quá mức, hoặc do khóc nhiều trong thời gian dài.

Trẻ bị ho khàn tiếng phải làm sao? + Cách chữa hiệu quả1

3. Cách chữa ho khàm tiếng cho trẻ

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ của bệnh ho khàn tiếng mà ta đưa ra những phương pháp chữa trị khác nhau cho hiệu quả.

Điều đầu tiên ta cần tìm ra nguyên nhân gây ra họ cho bé và loại bỏ nguyên nhân ấy.

Nếu như tình trạng bệnh không có nhiều tiến triển, ta sẽ sử dụng một số mẹo dân gian không gây nguy hiểm trước tiên để trẻ không cảm thấy sợ hãi khi uống thuốc. Còn nếu các phương pháp này không hiệu quả thì trẻ cần được đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

Một sốc cách chữa dân gian dành cho bé bị ho khan tiếng

Dùng nước quất chanh trộn với đường phèn và ăn trực tiếp khi đã hấp cách thủy.

Uống nước cốt chanh trộn mật ong hoặc sử dụng trực tiếp chanh ngâm với mật ong.

Sử dụng lá húng quế hấp, chế thêm đường, Chắt lấy nước sau đó có thể dùng để uống hoặc chế biến một số món ăn cho vừa miệng.

Uống lòng trắng của quả trứng gà hoặc ăn cháo gừng cũng chính là cách chữa hữu hiệu cho bé bị ho khan tiếng.

Thuốc uống dành cho bé bị ho khàn tiếng.

Trẻ nhỏ không được khuyến khích sử dụng nhiều các loại thuốc viên vậy nên bạn chỉ cho phép bé dùng thuốc khi có chỉ định trực tiếp từ bác sĩ.

Bé bị ho khan tiếng kéo dài thường mất đi khả năng phát âm đúng câu từ vậy nên thay vì thuốc bạn hãy chọn một số loại siro trị ho cho bé để cải thiện và lấy lại chất giọng vốn có cho trẻ.

Trên đây là những nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị cho bé bị ho khàn tiếng dành cho các bố mẹ, hãy điều trị cho bé đúng cách và kịp thời để bé có một sức khoẻ tốt.

Theo: DS Thu Giang

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA