Bé nhà bạn bị ho nôn trớ nhiều, có thể đây là dấu hiệu của bệnh viêm họng . Hằng năm số trẻ dưới 2 tuổi bị ho nôn trớ rất nhiều. Cha mẹ cần tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng trẻ bị ho nôn trớ nhiều để có cách xử trí kịp thời nhé ! Hãy tham khảo bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân làm cho trẻ bị ho nôn trớ nhiều
Trước khi đưa ra những cách xử trí cũng như phòng tránh, chúng ta cùng tìm hiểu triệu chứng ho và nôn trớ nhiều dẫn tới bệnh viêm họng là gì và nguyên nhân từ đâu .
Viêm họng là một bệnh lý do virus gây nhiễm trùng đường hô hấp của trẻ và thường xuất hiện nhiều vào khoảng thời gian giao mùa, nhất là từ mùa hè sang thu. Hầu hết trẻ sơ sinh khi mắc bệnh viêm họng đều xuất hiện triệu chứng bị ho nôn trớ nhiều trong nhiều ngày .
Sở dĩ trẻ sơ sinh rất dễ mắc phải những triệu chứng ho nôn trớ nhiều cũng như bệnh viêm họng là do sức đề kháng của trẻ còn yếu ớt, chưa đủ miễn dịch để chống lại các loại virus gây bệnh về đường hô hấp .
Không những vậy, việc không may trẻ ăn phải những thức ăn lạnh hay nằm điều hòa nhiệt độ quá thấp cũng có thể là nguyên nhân trẻ bị ho nôn trớ nhiều .
Nguyên nhân của triệu chứng này còn xuất phát từ chính môi trường quanh trẻ. Trẻ sơ sinh hít phải khói thuốc lá, khói bụi môi trường hay hơi than củi cũng làm trẻ bị ho. Khi chúng xuất hiện triệu chứng ho, cha mẹ thường có tâm lý lo lắng, ép trẻ ăn nhiều hơn với hi vọng trẻ ăn tốt sẽ mau khỏe lại . Điều này là hoàn toàn không đúng, khi trẻ bị ho, cổ họng trẻ đau rát, việc phải nuốt các loại thức ăn sẽ rất khó chịu, cảm giác khô cứng và xuất hiện hiện tượng nôn trớ ra.
Có một nguyên nhân khác mà bố mẹ thường không để ý đó là cổ họng của trẻ có đờm khiến bé bị ngứa cổ, bú sữa và nuốt thức ăn không thoải mái làm trẻ sơ sinh bị ho nôn trớ nhiều, cha mẹ cần có cách xử lý kịp thời để trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
Như vậy, việc trẻ em bị ho xuất hiện đồng thời của bệnh viêm họng, cha mẹ cần hết sức lưu ý để điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như đến các cơ sở uy tín để thăm khám, kê đơn .
2. Làm gì khi trẻ bị ho nôn trớ nhiều ?
Ban đầu, cha mẹ sẽ thấy trẻ có dấu hiệu sổ mũi ,nghẹn mũi tiếp đó sẽ ho không có đờm , ho kéo dài liên tục có khi trẻ ho thành cơn dài, chảy nước mắt khó chịu và bé bắt đầu có hiện tượng nôn trớ, dù ăn bất cứ loại thức ăn gì. Cha mẹ phải thật bình tĩnh và bắt đầu xử lý tình huống này :
- – Trước hết, cha mẹ hãy giảm sổ mũi, nghẹn mũi cho trẻ. Đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh, nếu xử trí kịp sẽ loại bỏ các triệu chứng tiếp theo .Bạn có thể nhỏ 2 đến 3 giọt nước muối sinh lý hoặc nước biển sâu dạng xịt để trẻ dễ thở hơn, bớt cảm giác khó chịu.
- – Khi thấy trẻ có dầu hiệu ho và nôn trớ nhiều, cha mẹ hãy bổ sung ngay một lượng nước lớn để bù đắp cho lượng nước mà suốt cả ngày trẻ đã nôn trớ ra. Trẻ bị nôn trớ nhiều sẽ mệt lả đi, không tha thiết ăn uống gì. Việc bù nước là việc làm cần thiết đầu tiên cho trẻ . Có thể việc bù nước khó khăn, trẻ sẽ tiếp tục trớ ra nhưng cha mẹ cần kiên trì, cho trẻ uống từng thìa nước nhỏ. Nếu cần thiết, cha mẹ có thể mua dung dịch oresol (ORS – có bán sẵn ở các hiệu thuốc tây) . Bạn cũng có thể kết hợp sử dụng 50ml ORS và 50ml nước lọc để bù đủ lượng nước bị mất cho trẻ.
- – Cho trẻ uống nước trái cây loãng cũng là một cách bù nước hiệu quả đồng thời cung cấp một lượng vitamin nhất định giúp trẻ hồi lại sau khi bị nôn trớ nhiều .
- – Với trẻ còn đang bú mẹ, bạn hãy giảm lượng sữa mỗi lần bú mà cho trẻ bú thành nhiều lần . Còn đối với trẻ bú bình, cha mẹ hãy nhớ nghiêng bình sữa 45 độ để sữa tới cổ bình, từ từ trẻ bú được, tránh bị sặc khiến trẻ bị ho nôn trớ nhiều .
- – Bạn cũng nên thay đổi thực đơn cho trẻ bằng các loại cháo loãng và cho trẻ ăn ít một để trẻ dễ ăn hơn.
- – Cha mẹ có thể cần tới thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ nếu hiện tượng này xuất hiện quá nhiều .
Ngoài các lưu ý trong sinh hoạt, dinh dưỡng trên, bạn cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian khi mắc bệnh viêm họng khiến trẻ bị ho cảm . Đây là những bài thuốc điều trị ho cho bé rất hiệu quả :
– Lá húng chanh : Đây là một loại cây dễ kiếm, có chứa nhiều tinh dầu cavaron , hỗ trợ điều trị các chứng nôn trớ. Bạn chỉ cần giã nhỏ lá, ngâm cùng với 10ml nước nóng cho ngấm rồi cho trẻ sử dụng từng ngụm nhỏ.
– Nước gừng tươi đun sôi : Bạn để nguội bớt rồi cho trẻ vào ngâm 5 phút ngập đến cổ trẻ. Cách này sẽ giúp ấm toàn thân và phổi của bé, giúp trẻ bị ho nôn trớ nhiều giảm hẳn.
Đặc biệt, nếu các phương cách điều trị tại nhà cho trẻ 3-4 ngày mà bệnh không thuyên giảm, bạn nên cho trẻ tới các phòng khám uy tín để được bác sĩ thăm khám kĩ lưỡng, tránh những biến chứng sang phổi .
>>> Mời bạn xem thêm: Làm gì khi trẻ bị ho và nôn về đêm? Kinh nghiêm ít ai biết
Hi vọng với các kinh nghiệm trên đây phần nào đã giúp cha mẹ biết cách nhận biết, điều trị tại nhà khi bệnh viêm họng khiến trẻ bị ho nôn trớ nhiều. Chúc các bé luôn khỏe mạnh.
DS.Hương Giang