Mách bạn cách trị ho khan cho bà bầu an toàn hiệu quả

Ho khan không phải là hiện tượng ho hiếm gặp, tuy nhiên nếu như người mắc là phụ nữ mang thai thì tuyệt đối không nên chủ quan bởi đó có thể là triệu chứng của một số bệnh khác, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi và của bà bầu.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị ho khan

Ho khan nguy hiểm đối với cơ thể mẹ bầu hơn các triệu chứng ho khác bởi việc không ra chất nhầy hay đờm trong cổ họng dễ dàng khiến mẹ bầu đau rát họng, mất sức. Đặc biệt với cơ thể vốn đã mất đi sức đề kháng thường khi mang thai, mẹ bầu ho khan dễ có khả năng nhiễm các bệnh khác hơn nữa.

Ho khan thường là triệu chứng của các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, hen suyễn hay trào ngược dạ dày, viêm mũi dị ứng, viêm thanh quản,… Đặc biệt với phụ nữ đang mang thai thì nguyên nhân có thể chỉ đơn giản là sự thay đổi môi trường:

Mách bạn cách trị ho khan cho bà bầu an toàn hiệu quả

– Thay đổi thời tiết đột ngột, đặc biệt là vào những thời điểm giao mùa hoặc sự thay đổi nhiệt độ gay gắt vào mùa hè.

– Khói bụi ô nhiễm hoặc khói thuốc lá.

– Các dị vật gây kích thích khác dẫn đến hiện tượng dị ứng như phấn hoa; lông động vật;…

– Bầu không khí lạnh, khô, bí bách.

Tác hại của ho khan nếu mẹ bầu không được chữa trị đúng cách và kịp thời.

Cách tác hại của ho khan thường thấy có thể kể đến như:

– Đau rát họng, sưng và ngứa ngáy vùng họng.

– Đau tức ngực, khó thở.

– Chóng mặt, đau đầu.

– Ho vào ban đêm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ của người bệnh.

– Ho nhiều lần và dai dẳng trong ngày khiến các mẹ bầu đi tiểu không tự chủ, tiểu nhiều lần.

Các triệu chứng trên kết hợp lại gây ra tác động tiêu cực không hề nhỏ tới cơ thể phụ nữ đang mang thai.

Cơ thể mất sức do ho kéo dài và ngủ không đủ giấc khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn, làm mất cân bằng dinh dưỡng của cả cơ thể mẹ và thai nhi. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

Ho khan, ho mạnh kéo dài ngày có thể tác động tới tử cung. Trong trường hợp này có thể gây ra động thai hoặc sinh non với những mẹ bầu mang thai những tháng cuối.

Một số cách trị ho khan cho bà bầu an toàn hiệu quả tại nhà

Khi đang mang thai thì việc sử dụng thuốc và các chất kháng sinh tùy tiện là vô cùng nguy hiểm, hơn nữa do nguyên nhân gây bệnh đa phần xuất phát từ môi trường bên ngoài tác động đến hệ miễn dịch kém của mẹ bầu nên các phương pháp dân gian lúc này nên được ưu tiên áp dụng hơn.

Một số phương thuốc giảm ho bà bầu hữu hiệu có thể kể đến như lá húng chanh; lá diếp cá; quả kha tử; lá hẹ;… vừa dễ thực hiện vừa an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và thai nhi. 

Trị ho bằng lá hẹ

Lá hẹ hay được dùng để chườm ngực giảm ho cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên nó cũng có công dụng hiệu quả trong việc giảm ho cho cả phụ nữ mang thai.

Trị ho bằng lá hẹ

– Sử dụng lá hẹ tươi và vệ sinh thật kĩ bằng cách ngâm lá hẹ trong dung dịch nước muối loãng khoảng 10-15 phút.

– Cắt hẹ ra làm từng khúc nhỏ, cho vào bát con và đem hấp cách thủy khoảng 30 phút.

Trước khi đem hấp cách thủy nhà mình có thể kết hợp lá hẹ cùng với đường phèn hoặc mật ong để thêm dễ uống.

Ngoài ra có thể kết hợp chanh và nghệ cùng lá hẹ để tăng thêm hiệu quả trị ho và giải cảm nếu các mẹ bầu nếu cần, chỉ cần lưu ý hãy cắt lát chanh và giã nhỏ nghệ ra trước khi cho vào bát cùng lá hẹ.

– Chắt lấy nước và uống sau mỗi bữa ăn. Nên uống sau khi ăn khoảng 30 phút – 1 tiếng sau khi cơ thể đã tạm hoàn thành xong quá trị tiếp thu và trao đổi chất.

>>> Mời bạn xem thêm: Tiết lộ cách chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ hiệu quả

Trị ho bằng quả kha tử

Quả kha tử từ lâu đã được nghiên cứu và chứng minh công dụng trị ho, kháng khuẩn tuyệt vời của nó trong cả y học cổ xưa và khoa học hiện đại. Cách sử dụng quả kha tử vô cùng đơn giản và phù hợp cho phụ nữ mang thai.

Trị ho bà bầu bằng quả kha tử

– Có thể sử dụng trực tiếp bằng cách ngậm quả kha tử, cả phần cùi vỏ và phần thịt bên trong đều có tác dụng giảm ho, chỉ có điều cần lưu ý nếu ngậm phần cùi vỏ bên ngoài thì nên đun sôi quả kha tử trước để làm mềm phần vỏ, tránh việc tiếp xúc với phần sắc cứng của vỏ vào khoang miệng và niêm mạc.

– Khi ngậm quả kha tử cần ngậm thật lâu để dịch tiết từ quả có thời gian chảy và thấm vào niêm mạc vòm họng, từ đó mới phát huy được hết tác dụng giải ho của chúng.

– Chỉ nên ngậm quả kha tử 2-3 lần/ ngày. 

Trị ho bằng rau tần dày lá/ lá húng chanh

– Sơ chế tương tự như cách làm với lá hẹ đã được nhắc đến bên trên.

– Sơ chế lá cam thảo bằng cách rửa sạch. Bên cạnh đó chuẩn bị gừng bằng cách loại bỏ vỏ, thái sợi.

– Cho rau tần dày lá, cam thảo và gừng vào nước, nấu sôi nhỏ lửa.

– Sau khi tắt bếp đổ nước ra ấm, chờ hãm khoảng 5 phút.

– Uống trực tiếp. Nên uống từng ngụm nhỏ để dung dịch làm ấm cổ họng, làm dịu các cơn ho khan kéo dài và giảm triệu chứng đau rát họng.

Trị ho bà bầu bằng rau tần dày lá/ lá húng chanh

>>> Mời bạn xem thêm: Tần dày lá trị ho cho bé, bài thuốc dân gian hiệu quả ít ai biết

Trên đây là những cách trị ho khan cho bầu bầu các bài thuốc dân gian kết hợp với những nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên đảm bảo an toàn tuyệt đối, không làm ảnh hưởng đến bé yêu. Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ bầu nhanh chóng khỏi bệnh. Chúc bạn thành công.

DS Vân Anh

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA