Vào những ngày thời tiết thay đổi, nhiệt độ môi trường đột ngột tăng lên hoặc giảm xuống là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể bé, gây nên các bệnh lý về đường hô hấp như: nghẹt mũi, sổ mũi, ho, viêm họng, cảm cúm,… Trong đó nghẹt mũi có thể xem là một tình trạng phổ biến mà hầu như bạn nhỏ nào cũng gặp phải trong thời điểm thời tiết giao mùa. Nghẹt mũi là một bệnh lý tự nhiên và không nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nếu sau 3-4 ngày các triệu chứng nghẹt mũi thuyên giảm và tự khỏi.
Tuy nhiên, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý nếu con gặp phải tình trạng nghẹt mũi một bên luân phiên và kéo dài, lúc này bé có thể đã mắc phải một bệnh lý nghiêm trọng nào đó.
Vậy nguyên do nào gây ra nghẹt một bên mũi luân phiên ở trẻ? Nên xử trí ra sao khi trẻ gặp phải tình trạng trên?
1. Những nguyên do gây ra nghẹt một bên mũi luân phiên ở trẻ
Thế nào là nghẹt một bên mũi luân phiên?
Nghẹt một bên mũi luân phiên là biểu hiện của sự luân phiên xung huyết giữa hai bên lỗ mũi. Lúc này máu sẽ tập trung nhiều ở một bên mũi và tạo nên túi phình, túi phình này chính là nguyên do che lấp đường thở, nếu để ý quan sát mẹ hoàn toàn có thể nhìn thấy túi phình ở sâu trong hốc mũi bé.
Lượng máu tập trung nhiều ở một bên mũi sẽ gia tăng theo chu kỳ luân phiên, thông thường chu kỳ này sẽ diễn ra từ 3-6 giờ đồng hồ trước khi lượng máu được di chuyển sang bên mũi còn lại. Đặc biệt, tình trạng nghẹt một bên mũi luân phiên này sẽ tăng lên khi bé ngủ trong tư thế nằm nghiêng về phía bên mũi đang có lượng máu xung huyết.
Nguyên do chính dẫn tới tình trạng trẻ bị nghẹt một bên mũi luân phiên có thể do cơ thể bé đã mắc phải một số các bệnh lý như:
– Bệnh polyp mũi: Bệnh xảy ra khi trong mũi hình thành và xuất hiện một cục u. Theo thời gian, khối u này lớn lên bít kín niêm mạc mũi, hốc mũi dẫn tới việc lưu thông khí bị tắc nghẽn, gây ra tình trạng khó thở và nghẹt một bên mũi luân phiên.
– Bệnh viêm xoang: Viêm xoang xảy ra khi vùng xoang, tức các hốc rỗng nằm bên trong khối xương sọ mặt bị bịt kín bởi các dịch nhầy, gây nên tình trạng viêm.
– Bệnh viêm mũi dị ứng: Là hiện tượng niêm mạc mũi bị tổn thương khi bé hít phải các tạp chất gây hại như: khói, bụi, lông tơ nhỏ… Khi đó niêm mạc mũi sẽ bị viêm và sưng tấy lên, dẫn đến trẻ bị nghẹt một bên mũi luân phiên.
Bệnh viêm mũi mãn tính: Bệnh hình thành do tình trạng viêm nhiễm ở vùng niêm mạc khoang mũi và lớp niêm mạc bên dưới. Lúc này chức năng tự chủ của mũi bị rối loạn, tuyến giáp bị kích thích hoạt động mạnh hơn bình thường do sự xâm nhập của các tế bào plasma, lympho vào các tuyến mô và mạch máu xung quanh. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt một bên mũi luân phiên ở trẻ.
>>> Có thể bạn quan tâm: Nên sử dụng thuốc trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh như thế nào hiệu quả?
2. Cách điều trị cho trẻ khi bị nghẹt một bên mũi luân phiên
Để cải thiện tình trạng nghẹt một bên mũi luân phiên cho con, bố mẹ có thể tham khảo một số những biện pháp dưới đây:
– Kê cao gối cho bé khi ngủ: Kê cao gối giúp đầu bé được nâng lên, đồng thời phần mũi cũng ở trong trạng thái thoải mái, dễ chịu hơn, điều này sẽ giúp bé thở dễ dàng hơn và có được giấc ngủ sâu giấc.
– Tăng cường lượng nước cho bé: Khi bị nghẹt một bên mũi luân phiên, việc cung cấp đủ lượng nước cho bé là yếu tố quan trọng giúp duy trì lượng nước trong cơ thể, tăng cường quá trình bài tiết và loại bỏ các tạp chất có hại ra ngoài. Mẹ có thể cho con uống nước ấm hoặc nước khoáng bình thường, nếu bé đang trong thời gian uống sữa mẹ thì tăng cường cho con bú.
– Thường xuyên mát xa mũi cho bé: Mát xa mũi góp phần làm cho huyệt xung quanh vùng mũi được thư giãn, lưu thông, giúp làm tan các đờm nhớt bít kín trong khoang mũi bé, làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi một cách nhanh chóng. Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ chỉ cần dùng hai ngón tay trỏ của mình đặt lên hai bên cánh mũi bé và vuốt nhẹ nhàng theo chiều từ trên xuống.
– Vệ sinh vùng mũi hằng ngày: Để ngăn ngừa và tiêu diệt các loại vi khuẩn cư ngụ bên trong vùng mũi của trẻ, mẹ hãy vệ sinh mũi cho bé hằng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc sử dụng thuốc xịt mũi dành cho trẻ em. Với nước muối sinh lý, mẹ nên dùng bông sạch, thấm ẩm với nước muối và cẩn thận vệ sinh mũi cho con. Đây là việc làm cần thiết nhằm nhanh chóng làm sạch và thông thoáng đường thở của bé.
– Giữ vệ sinh phòng ngủ của bé: Thường xuyên lau chùi, quét dọn phòng ngủ của bé nhằm tạo ra không gian thông thoáng khi bé ngủ, đồng thời duy trì nhiệt độ phòng phù hợp với sức khoẻ của bé để tránh tình trạng nghẹt mũi của bé trở nặng hơn.
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng: Mẹ hãy lưu tâm tới việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho con, nhất là các thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin. Điều này không chỉ giúp con duy trì sức khỏe ổn định mà còn góp phần tăng sức đề kháng cho cơ thể, góp phần tích cực trong việc điều trị tình trạng nghẹt một bên mũi luân phiên ở trẻ.
Ngoài các biện pháp trên, mẹ có thể cho con dùng thêm Siro Ho Cảm thảo dược để bé cảm thấy dễ chịu hơn khi thở, nhanh chóng dứt tình trạng khụt khịt, tịt mũi nhé.
Với cách điều trị khi bé bị nghẹt mũi một bên luân phiên trên đây, hy vọng mẹ sẽ sớm điều trị được bệnh cho con. Chúc bạn thành công, bé mau khỏi bệnh, mau ăn chóng lớn nhé!
DS Vân Anh