Kinh nghiệm giúp con khỏi khò khè trong 30 ngày của mẹ Bắc Ninh

Nhiều mẹ lo lắng, bối rối không biết xử trí thế nào khi bé sơ sinh nghẹt mũi, khò khè. Trong bài viết dưới đây, mẹ Hoàng Tiểu My, 30 tuổi, Chung cư Cát Tường Eco, khu Khả Lễ, phường Võ Cường, Bắc Ninh chia sẻ cách chọn sản phẩm giúp con hết bệnh.  

Nỗi lo của mẹ khi thấy con khò khè từ lúc chào đời

Mới có một bé, chưa nhiều kinh nghiệm nên khi chăm con, tôi còn vụng về lắm. Bé chào đời theo phương pháp sinh mổ. Con đủ tháng đủ ngày nên cũng cứng cáp, khỏe mạnh. Bạn ấy ngủ và bú đều ngoan, ít quấy mẹ. Tuy nhiên, tôi thấy bé cả lúc thức lẫn khi ngủ đều thỉnh thoảng lại khụt khịt, khò khè sao đó. Hằng ngày rơ miệng cho con, tôi thấy có chút dịch nhầy như đờm bên trong. Dù con không ho, không chảy nước mũi, tôi vẫn thấy lo lo.

Tới khi 4 tháng tuổi, tình trạng khò khè, khụt khịt của con vẫn không dứt. Hồi đó đúng dịp dịch Covid bùng phát, tôi lo bé bị lây bệnh nên không dám đưa đi khám. Sốt ruột, lo lắng, tôi tìm hiểu các tài liệu, đồng thời gọi điện tư vấn bác sĩ. Bác sĩ khẳng định rằng đó là biểu hiện sinh lý bình thường của các bé sinh mổ, bảo mẹ cứ yên tâm. Bác cũng nói, để con giảm các triệu chứng khó chịu thì có thể cho bé dùng Siro từ thảo dược với các thành phần húng chanh (tần dày lá), quất (tắc), cát cánh, gừng… có tác dụng có tác dụng giải cảm, tiêu đờm, nhưng cần chọn loại đảm bảo, có chứng nhận an toàn cho trẻ sơ sinh. 

Con tôi bắt đầu sử dụng Siro ho cảm thảo dược lúc 4 tháng tuổi. Thời điểm đó mùa nóng, bé nằm điều hòa cả ngày, tình trạng khò khè khụt khịt tăng lên. Mỗi lần cho con uống, mẹ thường pha thêm xíu nước để bé dễ nuốt hơn. Tôi cho uống hết khoảng 10 ngày thì bé đỡ khò khè. Tôi kiên trì cho con uống tiếp hết trong vòng một tháng thì bé khỏi hẳn.

Bé con nhà tôi giờ gần 6 tháng tuổi. Trộm vía con khỏe mạnh và không có chút khụt khịt nào nữa. 

Ý kiến của chuyên gia

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Anh Xuân, trưởng khoa Nhi, Bệnh viện hữu nghị Việt Nam – Cu Ba (Hà Nội) cho biết, rất nhiều mẹ hay nhầm tiếng khụt khịt với tiếng khò khè ở trẻ, nhất là với các bé sơ sinh.

Khụt khịt thường gặp ở các bé sơ sinh, thường là âm thanh phát ra từ mũi, đường hô hấp trên. Lỗ mũi các bé ngắn, dễ bị tắc, nhất là khi thời tiết lạnh và khô hay bé nằm trong phòng điều hòa. Chỉ cần mẹ nhỏ vài giọt nước muối sinh lý ấm cho con rồi hút nhẹ nhàng dịch mũi sẽ thấy con dễ chịu ngay và không còn khụt khịt nữa. Bên cạnh đó, mẹ có thể thay đổi tư thế cho con, chỉnh lại tư thế nằm cho cổ thẳng, đầu cao lên một chút để con dễ thở.

Tuy nhiên, tiếng khò khè ở đường hô hấp dưới thì thường liên tục và sẽ không khỏi khi mẹ áp dụng các cách trên. Một số mẹ tinh ý khi sờ lưng con còn cảm nhận sự rung rung lên. Do thành ngực của trẻ rất mỏng, nhất là các bé dưới 3 tuổi, nên nếu mẹ dùng tai hoặc bàn tay áp vào ngực con thì có thể cảm nhận được tiếng thở, tiếng khò khè của bé. Kèm theo đó, nếu em bé sốt lên, thở nhanh hơn bình thường, co lõm hõm ức hay cơ liên sườn rõ thì phụ huynh phải đưa con đi khám ngay. 

 Theo bác sĩ Xuân, phân biệt được sự khác biệt giữa hiện tượng khò khè hay khụt khịt ở bé sẽ giúp mẹ biết rõ có thể tự xử trí cho con tại nhà hay cần đưa đi khám ngay. Trong trường hợp trẻ chỉ khụt khịt ở đường hô hấp trên, vẫn ăn, ngủ, chơi bình thường, mẹ chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý cho con, đồng thời cho bé sử dụng Siro ho cảm thảo dược từ Quất, húng chanh, gừng… 

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA