Nguyên nhân trẻ bị sốt không ho, không sổ mũi và cách điều trị

Thông thường sốt, ho, sổ mũi rất hay đi kèm với nhau. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng vậy, đôi khi trẻ bị sốt mà không ho, không sổ mũi. Việc sốt đi kèm với ho và sổ mũi có liên quan mật thiết đến nguyên nhân và hướng điều trị.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt không ho, không sổ mũi

Sốt là một phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh nếu như tìm được đúng nguyên nhân cũng như biết cách hạ sốt đúng sẽ nhanh chóng giúp trẻ hạ nhiệt tốt nhất có thể.

  • – Do mọc răng: Trẻ có thể bị sốt nhẹ kèm theo quấy khóc, lợi sưng đỏ, chán ăn, chảy nước miếng, khó ngủ ngoài ra có thể kèm theo các triệu trứng như đi ngoài ra chất nhầy. Thường thì bé sốt do mọc răng thường không quá cao và sốt cũng không kéo dài. Và trẻ bị sốt không ho, không sổ mũi.
  • – Do tiêm vacxin: Bé có thể sốt sao khi tiêm các loại vacxin như 5 trong 1, thương hàn, bạch hầu, uốn ván, sởi, quai bị…Trẻ cũng chỉ bị sốt không ho, không sổ mũi, trẻ quấy khóc và thường giảm nhiệt sau một ngày và ngoài tăng thân nhiệt thì trẻ không có những biến chứng khác thì được coi là bình thường bởi bé có sự phản ứng lại với thuốc sau khi tiêm.

Nguyên nhân trẻ bị sốt không ho, không sổ mũi và cách điều trị

  • – Do mặc quá nhiều quần áo: Thân nhiệt của trẻ nhất là trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện nên đôi khi mặc quá ấm cho trẻ cũng khiến thân nhiệt của trẻ tăng cao, những lúc như thế này cần cởi bỏ bớt quần áo và đo nhiệt độ cơ thể trẻ khoảng 1 đến 3 giờ và nếu muốn có thể đo cho bé khoảng 15-20 phút một lần để theo dõi nhiệt độ cơ thể của bé được chuẩn xác
  • – Sốt phát ban: Bé thường sốt cao trong 3-7 ngày, sau đó hết sốt và bắt đầu phát ban khắp người với các ban đỏ nhưng thường là ban chìm.
    – Sốt do viêm màng não: Sốt kèm theo thóp phồng, cổ cứng không cử động được, nhạy cảm với ánh sáng, nôn mửa, li bì.
    – Sốt rét: Nghi ngờ trẻ mắc bênh sốt rét khi trẻ đang sống hoặc có đi đến vùng có nhiều người bị sốt rét trong vòng 6 tháng. Trẻ thường sốt kéo dài, liên tục, có hoặc không kèm lạnh run, đôi khi chỉ ớn lạnh, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ.

Ngoài ra có thể gặp sốt trong những bệnh lý khác nữa.

2. Cách điều trị cho trẻ bị sốt không ho, không sổ mũi

Hiểu được nguyên nhân gây sốt, không ho, không sổ mũi ở trẻ sẽ giúp cho bố mẹ có được cách chữa trị cũng như hạ sốt cho trẻ được nhanh chóng. Ngay khi trẻ sốt bố mẹ cần tìm cách hạ sốt và đồng thời tìm những nguyên nhân có thể dẫn đến việc bé bị sốt. Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân và điều trị triệt để chúng là cách tốt nhất để hạ sốt cho bé.

  • –  Với những nguyên nhân do bệnh nặng khó phát hiện cần đến sự can thiệp của bác sĩ nhi khoa. Và sử dụng các loại thuốc hạ sốt, thuốc điều trị đặc hiệu theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • –  Còn đối với những nguyên nhân thông thường dễ phát hiện như mọc răng, tiêm vacxin,… làm cho bé bị sốt không ho, không sổ mũi. Cha mẹ có thể áp dụng các cách sau để hạ sốt cho trẻ:
  • –  Cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, không có gió lùa, hạn chế nhiều người vây quanh trẻ.
  • –  Nới thoáng quần áo cho trẻ, cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng, không nên đắp nhiều chăn kể cả khi trẻ kêu lạnh vì như vậy sẽ khó thoát nhiệt và trẻ sẽ sốt cao hơn.

>>> Xem thêm: Chăm sóc cho bé bị sốt viêm họng tại nhà 

Nguyên nhân trẻ bị sốt không ho, không sổ mũi và cách điều trị1

  • –  Chườm ấm cho trẻ: Pha nước ấm như nước tắm trong chậu, lấy khăn nhúng nước, vắt nhẹ rồi chườm cho trẻ. Nên chườm, lau chủ yếu ở những vị trí như: Trán, nách, bẹn, lòng bàn tay, lòng bàn chân và không nên chườm bụng vì dễ làm trẻ đau bụng. Cũng có thể để khăn đặt lên trán, vào 2 hõm nách và 2 bẹn và 1 dùng 1 khăn khác lau toàn thân. Khi khăn nguội đi thì nhúng nước ấm rồi chườm lại.Chườm liên tục cho đến khi nhiệt độ giảm. Tuyệt đối không chườm lạnh, một số phụ huynh khi thấy con mình sốt nóng nên chườm lạnh với ý nghĩ để con mau hạ sốt nhưng như vậy hoàn toàn phản tác dụng. Khi chườm lạnh làm các mạch máu co lại và lỗ chân lông cũng co lại làm cho nhiệt không thoát ra ngoài được và trẻ sẽ càng sốt cao. Cần phải chườm ấm để cho lỗ chân lông giãn ra, nhiệt thoát ra ngoài dễ dàng hơn mới hạ sốt được.
  • –  Cung cấp đủ nước cho trẻ vì khi trẻ sốt mồ hôi ra nhiều nên phải bổ sung nước cho trẻ. Có thể dung nước hoa quả, tốt nhất là dung dịch Osezol
  • –  Dùng thuốc hạ sốt: Chỉ dùng thuốc hạ sốt khi chườm ấm không hiệu quả và nhiệt độ từ 38,5 độ trở lên. Có thể dùng paracetamol dạng gói để trẻ dễ uống hơn, nếu trẻ nôn không uống được thì dùng thuốc dạng viên đạn để đặt hậu môn. Chú ý dùng thuốc đúng liều lượng, dùng từ 10 – 15mg/kg cân nặng/lần, nếu sau uống thuốc mà trẻ vẫn không hạ sốt thì cũng phải sau 4-6 giờ mới được uống tiếp. Lạm dụng thuốc hạ sốt sẽ làm trẻ bị ngộ độc thuốc rất nguy hiểm.

Khi trẻ bị sốt không ho, không sổ mũi cha mẹ không nên quá lo lắng vội vã đưa trẻ đến viện ngay mà cần bĩnh tĩnh tìm hiểu những nguyên nhân gây sốt cho trẻ để từ đó có biện pháp điều trị hợp lý. Những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho cha mẹ rất nhiều trong việc chăm con yêu nhà mình.

Theo: DS Thu Giang

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA