Khi ho không phải là triệu chứng của các bệnh mà là phản xạ tự nhiên của cơ thể, thì lúc nào cũng vậy, các phương pháp dân gian luôn được đề cao hơn các liều thuốc kháng sinh. Điều này đặc biệt đúng khi áp dụng với trẻ nhỏ.
Đối với các bạn nhỏ, phần vòm họng và phế quản con người vốn có các loại vi khuẩn, vi-rút sinh sống sẵn, tuy nhiên chúng không có tác động xấu tới cơ thể con người. Chúng chỉ là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như ho các loại, hắt xì,… khi gặp phải một số tác nhân từ môi trường bên ngoài như sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, bụi bẩn, môi trường ô nhiễm,… Lúc này ho chỉ là một phản ứng của cơ thể để tiết ra thêm các chất nhầy, đẩy các dị vật trong vòm họng ra ngoài chứ không phải là bệnh. Chúng sẽ kết thúc sau khoảng 5-7 ngày. Cơ thể các em bé lúc này nếu tiếp xúc với kháng sinh trong các loại thuốc có thể sinh ra các tác dụng phụ không đáng có và thậm chí có thể khiến tình trạng này nghiêm trọng hơn.
Các phương pháp dân gian đã được lưu truyền lâu đời vừa hiệu quả lại an toàn, phù hợp hơn trong các trường hợp này. Cụ thể ở bài viết này, chuyên gia Ích Nhi.vn sẽ cùng nhà mình tìm hiểu công dụng và cách sử dụng dầu tỏi để trị ho cho bé.
Đặc trưng của tinh dầu tỏi
Tỏi là một cây thuộc họ hành – vốn đã không còn xa lạ gì với người dân Việt Nam. Mùi hương nồng đặc trưng của tỏi không chỉ là một loại gia vị tự nhiên hoàn hảo giúp dậy thơm cho các món ăn Việt Nam, mà còn là một phương thức chữa ho được sử dụng lâu đời. Y học hiện đại đã chứng minh được rằng, ajoen và allicin là các chất kháng sinh tự nhiên tìm được trong tỏi có khả năng, kháng khuẩn và chống viêm cực tốt. Allicin trong tỏi có thể làm thông thoáng và sạch vòm họng trẻ bằng mùi hương cay nồng đặt trưng vốn có, chúng sẽ kích thích đường hô hấp, làm loãng đờm hiệu quả. Bên cạnh đó tỏi cũng có thể góp phần nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể người, chống lại các tác nhân có thể gây cảm cúm, nhiễm lạnh,…
Cách lấy tinh dầu tỏi phổ biến nhất là chưng cất trực tiếp tỏi tươi, hoặc hấp cách thủy tỏi giã nhuyễn. Tinh dầu tỏi nguyên chất sẽ có màu vàng, giữ được gần như nguyên vẹn vị cay cay của tép tỏi khi ăn tươi.
>>> Mời bạn xem thêm: Trẻ sơ sinh bị ho nên làm gì? nguyên nhân &phác đồ điều trị
Cụ thể cách tự làm dầu tỏi trị ho cho trẻ ngay tại nhà
Bước 1: Chuẩn bị tỏi tươi.
Nên chọn những củ lành lặn, không có tép hỏng, ôi, thiu. (Nếu có điều kiện bạn nên lựa chọn củ tỏi 1 tép của Lý Sơn, là loại tỏi quý hiếm đắt đỏ có công dụng chữa bệnh rất tốt).
Bước 2: Loại bỏ vỏ.
– Để tỏi có thể phát huy tối đa tác dụng của chúng thì nên bóc vỏ tỏi ngay trước khi thực hành làm dầu tỏi. Tránh tình trạng sử dụng tỏi đã bóc sẵn từ lâu.
– Nhiều người có cách bóc vỏ tỏi là cho tỏi vào nước nóng và chờ vỏ tự tách ra, tuy nhiên nếu làm dầu tỏi thì không nên làm theo cách này mà hãy dùng dao, cắt vỏ theo cách thông thường bởi ngâm trong nước sẽ có thể khiến tỏi bị nhiễm khuẩn.
– Cách đập tỏi để bỏ vỏ cũng không nên, vì dập tỏi nát trước khi chế biến sẽ phần nào làm giảm lượng các kháng sinh tự nhiên có trong chúng.
Bước 3: Đun nóng tỏi trong chảo nóng
Cho toàn bộ số tỏi đã chuẩn bị vào chảo cùng với khoảng 400ml dầu ăn nóng (linh hoạt lượng dầu với số lượng tỏi bạn chuẩn bị, tùy theo mục đích sử dụng) và đun sôi ở mức vừa, tránh để nhiệt độ quá cao. Đảo đều tay cho đến khi tỏi chín vàng, dậy mùi.
Bước 4: Để tỏi thấm dần tinh chất của chúng trong dầu
Sau khi tỏi đã ngả vàng thì tắt bếp. Giữ nguyên chảo trên bếp khoảng 20-30 phút để tinh chất của tỏi có thể thấm vào dầu ăn. Tuy nhiên nên để tối đa khoảng thời gian 30 phút để dầu tỏi có tác dụng tốt hơn.
Bước 5: Chắt lấy dầu tỏi
– Loại bỏ những phần cặn và bã tỏi trong chảo. Có thể sử dụng lưới lọc để chắt lọc lấy phần dầu tỏi và để vào lọ thủy tinh, có nắp đậy kín.
– Bảo quản lọ dầu tỏi ở nơi thoáng mát trong nhà, tránh tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Cách sử dụng dầu tỏi trị ho cho trẻ ngay tại nhà
Chuẩn bị một cốc nước ấm. Do hương thơm và mùi vị của tỏi có thể hơi khó ngửi/ khó uống với một số bé, mỗi lần sử dụng bố mẹ chỉ cần cho 1-2 dầu tỏi đã chuẩn bị vào nước, trộn đều và uống trực tiếp mỗi ngày một lần. Có thể uống sau mỗi bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ, bởi lẽ không chỉ chữa ho mà tỏi còn tốt cho cả hệ tiêu hóa.
Khi uống nên uống từ từ từng ngụm nhỏ để dầu tỏi có thời gian thấm vào niêm mạc vòm họng, cải thiện tình trạng sưng, viêm họng, ho có đờm, ho khan,… gây ra bởi các tác nhân gây hại đến đường hô hấp của trẻ.
Tránh tuyệt đối việc sử dụng dầu tỏi khi đang đói, dạ dày rỗng bởi tính nóng của tỏi có thể gây tiêu chảy, hoặc có tác dụng không tốt với các bé bị bệnh liên quan đến dạ dày.
Theo: DS. Hương Giang